Nhóm ngôn ngữ Yuin–Kuri

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhóm ngôn ngữ Yuin–Kuri
Sắc tộcYuin, Eora, Koori
Phân bố
địa lý
New South Wales, ACT, đông nam Queensland (Úc)
Phân loại ngôn ngữ họcPama–Nyungar
  • Đông Nam
    • New South Wales
      • Nhóm ngôn ngữ Yuin–Kuri
Ngôn ngữ con:
  • Yuin
  • Yora
  • Kuri
Glottolog:yuin1243[1]
{{{mapalt}}}
Vị trí của nhóm ngôn ngữ Yuin–Kuri trong ngữ hệ Pama–Nyungar. Theo chiều tây nam-đông bắc, có ba phân nhóm Yuin, Yora, Kuri.

Nhóm ngôn ngữ Yuin–Kuri là một nhóm ngôn ngữ thổ dân Úc, gồm chủ yếu là tử ngữ, hiện diện ở đông nam nước Úc.

Chúng thuộc về ngữ hệ Pama-Nyungar.[2] Nhóm này tách ra làm ba phân nhóm Yuin, Kuri, Yora, dù phân loại chính xác của từng ngôn ngữ còn tuỳ vào nhà nghiên cứu. Người nói ngôn ngữ trong nhóm Yuin–Kuri là cư dân bản xứ ở vùng mà ngày nay là SydneyCanberra. Hầu hết ngôn ngữ trong nhóm đã biến mất.

Từ "koala" bắt nguồn từ từ gula (cũng có nghĩa là "gấu túi") trong tiếng Dharug,[3] một ngôn ngữ Yuin–Kuri phân nhóm Yora. Từ cùng gốc cũng có mặt trong các ngôn ngữ Yuin–Kuri khác, chẳng hạn gula/gurabun trong tiếng Gundungurra,[4] thuộc phân nhóm Yuin.

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chiều tây nam-đông bắc, các ngôn ngữ cấu thành là:

Yuin[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm Yuin (nam) gồm:

  • Cụm Tharawal (đều đã biến mất)[5] nói dọc theo South Coast (Nam Duyên Hải) của New South Wales, gồm tiếng Thawa, Dyirringany, Thurga, Tharawal, (có lẽ cả tiếng) Gweagal.
  • Nyamudy, từng được nói quanh Canberra
  • Ngarigo (Ngarigu)
  • Ngunnawal, còn gọi là Gundungurra (Gundungura, Gudungura, Gandangara), từng được nói ở đông nam New South Wales, nơi ngày nay là vùng Yass.

Nhóm Yora[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Yuin-Kuric languages map

Từ "koala" bắt nguồn từ từ "gula" trong tiếng Dharug.

Dixon công nhận nhóm Yora/Iyora (trung).[6]

  • Dharug, còn gọi là tiếng Sydney, là một tử ngữ[5] đang được một số người nỗ lực phục hồi.[7]
  • Darkinjung, một tử ngữ.[5]

Từng được nói ở vùng Sydney.

Nhóm Kuri[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm Kuri (bắc):

Những ngôn ngữ một thời xếp vào nhóm này gồm Yugambal, Yuggarabul (Yuggera), Nganyaywana (Anaiwan).

So sánh[sửa | sửa mã nguồn]

Bản phục dựng tiếng Dharug của Jeremy Steele[8] bao gồm một bản so sánh đại từ nhân xưng trong một số ngôn ngữ Yuin-Kuri.

Ngôn ngữ Phân nhóm Tôi Bạn Anh ta Hai chúng ta Hai chúng tôi Chúng ta
Gundungurra Yuin gula-ngGa, gula-nga gulandyi dhanaladhu gulanga gulangala(ng) gulanyan, gulambanya(n)
Tharawal Yuin ngayagang(ga) nyindigang namarang ngulgang ngangaling(ga) nyulgang(ga)
Awabakal Kuri ngaduwa nginduwa nyuwuwa bali balinuwa ngiyin
Darkinjung Yora ngaya nyindi, ngindi nuwa ngaliya ngungaliya ngiyang
Dharug Yora ngaya nyindi, ngindi nanu ngali

Nguồn tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Yuin–Kuri”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ AIATSIS Language and Peoples Thesaurus Lưu trữ 2009-10-09 tại Wayback Machine, accessed 23 Jan 2010.
  3. ^ Dixon, R.M.W.; Moore, Bruce; Ramson, W. S.; Thomas, Mandy (2006). Australian Aboriginal Words in English: Their Origin and Meaning (ấn bản 2). South Melbourne: Oxford University Press. tr. 64. ISBN 0-19-554073-5.
  4. ^ Eugene Stockton, Blue Mountains Dreaming: The Aboriginal Heritage, Three Sisters Productions, 1993, p. 88, ISBN 0-646-14883-4.
  5. ^ a b c Christopher Moseley, Encyclopedia of the World's Endangered Languages, Routledge, 2007, ISBN 0-7007-1197-X.
  6. ^ Dixon, R. M. W. (2002). Australian Languages: Their Nature and Development. Cambridge University Press. tr. xxxv.
  7. ^ See the William Dawes web site, accessed 23 Jan 2010.
  8. ^ Jeremy Steele's Master of Arts thesis, 2005