Bước tới nội dung

Nam Xuân, Krông Nô

Nam Xuân
Xã Nam Xuân
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Nông
HuyệnKrông Nô
Thành lập2007[1]
Địa lý
Tọa độ: 12°29′19″B 107°47′11″Đ / 12,488708°B 107,786426°Đ / 12.488708; 107.786426
Nam Xuân trên bản đồ Việt Nam
Nam Xuân
Nam Xuân
Vị trí xã Nam Xuân trên bản đồ Việt Nam
Diện tích37,76 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng7.863 người
Mật độ208 người/km²
Khác
Mã hành chính24692[2]

Nam Xuân là một xã thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nam Xuân nằm ở phía tây bắc huyện Krông Nô, có vị trí địa lý:

Xã có diện tích 37,76 km², dân số năm 2020 là 7.863 người[3], mật độ dân số đạt 208 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nam Xuân được chia thành 8 thôn: Đắk Hợp, Đắk Sơn, Đắk Thanh, Đắk Xuân, Lương Sơn, Nam Thanh, Sơn Hà, Thanh Sơn.[4][5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Nam Xuân được thành lập vào ngày 18 tháng 10 năm 2007 trên cơ sở điều chỉnh 2.394 ha diện tích tự nhiên và 6.687 người của xã Đắk Sôr, 619 ha diện tích tự nhiên của xã Nam Đà.[1]

Sau khi thành lập, xã có 3.013 ha diện tích tự nhiên và 6.687 người.

Ngày 30 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Nghị quyết 24/NQ-HĐND[6] về việc:

  • Sáp nhập thôn Nam Hợp vào thôn Đắk Thanh
  • Sáp nhập thôn Nam Sơn vào thôn Sơn Hà
  • Sáp nhập thôn Đắk Tân vào thôn Đắk Sơn.

Ngày 12 tháng 1 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1190/NQ-UBTVQH14 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc tỉnh Đắk Nông (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2021)[3]. Theo đó:

  • Điều chỉnh 4,64 km² diện tích tự nhiên và 425 người của thôn Đắk Hưng thuộc thị trấn Đắk Mâm về xã Nam Xuân quản lý
  • Điều chỉnh 2,58 km² diện tích tự nhiên của thôn Đắk Ri thuộc xã Tân Thành về xã Nam Xuân quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Nam Xuân có 37,76 km² diện tích tự nhiên và 7.863 người.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, tình hình kinh tế của thị trấn tiếp tục tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng khá so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp ổn định, năng suất vườn cây tăng cao; thu, chi ngân sách bảo đảm theo dự toán.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thị trấn năm 2019 đạt 1.552 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 685,2 tỷ đồng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 509,6 tỷ đồng; nông, lâm nghiệp đạt 357,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2019 đạt 8,8%/năm; trong đó, năm 2019 tăng 10,7% so với năm 2018.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 44,15%; thương mại - dịch vụ chiếm 32,8%; nông - lâm nghiệp chiếm 23,05% trong cơ cấu kinh tế của thị trấn.

Thu chi ngân sách:

  • Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm đều tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của huyện. Tổng thu ngân sách năm 2019 đạt 42,39 tỷ đồng.
  • Chi ngân sách đã đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2019 là 11,46 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên là 9,91 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 57,32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn thị trấn là 3,29%.[4]

Nông - lâm nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất nông, lâm nghiệp: giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích canh tác đạt 93,2 triệu đồng/ha/năm. Tổng diện tích gieo trồng đạt 2.483 ha, sản lượng đạt 1.989 tấn; chăn nuôi gia súc phát triển, tổng đàn hiện có 5.100 con, gia cầm có 42.000 con.[4]

Công - thủ công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, hiện trên địa bàn thị trấn có 33 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 38 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của thị trấn. Giá trị sản xuất năm 2019 đạt 509,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ, năng lực sản xuất còn hạn chế, các ngành nghề truyền thống chưa được khôi phục.[4]

Thương mại - dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất thương mại, dịch vụ có bước phát triển, đa dạng hóa về loại hình và sản phẩm, cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tiêu thụ hàng hóa, nông sản thuận lợi. Hiện nay, thị trấn có 372 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Giá trị sản xuất năm 2019 đạt 685,2 tỷ đồng; các loại hình lưu trú, nhà nghỉ, ăn uống, vui chơi giải trí phát triển mạnh.[4]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Công tác giáo dục của xã luôn được quan tâm đầu tư đúng mức, hệ thống trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, xanh, sạch, đẹp. Thị trấn đã thực ̣hiên tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy đông học sinh trong độ tuổi ở các bâc học chỉ tiêu, hàng năm tỷ lệ học sinh của xã tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%.[4]

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, các chương trình y tế quốc gia, các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh tại cộng đồng luôn được chính quyền xã quan tâm thực hiện tốt. Hàng năm, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giao. Thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, địa bàn xã còn có trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa và quầy thuốc tư nhân.[4]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn thị trấn hiện có tổng số trên 60 km đường giao thông, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt, thuận tiện cho giao thông vận tải.

Đường vành đai thị trấn có chiều dài 16 km, mặt đường trải nhựa rộng 6 m, chất lượng tốt, thuận tiện cho giao thông vận tải.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định 155/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Đắk R'Lấp, Đắk Song, Đắk Glong và Krông Nô, tỉnh Đắk Nông”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết số 1190/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông”.
  4. ^ a b c d e f g h “Đề án điều chỉnh địa giới hành chính xã Đắk R'la của huyện Đắk Mil và xã Cư Knia của huyện Cư Jút; điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Đắk Mâm, xã Tân Thành và xã Nam Xuân của huyện Krông Nô”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐẮK NÔNG. tháng 3 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Đắk Nông” (PDF). Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường). 15 tháng 6 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “Nghị quyết 24/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên và thành lập mới một số thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”. Thư viện pháp luật. 30 tháng 9 năm 2019.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]