Trà Giang (diễn viên)
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Nghệ sĩ Nhân dân | |
Thông tin cá nhân | |
---|---|
Sinh | Nguyễn Thị Trà Giang 24 tháng 2, 1942 Quảng Ngãi, Liên bang Đông Dương |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | ![]() |
Nghề nghiệp |
|
Bố mẹ | Nguyễn Văn Khánh |
Chồng | Nguyễn Bích Ngọc |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Nhân dân (1984) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1962 - 1989 |
Vai diễn | Nhân trong Ngày lễ Thánh |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Nữ diễn viên chính xuất sắc | |
Liên hoan phim quốc tế Moskva Diễn viên nữ xuất sắc nhất | |
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Nữ diễn viên chính xuất sắc | |
Website | |
Nguyễn Thị Trà Giang trên IMDb | |
Nguyễn Thị Trà Giang (sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi)[1] là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu năm 1962 (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là Dòng sông hoa trắng năm 1989 (đạo diễn Trần Phương). Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973).
Bố của nghệ sĩ Trà Giang là nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Khánh. Chồng của bà là Nghệ sĩ ưu tú, giáo sư âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc. Hai vợ chồng có một người con gái cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà.
Bên cạnh điện ảnh, Trà Giang còn thử sức trong lĩnh vực hội họa và đã có triển lãm tranh vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh.[2] Ngoài ra, bà còn liên tiếp 7 lần là thành viên Hội đồng Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
Trà Giang còn là đại biểu Quốc hội khóa V, VI và VII.[3]
Các phim đã tham gia[sửa | sửa mã nguồn]
- Một ngày đầu thu (1962)
- Chị Tư Hậu (1962)
- Làng nổi (1965)
- Lửa rừng (1966)
- Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn (1969)
- Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)
- Bài ca ra trận (1973)
- Em bé Hà Nội (1974)
- Ngày lễ Thánh (1976)
- Mối tình đầu (1977)
- Cho cả ngày mai (1981)
- Huyền thoại về người mẹ (1987)
- Hoàng Hoa Thám (1987) vai vợ ba của Đề Thám
- Kẻ giết người (1988) vai bà Phượng, (đạo diễn Hoài Linh)
- Dòng sông hoa trắng (1989), (đạo diễn Trần Phương)
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Nữ đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa XI”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
- ^ Nhật Lam (30 tháng 7 năm 2004). “Khi người làm phim vẽ tranh”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Trà Giang trên IMDb
- Ngọc - Trà - Giang Lưu trữ 2007-03-28 tại Wayback Machine
- Bích Trà và mẹ Lưu trữ 2006-07-18 tại Wayback Machine trên Báo Người Lao động ngày 15 tháng 7 năm 2006
- Trà Giang nghĩ và vẽ Lưu trữ 2007-02-18 tại Wayback Machine
- Sơ khai nhân vật Việt Nam
- Sinh năm 1942
- Nhân vật còn sống
- Phim và người giành giải Liên hoan phim Việt Nam
- Người Quảng Ngãi
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V
- Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam
- Cựu học sinh Trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng
- Nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam
- Nữ diễn viên truyền hình Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
- Nữ diễn viên Việt Nam thế kỷ 20
- Họa sĩ Việt Nam
- Họa sĩ thế kỷ 20
- Họa sĩ thế kỷ 21
- Phụ nữ Việt Nam thế kỷ 21