Bước tới nội dung

Nguyễn Văn Chia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Văn Chia
Chức vụ
Nhiệm kỳ2002 – 2005
Chính ủyLê Thành Tâm
Tiền nhiệmPhan Trung Kiên[1]
Kế nhiệmLê Mạnh
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1942-05-10)10 tháng 5, 1942
Phước Hiệp, Củ Chi
Mất2010 (67–68 tuổi)
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tháng 2 năm 1963
Con cáiNguyễn Thành Chung
Phục vụ trong quân đội
Phục vụViệt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1961 – 2005
Cấp bậc
Tham chiến

Nguyễn Văn Chia (10 tháng 5 năm 1942 – 2010) là một cựu tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu 7,[2][3] đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.[4]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Chia có biệt danh là "Ba Chia", sinh ngày 10 tháng 5 năm 1942 tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 1961, ông nhập ngũ và bắt đầu phục vụ trong Sư đoàn bộ binh 9 – một trong những đơn vị chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông từng tham gia Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 với cương vị Chính trị viên phó của Tiểu đoàn.[5] Sau khi được cử đi học tại Trường Trung cao cấp Quân sự Miền, ông trở về đơn vị cũ đảm nhiệm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 (hay còn gọi là Đoàn Bình Dã[6]),[7] chỉ huy trung đoàn tham gia Chiến dịch Mùa Xuân 1975Chiến dịch Hồ Chí Minh.[8][9] Sau khi học xong tại Học viện Quân sự cấp cao, ông đảm nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9 và tiếp tục chỉ huy Sư đoàn tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến đấu tại Campuchia.[10]

Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam về nước, Nguyễn Văn Chia lúc này là Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh biên giới Tây Ninh. Một năm sau, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Năm 2002, trong thời gian đảm nhiệm Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 7,[11] ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.[12][13] Đến tháng 7 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 7.[14] Năm 2003, ông được thăng hàm Trung tướng.[15] Ông qua đời vào năm 2010 khi dự định viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình vẫn chưa hoàn thành.[16]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1990 2003
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ Nguyễn Văn Chia là một y tá; cả hai kết hôn vào năm 1975 và có vài người con,[17] trong đó có một con trai là Trung tá Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự quận 8.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Thế Tuyển (9 tháng 2 năm 2021). “Những người lính Cụ Hồ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ N. Dương (10 tháng 2 năm 2004). “TP Hồ Chí Minh: Gần 5.000 thanh niên nhập ngũ”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Hội thảo khoa học chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến trường Đông Nam Bộ”. Báo Nhân Dân. 23 tháng 4 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ Hồ Sơn Đài (14 tháng 10 năm 2010). “Trung tướng Nguyễn Văn Chia và cuốn hồi ký chưa kịp viết”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Đình Dần (8 tháng 2 năm 2017). “Tự hào tiếp bước Đoàn Bình Giã”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Nhiều tác giả (2005). Đường tới toàn thắng: ký và hồi ức. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 30. OCLC 67614905. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Đinh Văn Thiện (2010). Một số trận đánh trước cửa ngõ Sài Gòn. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 18.
  9. ^ Phạm Huy Dương (2005). Đại thắng mùa xuân 1975: theo những cánh quân thần tốc. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân. tr. 588. OCLC 61768061. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Nguyễn Hoàng (2005). Sư đoàn 9 : 40 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, 1965-2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 12. OCLC 773482403. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ P.V (14 tháng 2 năm 2019). “Bộ Tham mưu Quân khu 7: 73 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”. Quân Khu 7 Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  13. ^ Phạm Gia Đức (2003). Xây dựng Nhà nước Pháp quyè̂n xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 579. OCLC 604053821. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ Bộ Nội vụ (3 tháng 12 năm 2002). “Trình Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc đề bạt quân hàm cấp Tướng và để cán bộ cấp tướng được nghỉ hưu năm 2002” (PDF). Bộ Nội vụ - cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. tr. 4. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ Sĩ Huyên (11 tháng 10 năm 2003). “Khai mạc giải bóng đá sinh viên TPHCM: 'Kỹ sư' hạ 'Bác sĩ ' 4-1”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập 2 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ Hồ Sơn Đài (14 tháng 10 năm 2010). “Trung tướng Nguyễn Văn Chia và cuốn hồi ký chưa kịp viết”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ Đào Văn Sử (30 tháng 4 năm 2009). “Trung tướng Nguyễn Văn Chia (nguyên Tư lệnh Quân khu 7): Cảm hóa kẻ thù bằng lòng nhân đạo”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ Đào Văn Sử (18 tháng 1 năm 2017). “Măng mọc giữa đất màu!”. Hội Cựu chiến binh TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2021.