Mùa đông núi lửa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mùa đông núi lửa là sự giảm nhiệt độ toàn cầu gây ra bởi tro núi lửa và những giọt axit sulfuric làm che khuất ánh nắng mặt trời và tăng cao độ phản xạ của trái đất (tăng sự phản chiếu của bức xạ mặt trời), diễn ra sau một vụ phun trào núi lửa lớn.

Hiệu ứng làm mát dài hạn chủ yếu phụ thuộc vào lượng hợp chất lưu huỳnh ở dạng aerosol đưa vào tầng cao của khí quyển tức tầng bình lưu. Khi đó lượng nhiệt từ mặt trời đưa tới tầng khí quyển thấp giảm, các hoạt động đối lưu thay đổi, ít mưa xảy ra, làm cho cần một thời gian dài để rửa các hạt ngưng tụ ra khỏi khu vực. Aerosol tầng bình lưu mát bề mặt và tầng đối lưu bằng cách phản chiếu bức xạ mặt trời, làm ấm tầng bình lưu bằng cách hấp thụ bức xạ mặt đất, và khi kết hợp với clo trong tầng bình lưu sẽ phá hủy tầng ôzôn là tác nhân vốn tác động làm ấm lên phần tầng bình lưu thấp hơn. Sự thay đổi ấm và làm mát không khí dẫn đến thay đổi trong lưu thông ở tầng đối lưutầng bình lưu.[1]

Núi Pinatubo trước phun trào, 1991.

Ví dụ trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Những tác động của các vụ phun trào núi lửa gây ra mùa đông gần đây thì có quy mô khiêm tốn, nhưng có ý nghĩa trong lịch sử.

Gần đây nhất là năm 1991 núi Pinatubo, một núi lửa dạng tầngPhilippines, bùng nổ và làm giảm nhiệt độ toàn cầu trong khoảng 2-3 năm [2].

Năm 1883, vụ nổ của núi lửa Krakatoa (Krakatau) gây ra tình trạng giống như mùa đông núi lửa. Sự lạnh bất thường kéo dài 4 năm sau vụ nổ, và mùa đông năm 1887-1888 xảy ra những trận bão tuyết mạnh [3]. Tuyết rơi kỷ lục đã được ghi nhận trên toàn thế giới.

Năm 1815 phun trào của núi Tambora, một núi lửa dạng tầngIndonesia, gây ra sương giá giữa mùa hè ở tiểu bang New York, và tuyết rơi tháng Sáu tại New England, Newfoundland và Labrador, dẫn đến năm 1816 được biết đến là "Năm không có mùa hè" [4].

Một bài báo của Benjamin Franklin năm 1783[5] quy nguyên nhân gây ra mùa hè mát mẻ bất thường năm đó cho bụi từ núi lửa Laki Iceland, đã phun lượng rất lớn dioxide lưu huỳnh. Nó dẫn đến cái chết của nhiều gia súc ở Iceland và kế tiếp là nạn đói thảm khốc giết chết một phần tư dân số Iceland. Nhiệt độ Bắc bán cầu đã giảm khoảng 1 °C trong năm sau vụ phun trào Laki.

Năm 1600, núi HuaynaputinaPeru phun trào. Các nghiên cứu vòng cây cho thấy nó đã làm năm 1601 lạnh hơn. Năm 1600-1602 tại trung và đông Âu có mùa đông cực lạnh. Nước Nga có nạn đói tồi tệ nhất trong 1601-1603. Năm 1601 tại Pháp, Đức và Peru thì mất mùa nho, sản xuất rượu vang sụp đổ. Các cây đào nở muộn ở Trung Quốc, và hồ SuwaNhật Bản thì đóng băng sớm [6].

Những thay đổi khí hậu trước thế kỷ 15 thì chưa được làm rõ hoàn toàn, các vụ phun trào núi lửa được đề xuất như là nguyên nhân có thể [7].

Vào năm 1452 hoặc 1453, vụ phun trào núi lửa ngầm KuwaeVanuatu gây ra thay đổi khí hậu năm 1453 trên toàn thế giới.

Nạn đói lớn châu Âu 1315-17 (Great Famine of 1315–17) có thể liên quan đến sự kiện núi lửa[8], có thể là núi TaraweraNew Zealand, phun trào kéo dài khoảng năm năm [9].

Các sự kiện thời tiết khắc nghiệt năm 535-536 có nhiều khả năng liên quan đến vụ phun trào núi lửa. Những lời giải thích mới nhất đưa ra giả thuyết là "phun trào Tierra Blanca Joven" (TBJ) của núi lửa Ilopango ở vùng trung El Salvador [10]. Ý kiến khác thì cho rằng do phun trào của núi KrakatauIndonesia, hoặc của núi TavurvurPapua New Guinea.

Một giả thuyết mùa đông núi lửa xảy ra vào thời kỳ khoảng 73-71 Ka BP sau vụ siêu phun trào Toba trên đảo SumatraIndonesia (theo kết quả định tuổi bằng đồng vị phóng xạ 40Ar/39Ar của Michael Storey et al. thì thời gian xảy ra sự kiện phun trào là 73,88 ± 0,32 Ka BP [11]). Trong 6 năm kế tiếp lượng điôxit lưu huỳnh phun ra lắng xuống, dẫn đến trong 1.000 năm sau đó rừng trong khu vực Đông Nam Á bị tàn phá đáng kể và làm nhiệt độ toàn cầu giảm 1 °C [12]. Một số nhà khoa học còn đưa ra giả thuyết là phun trào đã gây ra ngay lập tức khí hậu băng giá, làm tăng tốc thời kỳ băng hà lục địa đang diễn ra, gây ra suy giảm lớn dân số nhiều loài động vật và con người. Những người khác phản đối thì cho rằng ảnh hưởng vụ phun trào đến khí hậu đã quá yếu để ảnh hưởng đến quần thể người cổ xưa với mức độ như nêu ra [12], và điều này dường như được ủng hộ từ những bằng chứng mới thu được ở trầm tích hồ Malawi năm 2013 [13][14]

Tác động đến sự sống[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một số nhà nghiên cứu thì mùa đông núi lửa là nguyên nhân của cổ chai dân số, sự kiện giảm mạnh về số lượng cá thể của các loài nào đó.

Sự che khuất ánh nắng mặt trời và giảm nhiệt độ ở vùng mặt đất/mặt nước trước hết và tất yếu tác động đến thực vật, làm giảm quang hợp và sự phát triển của chúng. Nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật suy giảm, dẫn đến một phần động vật bị chết đói.

Ngay tiếp sau đó là một khoảng thời gian phân tán di truyền lớn (sự khác biệt di truyền) trong số cá thể sống sót. Sự kiện như vậy có thể làm giảm các quần thể đến "mức đủ thấp để sự tiến hóa thay đổi, mà nó thường xảy ra nhanh hơn nhiều trong các quần thể nhỏ, để tạo sự khác biệt quần thể nhanh chóng" [15].

Với nút cổ chai liên quan đến siêu phun trào Toba, sự thu hẹp bộ gen quan sát thấy ở nhiều loài, trong đó loài người chỉ còn chừng từ 15.000 đến 40.000 cá thể, hoặc thậm còn chí ít hơn [15]. Một số bằng chứng thu được cũng cho thấy cổ chai di truyền xảy ra ở các loài thú sau vụ phun trào Toba. Đó là quần thể tinh tinh Đông Phi (chimpanzee) [16], đười ươi Borneo (orangutan) [17], khỉ Rhesus trung Ấn Độ (Macaca mulatta) [18], báo cheetah, hổ [19], và sự phân dị các gen hạt nhân của khỉ đột ở đồng bằng phía đông với phía tây châu Phi [20]. Những loài thú này đã phục hồi từ những con số cá thể rất thấp vào hồi 70-55 Ka BP.

Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Robock, Alan (2000). "Volcanic eruptions and climate". Reviews of geophysics 38 (2): 191-219. doi:10.1029/1998RG000054
  2. ^ Brohan, P., J.J. Kennedy, I. Haris, S.F.B. Tett and P.D. Jones (2006). “Uncertainty estimates in regional and global observed temperature changes: a new dataset from 1850”. J. Geophysical Research. 111: D12106. Bibcode:2006JGRD..11112106B. doi:10.1029/2005JD006548.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ University of Minnesota. “With a Bang: Not a Whimper” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Stothers, Richard B. (1984). “The Great Tambora Eruption in 1815 and Its Aftermath”. Science. 224 (4654): 1191–1198. Bibcode:1984Sci...224.1191S. doi:10.1126/science.224.4654.1191. PMID 17819476.
  5. ^ NASA - Dr. James Hansen (tháng 1 năm 1997). “Pinatubo Climate Investigation”. NASA Goddard Institute for Space Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ University of California - Davis (ngày 25 tháng 4 năm 2008). “Volcanic Eruption Of 1600 Caused Global Disruption”. ScienceDaily.
  7. ^ Gifford H. Miller et al.: Abrupt onset of the Little Ice Age triggered by volcanism and sustained by sea-ice/ocean feedbacks. In Geophysical Research Letters. Band 39, L02708, 2012, doi:10.1029/2011GL050168
    Vulkanausbrüche lösten die Kleine Eiszeit aus. Auf: scinexx.de vom 1. Februar 2012
  8. ^ Cantor, Norman L. (2001). In the wake of the plague: the Black Death and the world it made. New York: Free Press. tr. 74. ISBN 0-684-85735-9.
  9. ^ Nairn I.A., Shane P.R., Cole J.W., Leonard G.J., Self S., Pearson N. (2004). “Rhyolite magma processes of the ~AD 1315 Kaharoa eruption episode, Tarawera volcano, New Zealand”. Journal of Volcanology and Geothermal Research. 131 (3–4): 265–94. Bibcode:2004JVGR..131..265N. doi:10.1016/S0377-0273(03)00381-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
    Hodgson K.A., Nairn I.A. (tháng 9 năm 2005). “The c. AD 1315 syn-eruption and AD 1904 post-eruption breakout floods from Lake Tarawera, Haroharo caldera, North Island, New Zealand”. New Zealand Journal of Geology and Geophysics. 48 (3): 491. doi:10.1080/00288306.2005.9515128.
  10. ^ Dull, R., J.R. Southon, S. Kutterolf, A. Freundt, D. Wahl, P. Sheets; Southon; Kutterolf; Freundt; Wahl; Sheets (ngày 17 tháng 12 năm 2010). “Did the TBJ Ilopango eruption cause the AD 536 event?”. AGU Fall Meeting Abstracts. 13: 2370. Bibcode:2010AGUFM.V13C2370D.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ Michael Storey et al.: Astronomically calibrated 40Ar/39Ar age for the Toba supereruption and global synchronization of late Quaternary records. In: PNAS, Vol. 109, Nr. 46, 2012, p. 18684–18688, doi:10.1073/pnas.1208178109
  12. ^ a b Oppenheimer C. (2003). “Limited global change due to the largest known Quaternary eruption, Toba ~~ 74 Kyr BP”. Quaternary Science Reviews. 21 (14–15): 1593–609. Bibcode:2002QSRv...21.1593O. doi:10.1016/S0277-3791(01)00154-8.
  13. ^ “Doubt over 'volcanic winter' after Toba super-eruption. 2013”. Phys.org. ngày 2 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2013.
  14. ^ http://www.pnas.org/content/early/2013/04/24/1301474110.full.pdf+html
  15. ^ a b Burroughs, William James; Climate Change in Prehistory: The End of the Reign of Chaos, Cambridge University Press, 2005, p. 139 ISBN 978-0521824095
  16. ^ Goldberg, T.L. (1996). Genetics and biogeography of East African chimpanzees (Pan troglodytes schweinfurthii). Harvard University, unpublished PhD Thesis.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  17. ^ Steiper, M.E. (2006). “Population history, biogeography, and taxonomy of orangutans (Genus: Pongo) based on a population genetic meta-analysis of multiple loci”. Journal of Human Evolution. 50: 509–522. doi:10.1016/j.jhevol.2005.12.005.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  18. ^ Hernandez, R.D.; Hubisz, M.J.; Wheeler, D.A.; Smith, D.G.; Ferguson, B.; Ryan, D.; Rogers, J.; Nazareth, L.; Indap, A.; Bourquin, T.; McPherson, J.; Muzny, D.; Gibbs, R.; Nielsen, R.; Bustamante, C.D. (2007). “Demographic histories and patterns of linkage disequilibrium in Chinese and Indian Rhesus macaques”. Science. 316: 240–243. Bibcode:2007Sci...316..240H. doi:10.1126/science.1140462.
  19. ^ Luo, S.-J.; Kim, J.-H.; Johnson, W.E.; Van der Walt, J.; Martenson, J.; Yuhid, N.; Miquelle, D.G.; Uphyrkina, O.; Goodrich, J.M.; Quigley, H.B.; Tilson, R.; Brady, G.; Martelli, P.; Subramaniam, V.; McDougal, C.; Hean, S.; Huang, S.-Q.; Pan, W.; Karanth, U.K.; Sunquist, M.; Smith, J.L.D.; O'Brien, S.J. (2004). “Phylogeography and genetic ancestry of tigers (Panthera tigris)”. PLoS Biology. 2 (12): 2275–2293. doi:10.1371/journal.pbio.0020442. PMC 534810. PMID 15583716.
  20. ^ Thalman, O.; Fisher, A.; Lankester, F.; Pääbo, S.; Vigilant, L. (2007). “The complex history of gorillas: insights from genomic data”. Molecular Biology and Evolution. 24: 146–158. doi:10.1093/molbev/msl160.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]