Năm ngày tại Milano

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm ngày tại Milano
Một phần của cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất

Một cảnh trong Năm ngày tại Milano, vẽ bởi Baldassare Verazzi (1819-1886)
Thời gian1822 tháng 3 năm 1848
Địa điểm
Kết quả Quân nổi dậy Milano chiến thắng[1], Radetzky rút lui khỏi Milano[2]
Tham chiến
Quân nổi dậy Milano[1] Đế quốc Áo[3]
Chỉ huy và lãnh đạo
Carlo Cattaneo
Count Luigi Torelli
Augusto Anfossi 
Luciano Manara
[2][4][5][6]
Thống chế Radetzky
Ludwig von Wohlgemuth
Eduard Clam-Gallas
Count Ferencz Gyulai
[7][8][9][10]
Lực lượng
1.700 chiến ngại vật[11]
Vũ khí của quân nổi dậy:
600-650 súng cầm tay các loại[11][12]
Các vũ khí khác:
Đá, chai, dùi kui,
lao và kiếm[12]
12.000-13.000 [8][13]
quân đồn trú
Thương vong và tổn thất
409-424 người chết[4][7]
Kể cả 43 phụ nữ
và trẻ em

600+ bị thương[7]
181 người chết[14]
Kể cả năm Sĩ quan
235 bị thương[7]
Kể cả bốn Sĩ quan
150-180 bị bắt [14]
Chính phủ lâm thời Milano
18–22 tháng 3 năm1848
Vị thếThành bang
Thủ đôMilano
Chính trị
Chính phủCộng hòa
Podestà 
Lịch sử
Thời kỳCác cuộc cách mạng năm 1848
 
 
ngày 9 tháng 6 năm 1815
• Nổi dậy chống
   sự thống trị của nhà Habsburg
 
18 tháng 3 năm 1848 1848
• Radetzky triệt thoái về
   Quadrilatero
 
22 tháng 3 năm 1848 1848
• Trận Solferino
   đem lại Lombardia cho Ý
 
24 tháng 6 năm 1859
Tiền thân
Kế tục
Kingdom of Lombardy–Venetia
Kingdom of Sardinia

Năm ngày tại Milan là một sự kiện quan trọng trong các phong trào cách mạng năm 1848 và là khởi đầu của cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất. Vào ngày 18 tháng 3, thành phố Milano khởi nghĩa và đẩy lùi Thống chế Joseph Radetzky von Radetzquân đội của ông khỏi Milano sau năm ngày giao tranh trên đường phố.[8]

Ngay từ ngày 1 tháng 1 năm 1848, dân chúng Milano đã phát động một chiến dịch bài Áo.[15] Trong ngày Tết Dương lịch, người Milano đã bắt đầu tẩy chay vé sốthuốc lá – những món hàng độc quyền của người Áo đã đem lại thu nhập mỗi năm là hơn 5 triệu lia cho Đế quốc Áo.[11] Đại Công tước Rainer Joseph của Áo, phó vương xứ Lombardia và Venetia, đã trả đũa bằng việc ra lệnh cho cảnh sách hút xì gà để khiêu khích quần chúng.[15]
Cuộc tẩy chay đã dẫn đến một trận đánh đẫm máu trên đường phố vào ngày 3 tháng 1: dân chúng Milano trong cơn phẫn nộ đã chọi đá vào binh sĩ Áo. Để đáp trả,[3][4] binh lính Áo đã tập trung thành các nhóm gồm 12 người và dùng lưỡi lê cùng với kiếm để tấn công quần chung, giết chết 5 người và làm bị thương 59 người khác.[3]
Radetzky đã hoảng hốt trước các hành vi của binh sĩ dưới quyền ông và giam lỏng họ trong doanh trại trong vòng 5 ngày.[3] Các cuộc phản kháng của thị dân Milano đã chấm dứt, nhưng 2 tháng sau, khi tin tức về cuộc khởi nghĩa tại Viên và sự từ chức của Metternich được đưa đến Milano, thị dân Milano một lần nữa đánh chiếm các đường phố, vào ngày 18 tháng 3.[11] Sau sự kiện này, Radetzky đã triệt thoái về Quadrilatero và tại đây, vị thống chế già đã chuẩn bị tổ chức một đòn hồi mã thương. Vào tháng 7, ông đã khôi phục được vị thế của người Áo tại Ý bằng chiến thắng trước quân đội Piemont trong trận Custoza.[16]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Grenville, John Ashley Soames (2000). Europe reshaped, 1848-1878. Oxford.
  2. ^ a b Stillman, William James (1898). The union of Italy, 1815-1895. Cambridge.
  3. ^ a b c d Berkeley, George F.-H. (1940). Italy in the Making January 1st 1848 to November 16th 1848. Cambridge.
  4. ^ a b c Ginsborg, Paul (1979). Daniele Manin and the Venetian revolution of 1848-49. Bristol.
  5. ^ Maurice, Charles Edmund (1887). The revolutionary movement of 1848-9 in Italy, Austria Hungary, and Germany. New York.
  6. ^ American Bibliographical Center (1991). Historical abstracts: Volume 42, Issues 3-4. Santa Barbara.
  7. ^ a b c d Rüstow, Wilhelm (1862). Der italienische Krieg von 1848 und 1849. Zürich.
  8. ^ a b c Whyte, Arthur James Beresford (1975). The political life and letters of Cavour, 1848-1861. Santa Barbra.
  9. ^ Svoboda, Johann (1870). Die Zöglinge der Wiener-Neustädter Militär-Akademie. Wien.
  10. ^ de Marguerittes, Julie (1859). Italy and the War of 1859. Philadelphia.
  11. ^ a b c d Chapman, Tim (2008). The risorgimento: Italy 1815-71. Penrith.
  12. ^ a b Stearns, Peter N. (1974). 1848: the revolutionary tide in Europe. New York.
  13. ^ Whittam, John (1977). Politics of the Italian Army, 1861-1918. London.
  14. ^ a b Wilhelm Meyer-Ott, Wilhelm Rüstow (1850). Die Kriegerischen Ereignisse in Italien in den Jahren 1848 und 1849. Zürich.
  15. ^ a b Gooch, John (1986). The unification of Italy. London.
  16. ^ Charles A. Endress, ' 'History of Europe, 1500-1848, trang 289

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]