Nghị viện Ý

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghị viện Ý

Parlamento Italiano
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Các việnThượng viện Cộng hòa
Hạ viện
Lãnh đạo
Chủ tịch Thượng viện
Ignazio La RussaFdI
Từ 13 tháng 10 năm 2022
Chủ tịch Hạ viện
Lorenzo FontanaLega
Từ 14 tháng 10 năm 2022
Cơ cấu
Số ghếThượng viện: 206 (200 qua bầu cử + 6 thượng nghị sĩ suốt đời)
Hạ viện: 400
Senate of the Republic current.svg
Chính đảng Thượng viện Cộng hòaChính phủ (116)

Phe đối lập (90)

Chamber of Deputies current composition.svg
Chính đảng Hạ việnChính phủ (237)

Phe đối lập (163)

Bầu cử
Bầu cử Thượng viện Cộng hòa vừa qua25 tháng 9 năm 2022
Bầu cử Hạ viện vừa qua25 tháng 9 năm 2022
Trụ sở
Hạ việnPalazzo Montecitorio (trên)
Thượng viện Cộng hòaPalazzo Madama (dưới)
Trang web
http://www.parlamento.it
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Ý
Hiến pháp

Quan hệ đối ngoại

Nghị viện Ý (tiếng Ý: Parlamento Italiano) là quốc hội của nước Cộng hòa Italia. Là cơ quan lưỡng viện lập pháp với 945 đại biểu được bầu (parlamentari). Nghị viện bao gồm Hạ viện (Viện đại biểu) với 630 đại biểu (deputati) và Thượng viện Cộng hòa với 315 thượng nghị sĩ (senatori). Mỗi viện có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau, Hiến pháp không có sự phân biệt với nhau. Nhưng vì Chủ tịch Thượng viện đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia khi thay thế Tổng thống, vì vậy theo truyền thống Thượng viện được coi là thượng nghị viện.

Chức năng của Nghị viện[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị viện là cơ quan đại diện của nhân dân trong thể chế cộng hòa, và các đạo luật phù hợp.

Do Hiến pháp Cộng hòa năm 1948, hai viện của Nghị viện sở hữu cùng quyền và quyền hạn: dạng đặc biệt của dân chủ đại nghị (được gọi là lưỡng viện hoàn hảo) đã được quy định trong Đạo luật Albertine và tái sử dụng sau khi lật đổ chế độ độc tài ủng hộ phát xít của những năm 1920 và những năm 1930 trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Hai viện độc lập với nhau và không gặp mặt nhau ngoại trừ hoàn cảnh đặc biệt do Hiến pháp quy định. Hạ viện gồm có 630 đại biểu, trong khi thượng viện có 315 thượng nghị sĩ và số lượng nhỏ thượng nghị sĩ còn sống: cựu Tổng thống Cộng hòa và trên 5 thành viên được Tổng thống bổ nhiệm vì đã đóng góp cho lĩnh vực khoa học và xã hội mang tầm quốc gia. Tính đến tháng 5/2015 có 6 nghị sĩ suốt đời (trong đó có 2 cựu Tổng thống).

Đặc quyền chính của Nghị viện là lập pháp, đó là quyền ban hành luật. Đối với dự thảo để trở thành luật cần phải có sự chấp thuận bởi 2 viện. Một dự thảo sẽ được thảo luận tại một trong 2 viện, sau đó sửa đổi, và được chấp thuận hoặc bác bỏ; nếu được chấp thuận chuyển tới viện còn lại có thể sửa đổi, chấp thuận và bác bỏ; nếu được chấp thuận mà không cần sửa đổi dự thảo sẽ được Tổng thống ban hành và trở thành luật. Nếu được sửa đổi, dự luật quay lại viện khởi đầu, có thể chấp thuận dự luật đã được sửa đổi, sau đó ban hành hoặc bác bỏ nó.

Nghị viện ủng hộ phiếu cho Chính phủ, do Tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm, và từ năm 1994 thường được lãnh đạo liên minh thắng cử đứng đầu, trong khi nền Cộng hòa đệ nhất được lựa chọn bằng bí thư các chính đảng chủ yếu. Chính phủ phải nhận được sự bỏ phiếu ủng hộ của 2 viện trước khi chính thức nằm quyền, Nghị viện có thể yêu cầu cuộc bỏ phiếu mới bất cứ lúc nào nếu hạn ngạch của viện yêu cầu. Nếu Chính phủ không đạt được trong bỏ phiếu, buộc phải từ chức; nếu như vậy, chính phủ mới được hình thành hoặc Tổng thống Cộng hòa yêu cầu giải tán viện và kêu gọi cuộc bầu cử mới.

Nghị viện tổ chức phiên họp chung bầu Tổng thống Cộng hòa (trong trường hợp này 58 đại biểu khu vực được bổ sung), 5 (1/3) đại biểu của Tòa án Hiến pháp (Corte Costituzionale) và 1/3 Hội đồng Tư pháp Tối cao. Nó có thể bỏ phiếu luận tội Tổng thống về vi hiến hoặc phản quốc (cho đến nay chưa xảy ra).

Hệ thống bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Luật bầu cử Ý năm 2015, chính thức Luật ngày 6/5/2015 số 52, với cách gọi khác là Italicum. Luật do Đảng Dân chủ và Thủ tướng Renzi đề xướng vào năm 2014 (cho đến đầu năm 2015 được sự ủng hộ của Silvio Berlusconi lãnh đạo đảng Forza). Luật quy định chi tiết bầu cử 2 vòng dựa theo tỉ lệ danh sách đảng; Đảng nào giành được trên 40% số phiếu bầu sẽ được một đa số ghế trong Hạ viện; Nếu không đảng nào đạt được số phiếu như trên, vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra giữa hai đảng giành được nhiều phiếu nhất trong tổng tuyển cử vòng một. Đảng giành chiến thắng trong "vòng chung kết" đó sẽ được đa số ghế trong Hạ viện. Những đảng thất bại sẽ chia nhau 290 ghế còn lại dựa theo tỷ lệ phiếu giành được. Tuy nhiên, để được có ghế trong Hạ viện, các đảng phải giành được ít nhất 3% số phiếu bầu.

Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, quy định cho bầu cử Hạ viện thay thế cho luật bầu cử năm 2005, được Tòa án Hiến pháp sửa đổi năm 2013 sau khi đánh giá là vi hiến. Khi luật có hiệu lực Thượng viện sẽ trở thành cơ quan đại diện cho vùng, giảm đáng kể quyền lực.

Đại biểu ở hải ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị viện Ý là một trong ít cơ quan lập pháp trên thế giới để ghế cho công dân tại hải ngoại. Có 12 ghế ở Hạ viện và 6 ghế tại Thượng viện.

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng viện[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng nghị sĩ hiện tại được bầu sau cuộc tổng tuyển cử 24-25/2/2015.

Liên minh Đảng Ghế
Pier Luigi Bersani:
Lợi ích chung Ý
Đảng Dân chủ (PD) 111
Đảng Cánh tả, Sinh thái và Tự do (SEL) 7
Đảng Nhân dân Nam Tirol (SVP) 2
Đảng Tự trị Trentino Tirol (PATT) 1
Liên minh vì Trentino (UPT) 1
Il Megafono – Lista Crocetta (IM-LC) 1
Tổng 123
Silvio Berlusconi:
Liên minh trung hữu
Đảng Nhân dân Tự do (PdL) 98
Lega Nord (LN) 18
Đại Nam (GS) 1
Tổng 117
Beppe Grillo: Phong trào 5 sao (M5S) 54
Mario Monti: Với Monti vì nước Ý 19
Phong trào Liên kết ngưới Ý ở hải ngoại (MAIE) 1
Aosta Valley (VdA) Liên hiệp Valdostan (UV) 1
Tổng 315
Palazzo Madama trụ sở của Thượng viện.
Dân bầu (S)
IBC
  
31.6%
CDX
  
30.7%
M5S
  
23.8%
MONTI
  
9.1%
Khác
  
5.4%
Phân phối 315 ghế trong Nghị viện
IBC
  
39.1%
CDX
  
37.1%
M5S
  
17.1%
MONTI
  
6.0%
Khác
  
0.6%

Hạ viện[sửa | sửa mã nguồn]

Palazzo Montecitorio, trụ sở của Viện đại biểu.
Liên minh Đảng Ghế
Pier Luigi Bersani:
Lợi ích chung Ý
Đảng Dân chủ (PD) 297
Đảng Cánh tả, Sinh thái và Tự do (SEL) 37
Dân chủ Trung dung (CD) 6
Đảng Nhân dân Nam Tyrolean (SVP) 5
Tổng 345
Silvio Berlusconi:
Liên minh trung hữu
Đảng Nhân dân Tự do (PdL) 98
Lega Nord (LN) 18
Anh em Italy (FdI) 9
Tổng 125
Beppe Grillo: Phong trào 5 sao (M5S) 109
Mario Monti:
Với Monti vì nước Ý
Tiếng nói công dân (SC) 37
Liên minh Thiên chúa và Dân chủ Trung dung (UDC) 8
Với Monti vì nước Ý (SC hải ngoại) 2
Tổng 47
Phong trào Liên kết ngưới Ý ở hải ngoại (MAIE) 2
Liên minh người Ý di cư Nam Mỹ (USEI) 1
Aosta Valley (APF) Edelweiss (SA) 1
Tổng 630
Dân bầu (C)
IBC
  
29.5%
CDX
  
29.1%
M5S
  
25.5%
MONTI
  
10.5%
Khác
  
5.4%
Phân phối 630 ghế trong nghị viện
IBC
  
54.8%
CDX
  
19.8%
M5S
  
17.3%
MONTI
  
7.5%
Khác
  
0.6%

Liên minh Pier Luigi Bersani dẫn đầu chiếm đa số trong bầu cử dẫn trước 0.4% so với liên minh gần nhất. Do đó theo quy định của Ý thì có đa số ghế trong Nghị viện với 55% tại Hạ viện.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]