Họ Cá đạm bì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pseudochromidae)
Họ Cá đạm bì
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangimorpharia
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pseudochromidae
Müller & Troschel, 1849[1]
Các phân họ

Họ Cá đạm bì[2][3] (danh pháp khoa học: Pseudochromidae), là một họ cá biển trước đây được xếp vào bộ Cá vược,[4] nhưng gần đây đã được xem xét lại và xếp vị trí "không chắc chắn" (incertae sedis) của loạt Ovalentaria, một nhánh của nhóm Percomorpha (nhóm cá dạng cá vược).[5][6][7] Có ít nhất 152 loài cá trong 24 chi thuộc họ này.[7]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp của họ cá này, Pseudochromidae, được ghép từ 2 âm tiết trong tiếng Hy Lạp: ψευδής (pseudḗs, "giả", "sai khác") và χρόμις (khrómis, một loài cá chưa xác định, có lẽ là tương tự như cá vược).[4] Danh pháp Chromidae có thể là đồng nghĩa của Pomacentridae hoặc Cichlidae,[8] trong khi các danh pháp Chromis và Chrominae tương ứng là chi và phân họ trong họ Pomacentridae.[7][9]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Pseudochromidae phân bố ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hiếm khi được tìm thấy ở những vùng nước lợ. Chúng thường sống tập trung ở nơi có nhiều rạn san hô hoặc núp trong những khe đá ngầm[4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các thành viên trong họ Pseudochromidae đều có kích thước nhỏ (dưới 10 cm), có loài dài chưa được 2 cm[10]. Tuy nhiên, loài có kích thước lớn nhất của Pseudochromidae được biết tới nay là loài Congrogadus subducens, với chiều dài của thân là khoảng 45 cm.[4][11] Pseudochromidae thường có nhiều màu sắc sặc sỡ; nhiều loài có thể thay đổi màu sắc khi di chuyển đến nơi khác.[7] Pseudochromidae là các loài dị hình giới tính rõ rệt, có thể phân biệt qua màu sắc trên cơ thể.[7]

Pseudochromidae có cơ quan đường bên không hoàn thiện, là một đặc điểm phân biệt chúng với các họ cá khác.[4][7][10] Vây bụng có thể vắng mặt ở một số loài, có một ngạnh với khoảng 3 - 5 vây tia. Vây lưng có 21 - 37 vây tia mềm, trong khi vây hậu môn có 13 - 21 vây tia mềm.[7]

Thức ăn của Pseudochromidae chủ yếu là rong tảo, những loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác.[4][7] Cá đực có trách nhiệm bảo vệ bọc trứng được gửi bởi cá cái cho đến khi trứng nở sau khoảng một tuần. Một số loài có tập tính ấp trứng bằng miệng.[4]

Các chi[1][sửa | sửa mã nguồn]

Pseudochromis aldabraensis
Pictichromis porphyrea
Congrogadus subducens

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b WoRMS (2015). Nicolas Bailly (biên tập). “Pseudochromidae Müller & Troschel, 1849”. FishBase. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.
  2. ^ Nguyễn Thành Huy & Nguyễn Văn Long. Viện Hải dương học Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. 2013. Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trên vùng triều Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế "Biển Đông 2012" (Proceedings of the International Conference on "Bien Dong 2012") 12-14/9/2012, tr. 46-57.
  3. ^ Nguyễn Văn Quân & Nguyễn Đức Thế, 2014. Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Đại học Nha Trang. Số 3: 90-95.
  4. ^ a b c d e f g Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2019). "Pseudochromidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  6. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  7. ^ a b c d e f g h J. S. Nelson; T. C. Grande; M. V. H. Wilson (2016). Fishes of the World (ấn bản 5). Wiley. tr. 752. ISBN 978-1-118-34233-6. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  8. ^ C. L. Camp, S. P. Welles & Morton Green, Museum of Paleontology, University of California, Berkeley, California. 1949. Bibliography of Fossil Vertebrates 1939-1943. - Systematic Index. Tr. 263. The Geological Society of America Memoir 37.
  9. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Các loài trong Chromis trên FishBase. Phiên bản tháng 8 năm 2019.
  10. ^ a b John R. Paxton, William N. Eschmeyer, David Kirshner (1998), Encyclopedia of Fishes, Nhà xuất bản Academic Press, tr.185. ISBN 978-0125476652
  11. ^ Ewald Lieske, Robert F. Myers (1998), Coral Reef Fishes, Nhà xuất bản Đại học Princeton. ISBN 978-0691004815