Hồng Ánh
Hồng Ánh | |
---|---|
![]() Hồng Ánh năm 2020 | |
Nghệ danh | Hồng Ánh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Phạm Thị Hồng Ánh 28 tháng 8, 1977 Trà Vinh, Việt Nam |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | ![]() |
Nghề nghiệp | Diễn viên Đạo diễn điện ảnh MC |
Chồng | Nguyễn Thanh Sơn (cưới 2009) |
Lĩnh vực |
|
Sự nghiệp điện ảnh | |
Vai trò |
|
Năm hoạt động | 1995 - nay |
Vai diễn | Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng |
Tác phẩm |
|
Sự nghiệp sân khấu | |
Vai trò |
|
Năm hoạt động | 2003 - nay |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Diễn viên triển vọng | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Nữ diễn viên chính xuất sắc | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 Nữ diễn viên chính xuất sắc | |
Cánh Diều Vàng 2008 Nữ diễn viên chính xuất sắc | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 Nữ diễn viên phụ xuất sắc | |
Website | |
Hồng Ánh trên IMDb | |
Hồng Ánh tên đầy đủ là Phạm Thị Hồng Ánh (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1977) là một nữ diễn viên điện ảnh - truyền hình, diễn viên kịch nói và đạo diễn nổi tiếng của Việt Nam, từng giành được nhiều giải thưởng tại các kỳ Liên hoan phim cấp quốc gia cũng như quốc tế về diễn xuất.
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Hồng Ánh sinh tại Trà Vinh, từng tham gia học múa[1]. Năm 14 tuổi, cô đã được chọn múa biểu diễn trên sân khấu lớn. Sau đó, cô chuyển sang đóng phim.[2]
Hồng Ánh lần đầu gặp Thanh Sơn vào năm 2000, và họ chính thức trở thành vợ chồng vào ngày 14/1/2009 sau 6 năm yêu nhau và 3 năm sống thử. Nguyễn Thanh Sơn được biết đến là nhà phê bình văn học và chuyên gia về lĩnh vực truyền thông.
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1995, Hồng Ánh nhận giải Người đẹp duyên dáng trong cuộc thi Diễn viên Điện ảnh triển vọng[2] do Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Năm 1999, Cô làm người dẫn chương trình Tạp chí Văn Nghệ lúc 08h30 Chủ Nhật hằng tuần trên kênh HTV7. Sau đó, Hồng Ánh tiếp tục dẫn chương trình video DVD Nghệ thuật trang điểm - trang điểm che giấu khuyết điểm cùng với sự góp mặt của chuyên viên trang điểm Lê Dũng do hãng phim Phương Nam thực hiện năm 2004.[3]
Năm 2005, cô làm MC cho chương trình Mọi Người Cùng Thắng trên HTV7 từ 2005.
Hồng Ánh đã ghi được dấu ấn trong lòng khán giả với khả năng diễn xuất tuyệt vời, giàu cảm xúc và chân thật trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình như: Người đẹp Tây Đô, Đời cát, Cầu thang tối, Người đàn bà mộng du, Trái tim bé bỏng, Kiều Nguyệt Nga, Thung lũng hoang vắng, Hải Nguyệt, Trăng nơi đáy giếng, Em là bà nội của anh, Tháng năm rực rỡ[2], Thưa mẹ con đi, Tiệc trăng máu, ...
Hồng Ánh đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín trong nước và quốc tế như giải Cánh Diều Vàng của hội Điện ảnh[1]. Bông Sen Vàng của Cục điện ảnh. Năm 2008, với vai Hạnh trong bộ phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, Hồng Ánh đã đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Dubai.[1][2]
Năm 2011, Hồng Ánh là thành viên nữ duy nhất của Ban giám khảo Cánh Diều Vàng.[2]
Năm 2013, Hồng Ánh sản xuất phim điện ảnh Đường Đua.[4]
Năm 2014, Hồng Ánh trở thành giảm khảo của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần 3 (HANIFF 3).[5]
Năm 2014, Hãng phim Xanh (Blue Productions) do Hồng Ánh làm giám đốc phát hành độc lập có thu phí thành công với phim tài liệu "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng". Bộ phim phá vỡ mọi kỷ lục doanh thu trong lịch sử của phim tài liệu Việt Nam[6] vì trước đó chưa có phim Tài liệu Điện ảnh nào được phát hành thương mại.[7]Bộ phim đoạt giải "Special Mention" tại Liên hoan Phim tài liệu Đông Nam Á Chopshots và đạt bằng khen trong hạng mục Phim tài liệu tại giải Cánh diều vàng 2013. [8]
Năm 2015, Hồng Ánh tham gia nhiều chiến dịch vận động cải thiện các vấn đề về môi trường và bảo vệ động vật quý hiếm. Chị là một trong 4 đại sứ thiện chí của chương trình Cùng Hành động tạo sự Thay đổi (Operation Game Change) và là thành viên ban giám khảo tại liên hoan phim ngắn WildFest.
Năm 2017 Hồng Ánh đạo diễn phim đầu tay "Đảo của dân ngụ cư" được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Đỗ Phước Tiến, biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phim nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế uy tín trong khu vực và thế giới.[9][10]
Năm 2018, cô làm Giám khảo ở "Liên hoan phim ngắn Film and Youth lần 2" do Truyền hình FPT cùng Câu lạc bộ Sân khấu điện ảnh trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức. Ban Giám khảo còn có Đinh Tiến Dũng, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, Phan Đăng Di .[11]
Ứng cử Đại biểu Quốc hội[sửa | sửa mã nguồn]
Hồng Ánh có tên trong danh sách 63 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII do hội Điện ảnh giới thiệu tại Hội nghị Hiệp thương lần 2 ngày 21 tháng 3 năm 2011 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh thỏa thuận.[1][2]
Theo VietNamNet, diễn viên Hồng Ánh được Hội liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị ứng cử đại biểu Quốc hội.[2]
Sự nghiệp diễn xuất[sửa | sửa mã nguồn]
Kịch thiếu nhi[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Vở | Vai |
---|---|---|
2004 | NXNX (Ngày xửa ngày xưa) 7: Nàng tiên cá | Phù thủy bạch tuộc |
NXNX 8: Công chúa Chích Choè | Công chúa Chích Choè | |
Những bài học đáng nhớ: Ngày đầu tiên đi học | bà Bottini | |
Những bài học đáng nhớ: Những người sống quanh tôi | ||
2005 | NXNX 10: Huyền thoại nữ thần Lee Kim Chi | Nữ thần mặt trời |
2006 | NXNX 12: Nàng Bạch Tuyết lạc bảy chú lùn | Tấm |
NXNX 13: Na Tra đại náo thủy cung | Quy thừa tướng | |
2007 | NXNX 15: Hoàng tử Ai Cập | Công chúa Ai Cập |
2008 | NXNX 16: Chuyện thần tiên xứ Phù Tang | Hoàng hậu |
Kịch người lớn[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Vở | Vai | Sân khấu |
---|---|---|---|
2003 | 12 bà mụ | Bà mụ Hoàng Thị Mộng Mười Một | Idecaf |
Nhân danh công lý | Thúy Quỳnh | Sân Khấu Tao Đàn | |
Hãy yêu nhau đi | Y Nga | Idecaf | |
Bệnh Sĩ | Cô gái quê | ||
2004 | Phép lạ | Diễm | |
Thử yêu lần nữa | Nguyễn Thị Bích Hồng | ||
2005 | Thử yêu lần nữa 2: Màu của tình yêu | Nguyễn Thị Bích Hồng | |
Nụ cười của biển | Thúy | ||
2006 | Ba người đàn ông họ Lôi | Lam | |
Tình yêu không thiên đường | Lan Hương | ||
Thử yêu lần nữa 3: Cám ơn mình đã yêu em | Nguyễn Thị Bích Hồng | ||
2007 | Những con ma nhà hát | lão nghệ sĩ Ánh Hường | |
Bí mật vườn Lệ Chi | Nguyễn Thị Lộ | ||
2008 | Phép lạ | Diễm | |
Sát thủ hai mảnh | nữ sát thủ áo đỏ | ||
2010 | Nửa đời ngơ ngác | Út Thu Lý | Hoàng Thái Thanh |
Người trong cõi nhớ | Kim (lúc 40 tuổi) | ||
2011 | Thử yêu lần nữa | Nguyễn Thị Bích Hồng | |
Thử yêu lần nữa 2: Màu của tình yêu | Nguyễn Thị Bích Hồng | ||
Hãy khóc đi em | Thắm | ||
Quyền lực tình yêu | Hoàng phi Lan Hương | Idecaf | |
2012 | Thử yêu lần nữa 3: Cám ơn mình đã yêu em | Nguyễn Thị Bích Hồng | Hoàng Thái Thanh |
2013 | Chuyện bây giờ mới kể | Sáu Liên | |
2014 | Sông dài | Lượm | |
Hãy khóc đi em | Hạnh | ||
2015 | Nửa đời hương phấn | Hương (The) | |
Hãy khóc đi em | Thắm | ||
2016 | Mình có quen nhau hông? | Thị Lợi | |
Giờ của quỷ | Thanh Xuân ( đạo diễn kiêm diễn viên chính) | Hồng Hạc | |
2018 | Giấc mộng vàng son | bà tiên già Hằng Học | Hoàng Thái Thanh |
29 anh về | Bà lão | ||
2019 | Thử yêu lần nữa | Nguyễn Thị Bích Hồng | |
2020 | Tình yêu trời đánh | Nữ | |
2021 | Sơn Ca | Linh Đan | Sân Khấu 5B |
2023 | Em Em Chị Chị | Minh Khuê | Nhà hát Thanh Niên |
- Và nhiều vở kịch khác
Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Tựa Phim | Vai Diễn |
---|---|---|
1996 | Người đẹp Tây Đô | Bạch Vân |
Cầu thang tối | Tâm | |
Nàng Hương | Tươi | |
Lựa chọn | Y tá Mai | |
1997 | Những nẻo đường phù sa | Mai |
1999 | Tóc ngắn | Lương |
2000 | Cổ tích Việt Nam 11: Gái ngoan dạy chồng | Người vợ |
2002 | Chuyện tình biển xa | Thu Phương |
2004 | Lục Vân Tiên | Kiều Nguyệt Nga |
Cổ tích Việt Nam 15: Nàng Xuân Hương | Xuân Hương | |
2006 | Nghề báo | Thuý Bình |
2008 | Kính vạn hoa (phần 3) | Cô giáo Trinh |
Mùi ngò gai (phần 3) | Vy | |
2010 | Kính thưa Osin | Ngự Bình |
2012 | Ngọc Viễn Đông | Thiet Tranh |
2014 | Sóng gió hôn nhân | Ngọc Lan |
Cây nước mắt | Chị 50 | |
2015 | Dọc đường đen trắng | Bà Ánh |
2016 | Thủy cơ | Lê Trang |
Mở khoá con tim | Út Chi | |
2021 | Cây táo nở hoa | Bà Hạnh |
2023 | Hoa vương | Bà Trà My |
Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Tựa Phim | Vai Diễn |
---|---|---|
1997 | Hải Nguyệt | Hải Nguyệt |
Trăng không mùa | Soria | |
1999 | Chung cư | Minh Ly |
Đời cát | Tâm | |
2001 | Thung lũng hoang vắng | Giao |
2003 | Người đàn bà mộng du | Quỳ |
2007 | Mười: Truyền thuyết về bức chân dung | Hồng |
Trăng nơi đáy giếng | Hạnh | |
2008 | Trái tim bé bỏng | Cháy |
2011 | Tâm hồn mẹ | Lan |
2015 | Em là bà nội của anh | Bà Vy |
2018 | Tháng năm rực rỡ | Hiểu Phương lúc trưởng thành |
2019 | Thưa mẹ con đi | Út Hồng |
2020 | Tiệc trăng máu | Nguyệt Ánh |
2022 | Mười: Lời nguyền trở lại | Hồng |
2023 | Đất rừng Phương Nam | Mẹ An |
Phim ngắn[sửa | sửa mã nguồn]
- Mẹ (MV Ước Mơ Của Mẹ, Văn Mai Hương trình bày)
- Thực và mộng - Ngọc viễn đông (Cường Ngô)
- Ngày Chủ Nhật Bình Thường
- Xin Chào Hạnh Phúc: Nỗi buồn Tuấn Tú
Các MV ca nhạc tham gia[sửa | sửa mã nguồn]
- Bến xuân - Sáng tác: Cố nhạc sĩ Văn cao - Thể hiện: Cao Minh
- Năm cụm núi quê hương - Thể hiện: Cố ca sĩ Phi Nhung
- Thất tình (nhạc Hoa lời Việt) - Thể hiện: Cố ca sĩ Minh Thuận và ca sĩ Nhật Hào
- Nỗi buồn xa xứ - Thể hiện: Ca sĩ Thu Hiền
Đạo diễn/Nhà sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Tựa phim | Vai trò |
---|---|---|
2013 | Đường đua | Nhà sản xuất |
2014 | Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng | Giám đốc công ty sản xuất |
2016 | Đảo của dân ngụ cư | Đạo diễn & Nhà Sản Xuất |
2018 | Đi tìm Phong | Nhà phát hành |
Các chương trình tham gia[sửa | sửa mã nguồn]
Giám khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Cuộc thi | Ghi chú |
---|---|---|
2011 | Giải thưởng: Cánh Diều Vàng | |
2014 | Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ III | |
2015 | Liên hoan phim ngắn WildFest | |
2018 | Liên hoan phim ngắn FY lần thứ 2 | FY là chữ cái đầu của Film and Youth (Phim và tuổi trẻ) |
2020 | Gương mặt thân quen | Tập 7 và Bán Kết |
2020 | Top Class | Giám khảo & Mentor |
2021 | Cuộc thi phim ngắn Đà Nẵng | Chủ đề: Khám phá Đà Nẵng tuyệt vời - Wow Đà Nẵng |
MC[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Chương trình | Kênh |
---|---|---|
1999 | Tạp chí Văn Nghệ | HTV7 |
1999 | Nghệ thuật trang điểm - trang điểm che giấu khuyết điểm | — |
2003-2006 | Duyên dáng Việt Nam[12] | — |
2005 | Mọi người cùng thắng[13] | HTV7 |
2008 | Lễ trao giải Cánh diều 2007 | VTV3 |
2009 | Đêm cùng sao[14] | HTV7 |
2011 | Lễ trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 |
Khách mời/Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]
Năm | Chương trình | Kênh | Thể loại |
---|---|---|---|
2014 | 12 con giáp | VTV3 | Truyền hình trực tiếp |
2015 | Chị ơi, đi Hàn Quốc | VTV | Truyền hình thực tế |
2016 | Ghế không tựa | VTV6 | Talkshow |
2018 | Studio H9 - Hẹn cuối tuần | HTV7 | Talkshow |
2019 | Vang bóng một thời | THVL1 | |
2021 | 8 lạng nửa cân mùa 2 | VTV9 | |
2021 | Ký ức vui vẻ mùa 3 | VTV3 |
Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng và đề cử của Hồng Ánh
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hồng Ánh. |
- ^ a b c d Hiền Hương (ngày 23 tháng 3 năm 2011). “Diễn viên Hồng Ánh ứng cử đại biểu Quốc hội”. Dân Trí. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2011.
- ^ a b c d e f g Thu An (ngày 24 tháng 3 năm 2011). “Diễn viên Hồng Ánh ứng cử đại biểu Quốc hội”. VietNamNet. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2011.
- ^ “TỰ HỌC TRANG ĐIỂM CHE KHUYẾT ĐIỂM”.
- ^ “Hồng Ánh mang "Đường đua" đến Cannes”. Báo Thanh Niên. 20 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Hồng Ánh làm giám khảo LHP Quốc tế Hà Nội 2014”. Báo Kinh tế đô thị. 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Chiếu lại phim 'Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng'”. Báo Thanh Niên. 4 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Khán giả Hà Nội lùng vé 'Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng'”. thethaovanhoa.vn. 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “'Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng' về VN”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “"Đảo của dân ngụ cư" tranh giải chính thức của LHP Quốc tế 2017”. VOV.VN. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Đảo của dân ngụ cư đoạt 3 giải liên hoan phim quốc tế ASEAN”. Tuổi Trẻ Online. 7 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Hồng Ánh làm giám khảo 'Liên hoan phim ngắn FY lần hai'”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
- ^ “Duyên Dáng Việt Nam”, Wikipedia tiếng Việt, 2 tháng 3 năm 2023, truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2023
- ^ VnExpress. “Hồng Ánh làm MC truyền hình”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Hồng Ánh tạm xa chồng đi du học”. ZingNews.vn. 24 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Sinh năm 1977
- Nhân vật còn sống
- Nữ diễn viên sân khấu Việt Nam
- Nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam
- Nữ diễn viên truyền hình Việt Nam
- Nữ diễn viên Việt Nam thế kỷ 20
- Nữ diễn viên Việt Nam thế kỷ 21
- Người Trà Vinh
- Người họ Phạm tại Việt Nam
- Phật tử Việt Nam
- Người giành giải Mai vàng
- Phim và người giành giải Liên hoan phim Việt Nam
- Phim và người giành giải Cánh diều
- Nữ diễn viên Việt Nam