Nội các Ý
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Ý |
Hiến pháp |
Hành pháp |
Lập pháp |
|
Nội các Ý hay còn được gọi Hội đồng Bộ trưởng (tiếng Ý: Consiglio dei Ministri) là cơ quan điều hành lĩnh vực hành pháp của chính phủ Ý. Hội đồng Bộ trưởng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng (Thủ tướng), các bộ trưởng, thứ trưởng. Bộ trưởng cao cấp (tiếng Ý: sottosegretari) là một phần của chính phủ nhưng không phải là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hội đồng Bộ trưởng được thành lập theo Đạo luật Albertine năm 1848 của vương quốc Sardinia. Trên thực tế đạo luật sau này đã trở thành Hiến pháp của Vương quốc Ý, chức vụ được thành lập ủy nhiệm cho các Bộ trưởng, các bộ trưởng thay vì tổ chức các cuộc họp chung phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động của mình.
Các Hội đồng sau đó được hình thành theo các cách thông thường, đáp ứng sự cần thiết và chính sách hoạt động của Chính phủ; theo cách khác Thủ tướng Chính phủ nổi lên là người điều phối hoạt động của từng bộ trưởng.
Cơ cấu
[sửa | sửa mã nguồn]Hội đồng Bộ trưởng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của đa số Nghị viện
- Nội các, được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
Tất cả các thành viên Hội đồng trước khi nhậm chức đều tuyên thệ trước Tổng thống Cộng hòa.
Thống đốc các vùng hành chính, và vùng tự trị đặc biệt có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng nếu nó liên quan tới vấn đề khu vực chung hoặc vùng quản lý. Trong khi Thống đốc vùng tự trị đặc biệt Sardegna, Trentino-Alto Adige/Südtirol, Aosta Valley và Friuli-Venezia Giulia chỉ có quyền tham vấn, còn Thống đốc Sicily có quyền bầu cử Lập pháp.
Chức năng
[sửa | sửa mã nguồn]Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành pháp, thực hiện các chính sách quốc gia cụ thể. Chức năng của Hội đồng được Hiến pháp quy định là:
- Quyền lập pháp
Hội đồng Bộ trưởng có quyền sáng lập dự thảo luật trình 2 viện Nghị viện
- Quyền thi hành
Hội đồng Bộ trưởng có quyền thi hành các văn bản luật. Nó ban hành Nghị định để thi hành hoặc giám sát thi hành văn bản luật do Nghị viện ban hành.
Nhiệm vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Nhiệm vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng Bộ trưởng:
- Chủ tịch chỉ đạo các chính sách chung của Chính phủ và chịu trách nhiệm. Bảo đảm sự thống nhất trong chính sách chính trị và hành chính, thúc đẩy và điều phối hoạt động của các Bộ trưởng.
- Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bộ trưởng, và từng cá nhân trong việc điều phối quản lý từng Bộ.
Mối quan hệ với cơ quan khác
[sửa | sửa mã nguồn]Lập pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Mối quan hệ lập pháp là quan hệ chung với Nghị viện. Đây là sự giằng buộc của Hội đồng với Nghị viện. Bởi vì Hội đồng cần sự ủng hộ của cả hai viện để điều hành chính phủ, nên đa số Hội đồng đều do liên minh đa số Hạ viện thành lập.
Hội đồng chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
Tổng thống
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng thống có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.
Tư pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Các thẩm phán được tổ chức chung với Bộ Tư pháp, nhưng các thẩm phán độc lập với tất cả các cơ quan của Nhà nước. Thực hiện thành lập Hội đồng Tư pháp, nhằm bãi nhiệm bất cứ quyền bổ nhiệm, điều động, thi hành, xử lý các vi phạm của thẩm phán.
Danh sách Bộ trưởng hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Chính phủ Ý hiện nay do Matteo Renzi lãnh đạo. Tính đến tháng 4/2015 có 16 bộ trưởng và 3 bộ trưởng không bộ.[1]
Chính đảng | Đảng Dân chủ | |
---|---|---|
Trung hữu mới | ||
Không đảng phái | ||
Tiếng nói công dân | ||
Liên minh trung hữu |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “I Ministri, i Vice Ministri e i Sottosegretari del Governo Renzi”. The official website of the Government of Italy. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Decreto del Presidente della Repubblica 30 gennaio 2015 - Accettazione delle dimissioni della dott.ssa Maria Carmela LANZETTA dalla carica di Ministro senza portafoglio. (15A00810) (GU Serie Generale n.27 del 3-2-2015)”. The official website of the Gazzetta Ufficiale.