Bước tới nội dung

Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh là một đơn vị sân khấu tư nhân của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu sản xuất và tổ chức trình diễn các tác phẩm kịch nói thuộc thể loại tâm lý-xã hội. Sân khấu chính thức được thành lập bởi bộ đôi NSƯT Thành Hội và NS Ái Như vào năm 2010.[1] Hiện nay, Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh có trụ sở chính tại Tầng 4, Nhà Văn hóa Thiếu nhi Quận 10, 139 Bắc Hải, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Giới thiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 01 năm 2010, Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh chính thức được khai trương tại địa chỉ 36 Lê Quý Đôn, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Công ty TNHH dịch vụ giải trí Xuân Hương bởi bộ đôi NSƯT Thành Hội và NS Ái Như với hai vở kịch mở màn là Trần gian phải có tình yêuMua bảo hiểm tình.[1] Sân khấu tập trung vào diễn các vở kịch mang thể loại tâm lý-xã hội, xoay quanh các phận đời và tình yêu trong xã hội, với biểu tượng là hình ảnh Con chuồn chuồn và câu khẩu hiệu "Sưởi ấm tâm hồn".[2]

Dời địa điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, sau 4 năm, do yêu cầu xây dựng lại Nhà Thiếu nhi TPHCM với thời gian thi công dự kiến là 3 năm, sân khấu buộc phải dời sang địa điểm mới là 139 Bắc Hải, phường 14, quận 10, TPHCM với vở kịch mở màn là Đêm thiên nga.[3]

Thay đổi phương án diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh biểu diễn theo hình thức xoay tour, nghĩa là mỗi tháng đều sẽ có nhiều vở diễn xuyên suốt, mỗi năm sẽ công diễn từ 2-3 vở mới. Tuy nhiên, tối ngày 21 tháng 04 năm 2022, sân khấu mở họp báo mang tên Bay trên cánh mỏng để thông báo về sự thay đổi trong phương án biểu diễn, thay vì diễn theo tour như ban đầu, sân khấu sẽ đổi sang "diễn theo mùa" hay còn gọi là Mùa diễn, mỗi năm sẽ gồm hai mùa diễn là đầu năm và giữa năm kéo dài từ 3 đến 5 tháng. Trong hai mùa diễn đó, sân khấu sẽ trình diễn từ 1-2 vở kịch mới và sau khi kết thúc mùa diễn, vở kịch sẽ không diễn lại.[4] Và trước khi, sân khấu chính thức chuyển sang phương án Mùa diễn, đạo diễn Huỳnh Công Hiển, đại diện của sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, đã cho biết rằng sân khấu sẽ mở diễn lại 10 vở kịch tiêu biểu của sân khấu trong 12 năm qua bao gồm Con ma nhà họ Hứa, Nửa đời ngơ ngác, Bàn tay của trời, Hãy khóc đi em, 29 anh về, Bông hồng cài áo, Bạch Hải Đường, Sông dài, Tình yêu trời đánh, Nửa đời hương phấn, trước khi chính thức kết thúc các vở diễn cũ này lại.[4][5]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đang cộng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Từng cộng tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm công diễn Tên vở diễn Đạo diễn Ghi chú
2010 Trần gian phải có tình yêu NS Ái Như Một trong hai vở kịch đầu tiên của Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh[1]
Mua bảo hiểm tình NSƯT Thành Hội Một trong hai vở kịch đầu tiên của Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh[1]
Mùa đông cuối cùng NS Ái Như
Ngôi nhà thiếu đàn bà NS Ái Như
Người trong cõi nhớ NSƯT Đoàn Bá Chuyển thể kịch nói từ vở cải lương Người trong cõi nhớ
Người điên trong ngôi nhà cổ NSƯT Thành Hội
Nửa đời ngơ ngác NSƯT Thành Hội Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Chiều vắng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nữ hoàng ngang ngược Tấn Phát Vở kịch thiếu nhi đầu tiên của Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh
2011 Bàn tay của trời NS Ái Như Chuyển thể kịch nói từ tác phẩm Những đứa con oan nghiệt của tác giả Doãn Hoàng Giang
Hãy khóc đi em NS Ái Như Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần Thùy Mai
Thử yêu lần nữa NS Ái Như
Màu của tình yêu NS Ái Như Phần thứ Hai của vở Thử yêu lần nữa
Chú kiến lạc loài Thế Sơn Lương Duyên Lấy cảm hứng từ bộ phim Đời con bọ của hãng phim Walt Disney Pictures
2012 Cảm ơn mình đã yêu em NS Ái Như Phần thứ Ba của vở Thử yêu lần nữa
29 anh về NSƯT Thành Hội
Tục lụy NS Ái Như Được tái dựng từ vở Cơn mê cuối cùng của tác giả Ngọc Linh
Tình nhân đến với tình nhân Lương Duyên Lấy cảm hứng từ tác phẩm Nhà tắm muôn năm của tác giả E.Braghinski – E.Riazanop
2013 Tái sinh NS Ái Như
6 tháng anh và em NS Ái Như
Chuyện bây giờ mới kể NSƯT Thành Hội
Trò chơi tham vọng NSƯT Trần Minh Ngọc
Nghìn lẻ hai đêm Lương Duyên
2014 Oan tình ai thấu NS Ái Như
Sông dài NSƯT Thành Hội Chuyển thể kịch nói từ vở cải lương Sông dài của soạn giả Hà TriềuHoa Phượng
Lạc giữa phố người Bùi Quốc Bảo
Đêm thiên nga NS Ái Như Vở diễn đầu tiên tại Nhà Văn hóa Thiếu nhi Quận 10

Lấy cảm hứng từ Khúc hát thiên nga của tác giả Anton Chekhov[3]

Đèn không hắt bóng NS Ái Như Chuyển thể từ tiểu thuyết Đèn không hắt bóng của nhà văn Junichi Watanabe
2015 Nửa đời hương phấn NS Ái Như Đoạt giải Giải Mai vàng cho Vở diễn Sân khấu được yêu thích nhất[6]

Chuyển thể kịch nói từ vở cải lương Nửa đời hương phấn của soạn giả Hà TriềuHoa Phượng

Bao giờ sông cạn NS Ái Như Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Dòng nhớ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Lọ Lem và Hoàng tử NSƯT Thành Hội Tấn Phát
2016 Lan và Điệp NSƯT Thành Hội Lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Rau răm ở lại Thái Kim Tùng Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Ơi Cải về đâu của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
2017 Mơ trăng bóng nước NSƯT Thành Hội Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Tình lơ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Đàn ông ơi... anh là ai NSƯT Hạnh Thúy
Hồi xưa biển ngọt NS Ái Như
2018 Giấc mộng vàng son Quang Thảo Ngọc Duyên
Sài Gòn có một ngã tư NSƯT Thành Hội Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Ừ đi.Ừ! của nhà văn Trần Kim Trắc
Con ma nhà họ Hứa Quốc Thịnh Tuyết Mai
Vườn nho đắng NS Ái Như
2019 Bên kia nửa đời ngơ ngác NS Ái Như
Lạc dòng NSƯT Thành Hội
Bông hồng cài áo NS Ái Như Chuyển thể kịch nói từ vở cải lương Bông hồng cài áo của NSND Kim Cương
2020 Mút chỉ mút cà thia NSƯT Thành Hội Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Thương quá rau răm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Tình yêu trời đánh NS Ái Như
Bàn tay của trời NS Ái Như Tái công diễn từ vở Bàn tay của trời năm 2011
2021 Bạch Hải Đường NS Ái Như Chuyển thể kịch nói từ vở cải lương Tướng cướp Bạch Hải Đường của soạn giả Nguyễn Huỳnh
Chờ thêm chút nữa Quốc Thịnh Tuyết Mai [7]
Diễn theo "Mùa diễn"[4]
Mùa diễn Tên vở diễn Đạo diễn Ghi chú
2022 Mùi của hạnh phúc NSƯT Thành Hội Vở kịch đầu tiên thuộc phương án biểu diễn Mùa diễn
2023 Trái tim oan khuất Hoàng Thái Thanh
Trả lại lia thia Hoàng Thái Thanh Đề cử Giải thưởng Hội Sân khấu TPHCM[8]

Lấy cảm hứng từ truyện ngắn Củi mục trôi về của Nguyễn Ngọc Tư

2024 Lạc ở đáy sông NS Ái Như [9]
Lồng sắt Ngọc Duyên
Cơn mê cuối cùng NS Ái Như Được tái dựng từ vở Tục lụy (2012) của sân khấu Hoàng Thái Thanh

Vở diễn tham gia Liên hoan Sân khấu kịch TPHCM năm 2024

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Đề cử Kết quả Nguồn
2015 Giải Mai vàng Vở diễn sân khấu được yêu thích nhất Nửa đời hương phấn – Ái Như Đoạt giải [6]
2023 Giải thưởng Hội Sân khấu TPHCM Trả lại lia thia – Hoàng Thái Thanh Đề cử [8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d H. Anh (22 tháng 1 năm 2010). “Khai trương Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh”. Báo Tuổi Trẻ.
  2. ^ “Trang chủ Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh”. Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh.
  3. ^ a b Thanh Hiệp (31 tháng 8 năm 2014). “Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh dọn nhà”. Báo Người Lao Động.
  4. ^ a b c Hoàng Kim (22 tháng 4 năm 2022). “Sân khấu Hoàng Thái Thanh thay đổi "đường bay". Báo Thanh Niên.
  5. ^ Mai Nhật (23 tháng 4 năm 2022). “Sân khấu Hoàng Thái Thanh diễn lại 10 vở diễn”. Báo VnExpress.
  6. ^ a b Thanh Hiệp - Thùy Trang - Minh Nga (23 tháng 1 năm 2016). “Dư âm Giải Mai Vàng 2015: Tôn vinh người xứng đáng”. Báo Người Lao Động.
  7. ^ Linh Đoan (4 tháng 2 năm 2021). “Dựng kịch tết trong phập phồng”. Báo Tuổi Trẻ.
  8. ^ a b Minh Khang (5 tháng 12 năm 2023). “5 tác phẩm đạt giải thưởng Hội Sân khấu TPHCM 2023”. Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM.
  9. ^ Linh Đoan (27 tháng 12 năm 2023). “Chuyện người vớt xác trên sông trong vở kịch Lạc ở đáy sông”. Báo Tuổi Trẻ.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]