Người Faroe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Faroe
Føroyingar
Những vũ công người Faroe trong trang phục truyền thống.
Tổng dân số
k. 70,000
Khu vực có số dân đáng kể
 Quần đảo Faroe≈50.000[1]
 Đan Mạch21.687[2]
 Na Uy1.981[3]
 Iceland500
Ngôn ngữ
Tiếng Faroe
Một số khác như tiếng Iceland, tiếng Na Uy, tiếng Đan Mạch.
Tôn giáo
Chủ yếu theo giáo hội Luther
Về lịch sử, từng theo tôn giáo Bắc Âu, Kitô giáo Celt (- 1000) và Công giáo La Mã (1000 ~ 1538)
Sắc tộc có liên quan
Người Iceland, người Na Uy, người Đan Mạch, tiếng Anh, người Shetland, người Ireland.

Người Faroe (tiếng Faroe: Føroyingar) là một dân tộc German và là dân tộc bản địa quần đảo Faroe.[4] Về di truyền, người Faroe có gốc người Norsengười Gael.[5] Khoảng 21.000 người Faroe sống ngoài lãnh thổ quần đảo Faroe, chủ yếu tại Đan Mạch, IcelandNa Uy. Đa số người Faroe là công dân Đan Mạch. Tiếng Faroe là một ngôn ngữ Bắc German, có quan hệ gần với tiếng Icelandcác phương ngữ tiếng Na Uy miền tây.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Một cặp vợ chồng người Faroe thập niên 1940.
Ba người phụ nữ Faroe mặc trang phục truyền thống.
Chính trị gia, tu sĩ và dàn hợp xướng Faroe đứng trước Løgting (nghị viên), Ólavsøka 2012.

Những tu sĩ người Gael là những người đặt chân đến quần đảo Faroe, vào thế kỷ 6.

Khoảng năm 650, người Norse-Gael mang văn hóa và ngôn ngữ Norse đến quần đảo. Không nhiều điều được đến vào thời kỳ này. Chỉ có một nguồn viết về nó, là saga Færeyinga. Tác phẩm này được viết khoảng năm 1200, và nói về sự kiện diễn ra nhiều trăm năm trước đó. Theo saga, nhiều người Norse đã phản đối chính sách thống nhất của vua Na Uy và do đó bỏ đi đến nơi khác, gồm cả quần đảo Faroe.

Saga cũng nói rằng người đầu tiên đến quần đảo Faroe là Grímur Kamban. Nếu vậy, người Na Uy ắt hẳn đã biết đến sự tồn tại của nơi đây trước khi rời quê nhà. Một sự giải thích hợp lý hơn là có thể người Na Uy biết đến nơi này nhờ người Gael tại Scotland và Ireland.

Dù Grímur là một cái tên tiếng Bắc Âu cổ, Kamban rõ ràng có nguồn gốc Celt. Do đó ông có thể là một người từ Ireland, Scotland hoặc Đảo Man, những nơi người Viking đã định cư trước đó. Một số địa danh từ các khu định cư lâu đời nhất trên quần đảo Faroe gợi ý rằng một số người định cư có lẽ đến từ các hòn đảo Scotland và bờ biển Anh.

Phân tích DNA cho thấy rằng nhiễm sắc thể Y có 87% gốc Scandinavia.[6] Còn DNA ty thể có 84% gốc Celt.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo thống kê 2009, dân số quần đảo Faroe là 49.000, ~92% dân số được sinh ra tại đây, tức chừng 45.000.
  2. ^ Politiken, 2006 (tiếng Đan Mạch)
  3. ^ Persons with immigrant background by immigration category, country background and sex. ngày 1 tháng 1 năm 2009
  4. ^ Minahan, James (2000). One Europe, many nations: a historical dictionary of European national groups. Greenwood Publishing Group. tr. 769. ISBN 0313309841. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ Als, T. D.; Jorgensen, T. H.; Børglum, A. D.; Petersen, P. A.; Mors, O.; Wang, A. G. (2006). “Highly discrepant proportions of female and male Scandinavian and British Isles ancestry within the isolated population of the Faroe Islands”. European Journal of Human Genetics. 14 (4): 497–504. doi:10.1038/sj.ejhg.5201578. PMID 16434998.
  6. ^ Jorgensen, T. H.; Buttenschön, H. N.; Wang, A. G.; Als, T. D.; Børglum, A. D.; Ewald, H. (2004). “The origin of the isolated population of the Faroe Islands investigated using Y chromosomal markers”. Human Genetics. 115 (1): 19–28. doi:10.1007/s00439-004-1117-7. PMID 15083358.
  7. ^ Wang, C. August. 2006. Ílegur og Føroya Søga. In: Frøði pp.20-23

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Arge, Símun, Guðrun Sveinbjarnardóttir, Kevin Edwards, and Paul Buckland. 2005. "Viking and Medieval Settlement in the Faroes: People, Place and Environment". Human Ecology. 33, no. 5: 597-620.