Quan hệ Ukraina – Việt Nam
Ukraina |
Việt Nam |
---|---|
Nhiệm vụ ngoại giao | |
Đại sứ quán Ukraina tại Việt Nam | Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina |
Đặc sứ ngoại giao | |
Gaman Oleksandr | Nguyễn Hồng Thạch |
Việt Nam đã công nhận nhà nước Ukraina vào ngày 27 tháng 12 năm 1991. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập vào ngày 23 tháng 1 năm 1992. Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ukraina bắt đầu hoạt động vào năm 1993. Đại sứ quán Ukraina tại Việt Nam được mở năm 1997.
Quan hệ chính trị và kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Việt Nam duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Ukraina khi Ukraina tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô, đó là do sự tồn tại của người Việt Nam ở Ukraina, và Ukraina cũng là nguồn cung cấp thiết bị quân sự chính cho Việt Nam. Ukraina đã đóng một vai trò trong việc giúp Việt Nam nâng cấp và hiện đại hóa quân đội.[1]
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng Ukraina bắt đầu vào năm 2013 hoặc do Nga tấn công Ukraina bắt đầu vào năm 2022, Việt Nam vẫn duy trì sự trung lập.
Hai quốc gia đã tìm cách mở rộng mối quan hệ thương mại và kinh tế vào năm 2018.[2] Đối với Việt Nam, Ukraina là một đối tác thương mại quan trọng ở châu Âu, nhờ mối quan hệ lịch sử lâu dài giữa hai quốc gia có từ thời Liên Xô.[3]
Cộng đồng người Việt ở Ukraina
[sửa | sửa mã nguồn]- Trước khi Chiến tranh Nga-Ukraine năm 2022, người Việt Nam ở Ukraina, mặc dù số lượng ít, nhưng nằm trong số lớn nhất ở châu Âu, với hơn 50.000 đến 100.000 người Việt Nam sống ở Ukraina. Người Ukraina coi cộng đồng người Việt tích cực, dựa trên điểm chung lịch sử giữa hai nước.[4] Cộng đồng người Việt cũng đóng vai trò là cầu nối giữa người Việt ở các quốc gia Slav khác như Ba Lan, Nga và Cộng hòa Séc, nơi có cộng đồng người Việt lớn.
- Trong Chiến tranh Nga-Ukraine năm 2022, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 26.7.2022, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch cho biết cộng đồng người Việt tại Ukraine hiện chỉ còn khoảng 400 người. Trong số này có khoảng 200 người vừa trở về Ukraine sau thời gian lánh nạn ở các nước láng giềng.[5]
Tranh cãi
[sửa | sửa mã nguồn]Ukraina đánh giá quan điểm của Việt Nam về chiến tranh Nga-Ukraina
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng Nghị quyết ES-11/1 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phản đối cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraina, trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân của mình vào ngày 2/3/2022, bà Nataliya Zhynkina, đại diện lâm thời Ukraina tại Việt Nam, tuyên bố: "Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý".[6]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
- ^ https://en.qdnd.vn/foreign-affairs/bilateral-relations/trade-important-to-vietnam-ukraine-relations-pm-484506
- ^ https://www.kyivpost.com/article/guide/about-kyiv/vietnamese-come-to-ukraine-for-a-better-life-altho-54333.html
- ^ https://tuoitre.vn/nguoi-viet-o-ukraine-di-ti-nan-mong-ngong-quay-ve-20220726231250326.htm#:~:text=Trao%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%E1%BB%9Bi%20Tu%E1%BB%95i%20Tr%E1%BA%BB,%E1%BB%9F%20c%C3%A1c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20l%C3%A1ng%20gi%E1%BB%81ng.
- ^ “Gửi bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam”. Redsvn.net (bằng tiếng Anh). 3 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.