Naenara (trình duyệt)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Naenara
Phát triển bởiTrung tâm Máy tính Triều Tiên
Phát hành lần đầu2013; 11 năm trước (2013) (phiên bản 3.5)[1]
Hệ điều hànhRed Star OS 2.0, Red Star OS 2.5, Red Star OS 3.0, Windows[2]
Ngôn ngữ có sẵnTriều Tiên (tiếng chuẩn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên)
tiếng Anh
Thể loạiTrình duyệt mạng nội bộ quốc gia
Trạng tháiKhông có[1]

Naenara là một phần mềm trình duyệt web của mạng nội bộ quốc gia Triều Tiên được phát triển bởi trung tâm máy tính Triều Tiên để sử dụng cho mạng nội bộ quốc gia Kwangmyong. Nó được phát triển từ một phiên bản của Mozilla Firefox và được phân phối với hệ điều hành dựa trên LinuxRed Star OS mà Triều Tiên đã phát triển do các vấn đề cấp phép và bảo mật với Microsoft Windows.[3]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Naenara là một phiên bản sửa đổi của Mozilla Firefox. Naenara là phần mềm duy nhất được phân phối với Hệ điều hành Red Star OS mà không được đặt tên theo chức năng của nó.[4] Red Star OS và Naenara được phát triển bởi Trung tâm Máy tính Triều Tiên, trên trang web của họ tuyên bố rằng họ đang tìm cách phát triển phần mềm dựa trên Linux để sử dụng.[5]

Naenara có thể được sử dụng để duyệt khoảng 1.000 đến 5.500 trang web trong mạng nội bộ quốc gia Kwangmyong.[6]

Vào năm 2010, Russia Today đã đưa tin rằng trang web Firefox của Mozilla đã nhận dạng thành công Naenara và cung cấp tải xuống phiên bản Firefox tiếng Triều Tiên mới nhất cho i686.[4]

Khi Naenara được chạy, nó sẽ cố gắng liên hệ với một địa chỉ IP tại http://10.76.1.11/. Công cụ tìm kiếm mặc định cho trình duyệt này chính là Google Hàn Quốc.[3][4]

Lỗ hổng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, công ty bảo mật Hackerhouse đã tìm thấy lỗ hổng bảo mật trong trình duyệt web tích hợp Naenara. Lỗ hổng này cho phép thực thi các lệnh trên máy tính nếu người dùng nhấp vào liên kết được chuẩn bị tương ứng. Điều này có thể là do sự cố khi xử lý các URL thực hiện các chức năng như Mailto hoặc lịch mà không có các tham số để dọn sạch các đoạn mã không mong muốn.[7][8]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Hansen, Robert (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “North Korea's Naenara Web Browser: It's Weirder Than We Thought”. blog.whitehatsec.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ Owen Williams (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “Hands on with North Korea's homegrown operating system, Red Star”. thenextweb.com. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ a b Bernhard Seliger; Stefan Schmidt (ngày 4 tháng 4 năm 2014). The Hermit Kingdom Goes Online: Information Technology, Internet Use and Communication Policy in North Korea. McFarland. tr. 7. ISBN 978-1-4766-1770-1.
  4. ^ a b c “North Korea's "secret cyber-weapon": brand new Red Star OS”. Russia Today. ngày 8 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ “Trung tâm Máy tính Triều Tiên”. Trung tâm Máy tính Triều Tiên. 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ Matthew Sparkes (ngày 23 tháng 12 năm 2014). “Internet in North Korea: everything you need to know”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ “RedStar OS 3.0: Remote Arbitrary Command Injection”. Hacker House (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ Wei, Wang. “North Korea's Linux-based Red Star OS can be Hacked Remotely with just a Link”. The Hacker News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]