Nguyễn Văn Cường (kiểm sát viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Cường
Chức vụ
Nhiệm kỳ – nay
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríTỉnh Đắk Nông
Vị tríTỉnh Đắk Nông
Thông tin chung
Danh hiệuKiểm sát viên cao cấp
Sinh20 tháng 10, 1962 (61 tuổi)
Nơi ởphường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Nghề nghiệpkiểm sát viên
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Luật
Quê quánLĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Nguyễn Văn Cường (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1962) là kiểm sát viên cao cấp Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Cường sinh ngày 20 tháng 10 năm 1962, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.[1]

Nguyễn Văn Cường hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hệ 10 năm (10/10).[1]

Sau đó ông có bằng Đại học chuyên ngành Luật.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Cường là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 5 năm 1987 khi 25 tuổi.[1]

Ông có bằng Cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Tháng 6 năm 2007, Nguyễn Văn Cường giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông.[2]

Nguyễn Văn Cường từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông nhiệm kì 2011-2016.[1]

Ngày 25 tháng 9 năm 2015, Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông, được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông khóa 11 nhiệm kỳ 2015 - 2020.[3]

Ngày 3 tháng 4 năm 2016, Nguyễn Văn Cường được trao quyết định bổ nhiệm chức danh kiểm sát viên cao cấp.[4]

Ngày 30 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông được công bố trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông nhiệm kì 2016-2021.[5] Ông thuộc tổ đại biểu huyện Krông Nô.[6]

Hiện nay (năm 2018), Nguyễn Văn Cường đang giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông.[7][8][9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f “Danh sách chính thức 89 người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, khóa III, nhiệm kỳ 2016-2021”. Báo Đắk Nông online. ngày 11 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ B.T.L (ngày 14 tháng 6 năm 2007). “Đắk Nông: Khởi tố tài xế gây tai nạn làm chết cả gia đình”. Báo Người lao động. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Hoàng Lâm (ngày 25 tháng 9 năm 2015). “Đắk Nông công bố danh sách BCH Đảng bộ khóa XI”. Báo chính phủ. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ “Trao quyết định Kiểm sát viên cao cấp cho 48 đồng chí lãnh đạo VKS cấp tỉnh”. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. 2016-04-04. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ T.H (ngày 31 tháng 5 năm 2016). “Danh sách 53 đại biểu HĐND tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2016-2021”. Báo Infonet. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ “HDND tỉnh Đắk Nông 2016-2021”. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ “Vụ phá rừng tại Tuy Đức, Đắk Nông: Khởi tố, tạm giam một đối tượng về tội "đưa hối lộ". Thông tấn xã Việt Nam. ngày 17 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.
  8. ^ “Lễ công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng VKSND huyện Đắk Glong”. ngày 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.[liên kết hỏng]
  9. ^ “Viện KSND tỉnh Đắc Nông tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018”. ngày 4 tháng 7 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2018.