VTV4
Giao diện
Quốc gia | Việt Nam |
---|---|
Khu vực phát sóng | Thế giới |
Trụ sở | 43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam |
Chương trình | |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Nhật |
Định dạng hình | 1080i HDTV |
Sở hữu | |
Chủ sở hữu | Đài Truyền hình Việt Nam |
Kênh liên quan | VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ |
Lịch sử | |
Lên sóng | 1 tháng 1 năm 1995 1 tháng 1 năm 1998 |
Liên kết ngoài | |
Website | vtv4 |
Có sẵn | |
Mặt đất | |
DVB-T2 | Kênh 27 UHF, tần số 522 MHz Kênh 25 UHF, tần số 506 MHz Thay đổi theo khu vực |
Trực tuyến | |
VTV Go | Xem trực tiếp |
VTV.vn | Xem trực tiếp |
FPT Play | Xem trực tiếp |
TV Net | Xem trực tiếp |
VTV4 là kênh truyền hình văn hóa - đối ngoại của Đài Truyền hình Việt Nam, với các nội dung dành cho cộng đồng Việt kiều cũng như khán giả quốc tế, cùng lực lượng sản xuất chương trình nòng cốt từ Ban Truyền hình Đối ngoại. Các chương trình của VTV4 bao gồm thời sự, phim truyện, ca nhạc, phim tài liệu, giải trí... dành cho cộng đồng người Việt tại nước ngoài, và các chương trình, bản tin tiếng nước ngoài với các nội dung về kinh tế đời sống, khoa học, xã hội, văn hóa Việt Nam để phục vụ khán giả trên toàn thế giới. Đồng thời, kênh cũng phát sóng lại một số chương trình, chuyên mục từ các kênh truyền hình khác của VTV, bao gồm VTV1 và VTV3.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]- VTV4 được phát sóng thử nghiệm từ tháng 1 năm 1995, với thời lượng từ 21h45 đến 22h45 trên vệ tinh Gorizont 24 của Liên bang Nga.[1]
- Từ ngày 1 tháng 1 năm 1998, kênh chuyển sang phát trên vệ tinh Measat 1, tín hiệu được chuyển tiếp trên vệ tinh Thaicom 3.
- Ngày 3 tháng 2 năm 1998, Phòng biên tập chương trình VTV4 thuộc Ban Thư ký Biên tập được thành lập. Cùng với đó, kênh VTV4 chính thức phát sóng với tên gọi "Chương trình dành cho đồng bào xa tổ quốc và bạn bè năm châu", phủ sóng toàn châu Á và châu Âu, với thời lượng 2 giờ hàng ngày, từ 00:00 đến 02:00 sáng.
- Từ ngày 1 tháng 4 năm 1998, cùng với việc VTV3 tách kênh riêng trên vệ tinh, VTV4 nâng thời lượng phát sóng lên 4/7, từ 00:00 đến 04:00 sáng.
- Ngày 27 tháng 4 năm 2000: Tín hiệu kênh VTV4 được chuyển tiếp trên vệ tinh Telstar 5, phủ sóng khu vực Bắc Mỹ. VTV4 chính thức phủ sóng toàn thế giới.[2]
- Từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, kênh tăng thời lượng phát sóng lên 8/7, từ 00:00 đến 08:00 sáng.[3] Cũng từ ngày này, tín hiệu kênh được chuyển tiếp trên vệ tinh Hot Bird, phủ sóng toàn bộ khu vực châu Âu.[4]
- Theo Quyết định số 29 của thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 7 tháng 2 năm 2002, Phòng biên tập chương trình VTV4 được tách ra khỏi Ban Thư ký Biên tập và trở thành Ban Biên tập Đối ngoại. Đến năm 2004, Đài Truyền hình Việt Nam đổi tên Ban Biên tập Đối ngoại thành Ban Truyền hình Đối ngoại cho đến ngày nay.
- Từ ngày 15 tháng 5 năm 2005, kênh được phát sóng liên tục 24/7, với chương trình chính từ 00:00 đến 08:00 và hai lần phát lặp lại từ 8h đến 24h trên toàn thế giới.[5] Trước đó, kênh chỉ phát sóng 24/7 trên vệ tinh Thaicom 3, phủ sóng châu Á, châu Phi và một phần châu Âu.
- Từ năm 2006, kênh được phát sóng liên tục với thời lượng 24/7 cùng khung chương trình mới.
- Từ ngày 22 tháng 6 năm 2015, kênh VTV4 được phát sóng chất lượng HD trên hệ thống truyền hình cáp kỹ thuật số của VTVCab.
- Từ 00:05 ngày 31 tháng 3 năm 2018, Đài Truyền hình Việt Nam ngừng phủ sóng vệ tinh nước ngoài kênh VTV4 thông qua các vệ tinh Thaicom 5, Eutelsat Hot Bird 13B, Hispasat 30W-5, Galaxy 19.[6]
Thời lượng phát sóng
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 tháng 1, 1995 - 31 tháng 12, 1997: 21:45 - 22:45 hàng ngày.
- 1 tháng 1, 1998 - 31 tháng 3, 1998: 00:00 - 02:00 hàng ngày.
- 1 tháng 4, 1998 - 31 tháng 12, 2001: 00:00 - 04:00 hàng ngày.
- 1 tháng 1, 2002 - 14 tháng 5, 2005: 00:00 - 08:00 hàng ngày.
- 15 tháng 5, 2005 - nay: 24/7.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “SATCO DX Chart: Gorizont 24 and Express 6 at 80°E”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 1996. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ “PHÁT SÓNG VTV 4 TẠI KHU VỰC CHÂU MỸ”. Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. 16 tháng 10 năm 2000.
- ^ “Chương trình VTV4 ngày 01/01/2002”. Đài truyền hình Việt Nam. 1 tháng 1 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Hướng dẫn thu chương trình VTV4 tại Khu vực Châu Âu”. Đài truyền hình Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2002. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
- ^ “VTV4 tăng thời gian phát sóng gấp 3 lần”. Báo điện tử VTV News. 16 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
- ^ VTV, BAO DIEN TU (31 tháng 3 năm 2018). “Chính thức ngừng phát sóng vệ tinh nước ngoài kênh VTV4”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.