Phi Thông

Phi Thông
Xã Phi Thông
Bến tàu chở hàng ở Phi Thông bên bờ kênh Thoại Hà
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
Thành phốRạch Giá
Trụ sở UBNDĐường 30/4, ấp Tà Tây
Thành lập31/5/1991[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Thanh Sang
Địa lý
Tọa độ: 10°4′30″B 105°7′4″Đ / 10,075°B 105,11778°Đ / 10.07500; 105.11778
MapBản đồ xã Phi Thông
Phi Thông trên bản đồ Việt Nam
Phi Thông
Phi Thông
Vị trí xã Phi Thông trên bản đồ Việt Nam
Diện tích45,15 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng15.584 người[2]
Mật độ345 người/km²
Khác
Mã hành chính30763[3]

Phi Thông là một thuộc thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phi Thông nằm ở phía bắc thành phố Rạch Giá, có vị trí địa lý:

Xã Phi Thông có diện tích 45,15 km², dân số năm 2020 là 15.584 người[2], mật độ dân số đạt 345 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Phi Thông được chia thành 6 ấp: Phú Hoà, Sóc Cung, Tà Keo Ngọn, Tà Keo Vàm, Tà Tây, Trung Thành.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tại xã có địa danh Bệ Vầy Heo, cách 8 km về phía đông thành phố Rạch Giá. Địa danh này thuộc thượng nguồn sông Lạc Dục gồm Bệ Vầy Heo Lớn và Bệ Vầy Heo Nhỏ, chúng cách nhau 3 km theo trục Đông-Tây. Sở dĩ có tên như vậy vì trước đây nơi này là vùng đất đầm lầy,có nhiều loài thực vật thích nghi với đời sống loài heo rừng.Chúng tụ tập ở đó hàng trăm hàng ngàn con,vì vậy lưu dân người Việt đến đây đã đặt địa danh ấy là Bệ Vầy Heo (từ vầy ở trường hợp này được hiểu là từ sum họp,có sách viết dầy hay giầy là không đúng).[cần dẫn nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Phi Thông là một xã thuộc huyện Châu Thành.

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[5] về việc:

  • Chia xã Phi Thông thành 2 xã lấy tên là xã Phi Thông và xã Hưng Thạnh thuộc huyện Châu Thành
  • Tách xã Phi Thông của huyện Châu Thành để sáp nhập vào thị xã Rạch Giá quản lý.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 23-CP[6] về việc thành lập phường Vĩnh Thông trên cơ sở điều chỉnh 1.518,56 ha diện tích tự nhiên và 7.151 nhân khẩu của xã Phi Thông.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Phi Thông còn lại 3.836,71 ha diện tích tự nhiên và 10.375 nhân khẩu.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[7] về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang và xã Phi Thông trực thuộc thành phố Rạch Giá.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Nông thôn mới[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Giáo xứ Phú Hòa nằm trên địa bàn của xã Phi Thông

Xã Phi Thông từ trước đến nay vẫn được xem là xã vì nó mang tính chất nông thôn rõ rệt.

Xã Phi Thông là đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất thành phố Rạch Giá.

Xã Phi Thông được công nhận là xã nông thôn mới vào ngày 03/8/2015.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 288/1991/QĐ-TCCP
  2. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. 28 tháng 7 năm 2014.
  5. ^ “Quyết định 107-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn Kiến Lương thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 27 tháng 9 năm 1983. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “Nghị định 23-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang”. Văn bản pháp luật (vanbanphapluat.co). 18 tháng 3 năm 1997.
  7. ^ “Nghị định 97/2005/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang; điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Châu Thành, Kiên Hải và Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 7 năm 2005. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]