Nguyễn Kế Sài
Nguyễn Kế Sài 阮柯赛 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chúa Công (chi tiết...) | |||||||||
272px | |||||||||
Thái Bảo Thượng Trụ Quốc Sài Quận Công | |||||||||
Tiền nhiệm | Chức Vụ Được Thành Lập | ||||||||
Kế nhiệm | Nguyễn Đình Quang | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Phu nhân | Công chúa | ||||||||
Hậu duệ | 9 người con trai | ||||||||
| |||||||||
Tước hiệu | Tổng Binh Nghệ An Thuận Hóa ... Thái Bảo Sài Quận Công gia phong Dực thánh Tế trị Hưng bình Tán chính Long công Mậu đức Dương uy Đại vương. | ||||||||
Tước vị | Thái Bảo 太保 | ||||||||
Thân phụ | Cương Quốc Công | ||||||||
Thân mẫu | lê Thị Ngọc Lan | ||||||||
Sinh | 1459 Đông Kinh | ||||||||
Mất | 1670 Nghệ An |
Nguyễn Kế Sài (Chữ Hán: 阮柯赛), tước hiệu: Sài Quận Công, là danh tướng của triều Lê trong lịch sử Việt Nam. Vì có công trong việc trung hưng triều Lê nên Nguyễn Kế Sài được phong là Thái Bảo Thượng trụ quốc.[1]
Mục lục
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Kế Sài húy là Xoài là con trai thứ 5 trong số 24 người con của Nguyễn Xí, mẹ là Quốc Công Phu nhân Lê Thị Ngọc Lan, một phụ nữ dòng dõi tôn thất nhà Lê thông minh, xinh đẹp. Sinh thời, ông cùng cha và anh mình có công đưa vua Lê Thánh Tông lên ngôi, đánh dẹp quân Chiêm Thành, trấn thủ Nghệ An và sau đó là đất Thuận Hóa, ngoài ra, ông còn cùng anh cả là Nguyễn Sư Hồi có công chiêu dân, khai phá mở rộng diện tích và cải tạo đất đai hoang hóa nhiễm mặn ven biển của huyện Châu Phúc, phủ Đức Quang, đặc biệt là Thượng Xá - vùng đất nằm sát Cửa Lò ngày nay.[2]
Những năm cuối đời, Nguyễn Kế Sài về ở tại Thượng Xá, trực tiếp giám sát bố phòng 12 cửa biển (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình), mở trường học và xây dựng chợ Sơn.
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Nguyễn Kế Sài có chín người con trai, làm quan đến tước hầu, quận công, quốc công, thái bảo và thái úy.[2]
Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]
Sáng 19/7/2013, UBND xã Nghi Hợp cùng con cháu dòng họ Nguyễn chi năm huyện Nghi Lộc long trọng tổ chức buổi lễ đón bằng Di tích lịch sử quốc gia Mộ và Nhà thờ Thái Bảo Nguyễn Kế Sài. Tham dự buổi lễ có đại diện Bộ VH, TT&DL, lãnh đạo Sở VH, TT&DL tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và đông đảo nhân dân, du khách thập phương và con cháu dòng họ Nguyễn trong cả nước.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Phát hiện nhiều đạo sắc phong quý thời Lê, Nguyễn”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.
- ^ a ă “Tiếp nối chí nguyện ông cha”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018.