Nizam-ul-Mulk, Asaf Jah I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Asaf Jah I
Chin Fateh Khan, Chin Qilich Khan, Nizam-ul-Mulk, Asaf Jah, Khan-i-Dauran Bahadur, Khan-i-Khana, Fateh Jung, Firuz Jang, Ghazi-ud-din Bahadur, Amir-ul-Umara, Bakhshi-ul-Mumalik
Nizam-ul-Mulk
Đệ nhất Nizam của Hyderabad
Trị vì31/07/1724 - 01/06/1748
Tiền nhiệmVị trí được thành lập
Kế nhiệmNasir Jang Mir Ahmad
Thông tin chung
Sinh20/08/1671
Agra, Mogul Ấn Độ
Mất01/06/1748 (76 tuổi)
Burhanpur
An tángKhuldabad (gần Aurangabad), Nhà nước Hyderabad, Mogul Ấn Độ
(hiện nay là Maharashtra, Ấn Độ)
Gia tộcTriều đại Asaf Jahi
Phối ngẫuUmda Begum, Saidunnisa Begum
Hậu duệFiruz Jung
Nasir Jung
Salabat Jung
Asaf Jah II
Basalat Jung
Humayun Jah
7 con gái
ChaNawab Ghazi ud-Din Khan Feroze Jung I Siddiqi Bayafandi Bahadur (Farzand-i-Arjumand) Ghazi Uddin Siddiqi.
MẹWazir un-nisa Begum
Sự nghiệp quân sự
Thuộc Đế chế Mogul
Quân chủngNizam của Hyderabad
Quân hàmSowar, Faujdar, Đại Vizier, Subadar, Nizam
Tham chiếnChiến tranh Mogul-Maratha
Cuộc xâm lược của Nader Shah vào Đế chế Mogul
Trận Karnal

Mir Qamar-ud-din Khan Siddiqi Bayafandi (20/08/1671 - 01/06/1748) còn được gọi là Chin Qilich Kamaruddin Khan, Nizam-ul-Mulk, Asaf JahNizam I, là Nizam đầu tiên của Hyderabad. Ông vốn là một vị tướng có xuất thân quý tộc dưới trướng của Hoàng đế Mogul Aurangzeb (1677–1707), vào năm 1707, trong cuộc chiến giành ngai vàng giữa các hoàng tử Mogul, bản thân Asaf Jah đã giữ chính sách trung lập không đứng về phía bất kỳ người con trai nào của Hoàng đế Aurangzeb. Khi Bahadur Shah I giành chiến thắng, Asaf Jah được bổ nhiệm làm thống đốc của các Subah (tỉnh) liên tục luôn chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác cho đến năm 1714 khi Hoàng đế Farrukhsiyar giao cho ông làm Phó vương của Deccan — quản lý 6 thống đốc (Nawab) cấp tỉnh ở miền Nam Ấn Độ (1714–1719) và từ năm 1719 đến năm 1722, ông đã từng bước củng cố quyền lực của mình qua các đời Hoàng đế Mogul khác nhau và giúp họ giải quyết các cuộc xung đột do anh em Sayyid tạo ra sau cái chết của Hoàng đế Aurangzeb. Sau khi loại bỏ anh em Sayyid vào năm 1720 và 1722 với sự hỗ trợ của Hoàng đế Muhammad Shah, ông được bổ nhiệm vào vị trí Đại vizier của Đế quốc Mogul (1722–1724) và do các quan điểm khác biệt với Hoàng đế và các quý tộc triều đình, ông đã từ bỏ tất cả các nhiệm vụ hoàng gia của mình và chuyển đến Deccan, thành lập ra triều đại Asaf Jahi (1724) mà ông là Nizam I (1724–1748 SCN).[1][2][3][4]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Mir Qamar-ud-din Khan (còn được gọi là Nizam) là con trai của Ghazi ud-Din Khan Feroze Jung I và Wazir un-nissa (Safia Khanum) - kết hôn vào năm 1670. Mẹ của Nizam là con gái của Sadullah Khan Đại tể tướng (1645-1656) của Hoàng đế Mogul Shah Jahan, trong thời gian hoàn thành Taj Mahal.[5][6] Mặc dù thông qua cha mình, ông là hậu duệ của Abu Bakr, vị caliph đầu tiên của Hồi giáo, tổ tiên của ông có nguồn gốc từ Shihab al-Din 'Umar al-Suhrawardi (1145–1234). Ông cố của ông là Alam Sheikh là một vị thánh Sufi giáo của Bukhara (thuộc Uzbekistan ngày nay), ông được Imam Quli Khan (1611–1642) của Phó vương quốc Bukhara phong là Azam ul Ulama. Ông nội của ông là Kilich Khan đến từ Samarkand thuộc Uzbekistan ngày nay.[7] Năm 1654, Kilich Khan đến Ấn Độ lần đầu tiên khi đang trên đường đến lễ Hajj (hành hương Hồi giáo) dưới thời trị vì của hoàng đế Mogul Shah Jahan. Sau khi hoàn thành cuộc hành hương, ông di cư đến Ấn Độ và gia nhập quân đội của hoàng tử Mogul AurangzebDeccan vào năm 1657.[8] Khan đã chiến đấu trong trận Samugarh kết thúc với sự thất bại của Dara Shikoh, anh trai của Aurangzeb.[9] Bên cạnh vai trò chỉ huy trong quân đội của Aurangzeb, ông cũng từng là thống đốc của Zafarabad (Bidar ngày nay).[10] Con trai cả của Khan và cha của Nizam-ul-Mulk là Feroze Jung đã di cư đến Ấn Độ vào năm 1669, và được làm việc trong quân đội của Aurangzeb, được phong tướng và sau đó là thống đốc của Gujarat.[11][12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ William Irvine (1922). Later Mughals . Vol. 2, 1719–1739. tr. 271. OCLC 452940071.
  2. ^ Jaswant Lal Mehta (2005). Advanced study in the history of modern India 1707–1813. Sterling. tr. 143. ISBN 9781932705546.
  3. ^ Rai, Raghunath. History. FK Publications. ISBN 9788187139690.
  4. ^ Faruqui, Munis D. (2009). “At Empire's End: The Nizam, Hyderabad and Eighteenth-Century India”. Modern Asian Studies. Cambridge University Press. 43 (1): 5–6. doi:10.1017/S0026749X07003290. JSTOR 20488070. S2CID 146592706.
  5. ^ Faruqui, Munis D. (2013). “At Empire's End: The Nizam, Hyderabad and Eighteenth-century India”. Trong Richard M. Eaton; Munis D. Faruqui; David Gilmartin; Sunil Kumar (biên tập). Expanding Frontiers in South Asian and World History: Essays in Honour of John F. Richards. Cambridge University Press. tr. 1–38. ISBN 978-1-107-03428-0.
  6. ^ Sharma, Gauri (2006). Prime Ministers Under the Mughals 1526-1707. Kanishka, New Delhi. ISBN 8173918236.
  7. ^ Khan 1936, tr. 1.
  8. ^ Khan 1936, tr. 2.
  9. ^ Khan 1936, tr. 4.
  10. ^ Khan 1936, tr. 8.
  11. ^ Khan 1936, tr. 11-12.
  12. ^ Faruqui 2013, tr. 3-4.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]