Phân lớp Không cung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phân lớp Không cung
Thời điểm hóa thạch: Than Đá - gần đây?
Hộp sọ không hốc thái dương của rùa quản đồng
Caretta caretta, một loài thuộc bộ Testudines.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Amniota
Lớp (class)Sauropsida
hay Reptilia
Phân lớp (subclass)Anapsida
Williston, 1917[1]
Các bộ

Captorhinida
Mesosauria
Procolophonomorpha

?Testudines (rùa, ba ba, vích, đồi mồi)

Phân lớp Không cung (danh pháp khoa học: Anapsida) là một nhóm động vật có màng ối (Amniota) với hộp sọ không có hốc thái dương gần thái dương.[2]

Trong khi "bò sát không cung" hay "anapsida" theo truyền thống được coi là nhóm đơn ngành, nhưng người ta cũng từng đề xuất rằng một vài nhóm bò sát với hộp sọ không cung có thể chỉ có quan hệ họ hàng xa. Các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về quan hệ chính xác giữa các động vật bò sát cơ sở (gốc) đã xuất hiện lần đầu tiên vào cuối kỷ Than Đá (khoảng 360-299 Ma), các nhóm bò sát khác nhau thuộc kỷ Permi (299-251 Ma) với hộp sọ không cung, và Testudines (bao gồm rùa, ba ba, vích, đồi mồi, giải v.v). Một số nhà sinh vật học tin rằng bộ Testudines là hậu duệ của nhóm bò sát hai cung (Diapsida) nhưng đã mất đi các hốc thái dương của mình[3][4][5], mặc dù cho tới nay vẫn chưa có sự đồng thuận về vị trí của bộ này. Cụ thể xem thêm Parareptilia để có chi tiết.

So sánh hộp sọ Anapsida, SynapsidaDiapsida (nhóm Amniota)

Nhóm động vật bò sát với hộp sọ không hốc thái dương còn sinh tồn duy nhất là Testudines. Các hóa thạch rùa có sớm nhất có niện đại tới kỷ Trias (250-200 Ma), nhưng chúng quá giống như rùa hiện đại để có thể coi là gần với khởi đầu của dòng dõi của chúng - cụ thể là chúng đã có các khớp chi trong khung xương sườn.

Phần lớn các loài bò sát với hộp sọ không cung khác, như các họ Millerettidae, NyctiphruretidaePareiasauridae, đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Permi trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias. Nhưng các loài trong họ Procolophonidae thì còn sống sót tới kỷ Trias.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Samuel Wendell Williston, 1852-1918[liên kết hỏng]
  2. ^ Pough F. H. và ctv. (2002) Vertebrate Life, ấn bản lần thứ 6. Prentice Hall Inc., Upper Saddle River, NJ. ISBN 0-13-041248-1
  3. ^ Jonas Roos; Aggarwal Ramesh K.; Janke Axel (tháng 11 năm 2007). “Extended mitogenomic phylogenetic analyses yield new insight into crocodylian evolution and their survival of the Cretaceous–Tertiary boundary”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (2): 663–673. doi:10.1016/j.ympev.2007.06.018. PMID 17719245. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Bhart-Anjan S. Bhullar, Gabe S. Bever, 2009, An Archosaur-Like Laterosphenoid in Early Turtles (Reptilia: Pantestudines), Breviora, 518:1-11., doi:10.3099/0006-9698-518.1.1
  5. ^ Y. Katsu; Braun E. L.; Guillette L. J. Jr.; Iguchi T. (ngày 17 tháng 3 năm 2010). “From reptilian phylogenomics to reptilian genomes: analyses of c-Jun and DJ-1 proto-oncogenes”. Cytogenetic and Genome Research. 127 (2–4): 79–93. doi:10.1159/000297715. PMID 20234127. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]