Rong nho

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Caulerpa lentillifera
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukarya
(không phân hạng)Archaeplastida
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Chlorophyta
Ngành (phylum)Viridiplantae
Lớp (class)Bryopsidophyceae
Bộ (ordo)Bryopsidales
Họ (familia)Caulerpaceae
Chi (genus)Caulerpa
Loài (species)C. lentillifera
Danh pháp hai phần
Caulerpa lentillifera
J.Agardh 1837

Rong nho (tên khoa học: Caulerpa lentillifera) là một loài rong tảo biển thuộc họ Caulerpaceae, dùng làm rau rất bổ dưỡng. Người Anh gọi nó là trứng cá xanh (green caviar), người Nhật Bản gọi nó là nho biển (海ぶどう, umi-budō). Rong nho phân bố tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, Nhật Bản (xung quanh đảo Okinawa) và các đảo vùng Thái Bình Dương. Năm 2006 các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Nha Trang đã tìm thấy loài này ở đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, với kích thước nhỏ hơn nhiều so với rong nho ở Philippines hay Nhật Bản.

Caulerpa lentillifera làm thực phẩm ở Đảo Okinawa

Hiện ở Việt Nam đã trồng thành công loại rong nho có giống từ Nhật Bản tại Đông hà, Hải Ninh, Hòn Khói, Tỉnh Khánh hòa. Rong nho là loại tảo đa bào

Chế biến

Thường rong nho sẽ được trộn chung với các loại gỏi, salad, đồ chua bởi đặc tính mặn và giòn của rong nho

Rong nho cũng được thêm vào các món sashimi để tạo thành món được gọi là "umibudo don", là một bát cơm với sashimi và umibudo ở trên. Nước sốt gọi là "sanbaisu" 三杯 酢 được đổ lên đó. Sanbaisu được làm từ nước tương, giấm và rượu mirin với tỷ lệ bằng nhau. Nếu có dịp đến Okinawa, đây chắc chắn là một món ăn đáng thử.

Thành phần của rong nho

- Các khoáng đa lượng: Calci (2,1%), Magnesi (1,2 %), Kali, Natri, Phosphor…

- Các khoáng vi lượng: Iod, Sắt, Kẽm, Đồng, Mangan, Coban…

- Thành phần dinh dưỡng: Protein (7,4%), Lipid (1,2%). Chứa khoảng 20 amino acid trong đó có 10 amino acid cần thiết cho con người như Lysine, Trypthophan, Valine, Histidine, Isoleusine, Methionine…

- Các Vitamin A, B, C...

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tìm hiểu thêm về rong nho Umibudo

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Caulerpa tại Wikimedia Commons