Chi Chua me đất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Oxalis)
Chi Chua me đất
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Oxalidales
Họ (familia)Oxalidaceae
Chi (genus)Oxalis
L., 1753
Loài điển hình
Oxalis acetosella
Các loài
500-700. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Acetosella Kuntze, 1891 nom. illeg. không Fourr., 1869
  • Oxallis Noronha, 1790 nom. inval.
  • Oxys Mill., 1754
  • Bolboxalis Small, 1907
  • Hesperoxalis Small, 1907
  • Ionoxalis Small, 1903
  • Lotoxalis Small, 1903
  • Monoxalis Small, 1903
  • Otoxalis Small, 1907
  • Pseudoxalis Rose, 1906
  • Sassia Molina, 1782
  • Xanthoxalis Small, 1903

Chi Chua me đất (danh pháp khoa học: Oxalis) là một chi chứa khoảng 500-700 loài cây thân thảo thuộc họ Oxalidaceae.[1] Các loài này có ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả hai bán cầu, nhưng một số loài cũng sinh sống tại vùng ôn đới.[2][3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa đồ của Oxalis.

Các loại cây thân thảo, sống một năm hoặc lâu năm, thường có củ, thân hành hoặc thân rễ. Thân cây mọc thẳng, leo, hoặc thiếu vắng (nơ lá sát gốc). Các lá kèm thường không có hoặc rất nhỏ, khi có thì hợp sinh với cuống lá. Lá mọc tỏa tia hay mọc so le, 3-4 lá chét.[4] Một số loài thể hiện sự thay đổi nhanh về góc lá để phản ứng với cường độ chiếu sáng cao nhất thời để làm giảm ức chế quang hợp.[5] Cụm hoa đơn độc hoặc xim hoa hay tán gồm 1 đến nhiều hoa mẫu 5; cuống hoa dài, với 2 lá bắc nhỏ ở đỉnh, các lá bắc xuất hiện ở giữa cuống ở các loài có hoa đơn độc. Lá đài khác biệt, xếp lợp có hoặc không có thể chai ở đỉnh. Cánh hoa nhẵn nhụi, màu vàng, đỏ, hồng hay trắng, các anthocyaninxanthophyll có thể có hoặc không nhưng nói chung chúng ít khi đồng thời có mặt cùng nhau với số lượng lớn đáng kể, điều này có nghĩa là chỉ ít loài có hoa màu da cam tươi,[6] vặn xoắn, đôi khi hợp sinh nhẹ tại gốc, dính liền phía trên vuốt. Mười nhị đều là hữu sinh (nhị sinh sản); chỉ nhị hợp sinh tại gốc hay khác biệt. Mỗi ngăn bầu nhụy có 1-10 lá noãn, xếp thành 2 hàng mỗi ngăn. Quả nang nứt kiểu chẻ vách ngăn theo khe nứt dọc. Hạt 1-10 mỗi ngăn, nhưng thường là ít, với một lớp vỏ dày cùi thịt, nổ tung kiểu đàn hồi.[2][7]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Plants of the World Online liệt kê 553 loài.[3] Danh sách một số loài dưới đây lấy theo USDA,[8] Nesom,[9] với sự tham khảo, hiệu đính lấy theo Plants of the World Online.[3]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Một vài củ oca (O. tuberosa).

Các củ nhiều bột, mọng nước và ăn được của oca (O. tuberosa) đã được gieo trồng và thu hoạch lâu đời tại Colombia và một số nơi khác ở miền bắc dãy núi AndesNam Mỹ để làm lương thực. Nó cũng được trồng và bán ở New Zealand như là "khoai mỡ New Zealand" (mặc dù nó không phải là củ khoai mỡ thật sự), và các chủng có sẵn hiện nay có củ màu vàng, cam, vàng mơ, hồng, cũng như màu đỏ-cam truyền thống.[12]

Lá của Oxalis enneaphylla cũng từng được các thủy thủ ăn khi họ đi thuyền vòng quanh Patagonia để làm nguồn vitamin C chống bệnh thiếu vitamin C.

Tại Ấn Độ, lá của Oxalis corniculata cũng được ăn theo mùa, bắt đầu từ tháng 12 hay tháng 1 hàng năm. Người Bodo ở đông bắc Ấn Độ đôi khi nấu món cà ri cá với lá của loài chua me đất này. Lá khô của O. acetosella đôi khi cũng được dùng để pha trà để có hương vị chanh.

Nguồn axit oxalic[sửa | sửa mã nguồn]

Axit oxalic, một độc tố tìm thấy trong nhiều loài chua me đất và các loài thực vật ăn được khác.
Chua me đất bốn lá (O. tetraphylla) được trồng trong chậu.
Oxalis versicolor (chua me kẹo ba toong) trồng tại New Zealand.

Một đặc trưng của các thành viên thuộc chi này là chúng chứa axit oxalic (tên gọi của nó được đặt cho chi này), làm cho lá và hoa có vị chua, làm cho chúng có tác dụng làm tỉnh táo khi nhai.[13] Với lượng rất lớn, axit oxalic có thể bị coi là hơi có độc, can thiệp vào các chức năng tiêu hóathận. Tuy nhiên, axit oxalic cũng có mặt trong các loại thức ăn phổ biến hơn, như rau nhà chùa (Spinacia spp.), bông cải xanh, cải Brussels, bưởi chùm, hành tămđại hoàng v.v...[14] Đồng thuận khoa học nói chung cho rằng rủi ro về độc tính tuyệt đối, ngộ độc thực tế với axit oxalic ở người với chức năng thận bình thường là "rất khó xảy ra".[15]

Trong khi bất kỳ loài thực vật nào chứa axit oxalic, như Oxalis, là có độc đối với con người ở một liều lượng nhất định,[16] thì Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) lưu ý rằng axit oxalic có trong nhiều loại thực phẩm trong siêu thị và độc tính của nó nói chung có ít hoặc không gây hậu quả gì cho người ăn các loại thực phẩm đó.[17]

Trong quá khứ, người ta từng chiết các tinh thể calci oxalat để sử dụng trong điều trị một số bệnh, cũng như trong vai trò của một muối gọi là sal acetosella hay "muối chua me" (còn được biết đến như là "muối chanh"). Các đầu rễ củ oca đang phát triển được che phủ bằng chất quét phủ huỳnh quang giàu harmalinharmin dường như tiêu diệt các loài sâu bọ phá hại.[18][19] Các loài chua me dường như có khả năng sống tốt trong đất tích tụ nhiều đồng.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Christenhusz M. J. M.; Byng J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  2. ^ a b Oxalis trong e-flora. Tra cứu ngày 18-5-2020.
  3. ^ a b c Oxalis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 18-5-2020.
  4. ^ “Oxalis”. NC State University.
  5. ^ S. L. Nielsen, A. M. Simonsen (tháng 9 năm 2011). “Photosynthesis and photoinhibition in two differently coloured varieties of Oxalis triangularis — the effect of anthocyanin content”. Photosynthetica. 49 (3): 346–352. doi:10.1007/s11099-011-0042-y.
  6. ^ Mahr, Susan (tháng 3 năm 2009). “Shamrocks, Oxalis spp”. Master Gardener Program University of Wisconsin-Extension. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Oxalis trong Flora Malesiana. Tra cứu ngày 18-5-2020.
  8. ^ USDA Plant Database
  9. ^ Guy L. Nesom, 2009. Again: Taxonomy Of Yellow-Flowered Caulescent Oxalis (Oxalidaceae) In Eastern North America. J. Bot. Res. Inst. Texas 3(2): 727 – 738.
  10. ^ a b c d Loài có tại Việt Nam.
  11. ^ Welcome to the PLANTS Database | USDA Plants
  12. ^ “Yams grown in New Zealand originate from the South American Andes where they are known as oca”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Łuczaj Łukasz, 2008. Archival data on wild food plants used in Poland in 1948. Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine 4: 4. doi:10.1186/1746-4269-4-4 Toàn văn PDF
  14. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2005.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) "Oxalic Acid Content of Selected Vegetables"
  15. ^ Oxalic-Acid Information
  16. ^ Oxalic acid poisoning trên MedlinePlus Encyclopedia.
  17. ^ Calcium - Fact Sheet for Health Professionals
  18. ^ Bais Harsh Pal; Park Sang-Wook; Stermitz Frank R.; Halligan Kathleen M. & Vivanco Jorge M., 2002. Exudation of fluorescent β-carbolines from Oxalis tuberosa L. roots. Phytochemistry 61(5): 539–543. doi:10.1016/S0031-9422(02)00235-2 Toàn văn PDF
  19. ^ Bais Harsh Pal; Vepachedu Ramarao & Vivanco Jorge M., 2003. Root specific elicitation and exudation of fluorescent β-carbolines in transformed root cultures of Oxalis tuberosa. Plant Physiology and Biochemistry 41(4): 345-353. doi:10.1016/S0981-9428(03)00029-9 Toàn văn PDF

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Oxalis tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Oxalis tại Wikispecies