Neoniphon opercularis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Neoniphon opercularis
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Holocentriformes
Họ (familia)Holocentridae
Chi (genus)Neoniphon
Loài (species)N. opercularis
Danh pháp hai phần
Neoniphon opercularis
(Valenciennes, 1831)
Danh pháp đồng nghĩa

Neoniphon opercularis là một loài cá biển thuộc chi Neoniphon trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh opercularis trong tiếng Latinh có nghĩa là "ở nắp mang", hàm ý có lẽ đề cập đến các ngạnh xuất hiện ở nắp mang và xương trước nắp mang của loài cá này.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

N. opercularis có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ bờ biển Đông Phi, N. opercularis được phân bố trải dài về phía đông đến tận quần đảo Tuamotu, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản), xa về phía nam đến rạn san hô Great Barrier (Úc) và Nouvelle-Calédonie.[1] N. opercularis cũng được ghi nhận tại Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[3][4]

N. opercularis sống tập trung ở đới mặt bằng rạn hoặc trong vùng đầm phá ở độ sâu 3–25 m.[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở N. opercularis là 35 cm, là loài lớn nhất trong chi Neoniphon. Thân ánh bạc với các đốm đỏ sẫm và đen trên vảy cá. Phần gai vây lưng có màu đen, trừ chóp và gốc màng gai có đốm trắng. Khi vây lưng căng rộng trông như bộ hàm sắc nhọn của cá mập,[6] chính vì vậy mà có thể khiến kẻ săn mồi hoảng sợ.[5] Vây hậu môn, vây đuôi và vây lưng mềm màu vàng trong. Vây đuôi có viền đỏ ở hai thùy. Vây ngực phớt hồng. Vây bụng trắng trong. Gai hậu môn trước, màu trắng.[7] Có một ngạnh lớn ở góc nắp mang mang nọc độc.[5]

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 14; Số vảy đường bên: 36–41.[8]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của N. opercularis chủ yếu là các loài động vật giáp xác, thường là tôm và cua. Chúng sống đơn độc hoặc hợp thành từng nhóm nhỏ.[5]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

N. opercularis là một loài được nhắm mục tiêu thương mại trong ngành ngư nghiệpRéunion, và cũng được sử dụng làm cá mồi trong đánh bắt cá ngừ.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Williams, I. & Greenfield, D. (2017) [2016]. Neoniphon opercularis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T67871260A115438548. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T67871260A67871875.en. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  4. ^ Động vật chí Việt Nam: Cá biển. Tập 20. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2007. tr. 156.
  5. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Neoniphon opercularis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Kuiter, Rudie H. (2014). Fishes of the Maldives: Indian Ocean (ấn bản 2). Cairns, Úc: Atoll Editions. tr. 75. ISBN 978-1-876410-25-4.
  7. ^ Randall, John E.; Allen, Gerald R.; Steene, Roger C. (1997). Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea (ấn bản 2). Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 64. ISBN 0-8248-1895-4.
  8. ^ Margaret M. Smith; Phillip C. Heemstra biên tập (1986). Smiths' Sea Fishes. Berlin: Nhà xuất bản Springer. tr. 416. ISBN 978-3-642-82858-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)