Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14
Vì một nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
← Lần thứ 13
(2001) ·
Lần thứ 14 (2004) · Lần thứ 15
(2007) →
Địa điểmĐắk Lắk, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày tổ chức04 - 07 tháng 11 năm 2004
Ngôn ngữTiếng Việt
 Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Đắk Lắk, từ ngày 04 tháng 11 đến ngày 07 tháng 11 năm 2007, với khẩu hiệu: "Vì một nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Tháng 7 năm 2004, Cục điện ảnh thông báo Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 14 sẽ tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11 năm 2004, tại Đắk Lắk. Lý do Đắk Lắk được chọn vì đây là thị trường phim điện ảnh lớn thứ 3 cả nước vào thời điểm đó. Thời hạn để các hãng phim đăng ký tham gia liên hoan là từ ngày 1 đến 31 tháng 8, thời hạn nộp phim từ ngày 10 đến 20 tháng 10 năm 2004.[1]

Đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện này thu hút 23 hãng phim trong nước. Các nhà làm phim mang đến 22 phim truyện nhựa, 15 phim truyện video, 46 phim tài liệu, 14 phim hoạt hình. Ngoài ra, còn có giải cho các cá nhân xuất sắc, tác giả, kịch bản, đạo diễn, quay phim, âm nhạc, diễn viên nam/nữ chính, thiết kế mỹ thuật.

Phim điện ảnh[2][sửa | sửa mã nguồn]

Tựa đề Đạo diễn Hãng sản xuất
Trò đùa của thiên lôi Nguyễn Quang Hãng phim truyện I
Cái tát sau cánh gà Tất Bình
Lưới trời Phi Tiến Sơn
Đêm Bến Tre Điện ảnh Quân đội Nhân dân
Những cô gái chân dài Vũ Ngọc Đãng Hãng phim Thiên Ngân
Tết này ai đến xông nhà Trần Lực
Một giờ làm quan Vũ Châu
Ký ức Điện Biên Đỗ Minh Tuấn
Hà Nội 12 ngày đêm Bùi Đình Hạc VFS
Người đàn bà mộng du Nguyễn Thanh Vân
Vua bãi rác Đỗ Minh Tuấn
Hàng xóm Phạm Lộc
Của rơi Vương Đức
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông Khắc Lợi Hãng phim Hội điện ảnh Việt Nam
Trái đắng Lê Văn Duy Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
Người học trò đất Gia Định xưa Huy Thành
Mê Thảo, thời vang bóng Việt Linh Hãng phim Giải Phóng
Thời xa vắng Hồ Quang Minh
Biển đợi Trần Ngọc Phong
U14, Đội bóng trong mơ Lâm Lê Dũng
Gái nhảy Lê Hoàng
Tiếng dương cầm trong mưa Lê Hữu Lương

Phim video[sửa | sửa mã nguồn]

Tựa đề Đạo diễn Sản xuất Ghi chú
Không còn gì để nói Khải Hưng TFS [3][4]
Mùa sen Võ Tấn Bình
Hải Âu Lê Hải Trung
Sống chậm Vũ Thái Hòa
Vai diễn đầu đời Đinh Đức Liêm
Chim phí bay về cội nguồn Đặng Lưu Việt Bảo Hãng phim Giải Phóng
Rặng trâm bầu Bùi Đình Thứ Hãng phim Rạng Đông
Truyện cổ tích Việt Nam tập 15 Nguyễn Minh Chung Hãng phim Phương Nam
Điệp vụ thứ nhất Nguyễn Quang Điện ảnh Công An Nhân dân
Không thể siết cò Hồ Ngọc Xum Hãng phim Người bảo vệ
Bông Hồng Đêm Lưu Trọng Ninh
Em về quên dĩ vãng Hồ Nhân Hãng phim Sài Gòn

Phim tài liệu / khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Có 47 phim tham gia[3]
Tựa đề Đạo diễn Sản xuất Chú thích
Hai người đàn ông tình nguyện Phạm Quang Minh Hãng phim Giải Phóng
H'Non Văn Lê
Sợi dây thừng bện chặt
Mặt trời trên đỉnh thác Phan Hà Thành Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương
Sự nhọc nhằn của cát Nguyễn Thước
Những công dân @
Kèn đồng Nguyễn (Văn) Hướng
Thư về bản
Ðà điểu ở Việt Nam Nguyễn Hướng / Bùi Lưu Khanh
Thang đá ngược ngàn Lê Hồng Chương
Lên thác xuống gềnh Vương Khánh Luông
Chữ trên sóng
Đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú Đào Trọng Khánh
Nuôi tôm hùm lồng trên biển Nguyễn Như Vũ
Bác Hồ với thanh niên Hãng phim trẻ
Tay đào đất Bùi Thạc Chuyên
Gian nan hạnh phúc
Mầu xanh thời gian Phạm Thăng
Giọt nước mắt U Minh Đào Trọng Khánh
Ký sự đồng quê Phùng Ty
Học phí vào chợ Mỹ Nguyễn Vũ Đức
Tổ quốc đón anh về Bùi Đắc Ngôn / Phan Sỹ Lan Điện ảnh Quân đội nhân dân
Cột mốc vàng - Ðiện Biên Phủ Ðặng Xuân Hải
Địa chấn Điện Biên Phủ Trần Phi
Đảo xa nhớ Bác Công Thành Ðức
Bộ trưởng của chúng tôi Thanh Loan
Bệnh viêm não Nhật Bản Phạm Bình

Hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Có 18 phim đều do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất, nhưng chỉ có 10 đạo diễn.[5]
Tựa đề Đạo diễn
Tiếng nhạc ve Lý Thu Hà
Cây sừng của hươu sao Nguyễn Thị Măng
Xe đạp và ô-tô Nguyễn Phương Hoa
Chuyện những đôi giày
Bản nhạc của thỏ trắng
Cuộc sống Hà Bắc
Gậy ông đập lưng ông Bảo Quang
Mực ống - Mực nang Trọng Bình
Ðộc tấu
Trời sập Nhân Lập
Coi trời bằng vung
Con sâu nhóm Hiếu Duyên
Ba chú khỉ con Phan Trung
Chiếc nôi trên vách đá
Chú Ðốm gác rừng Trần Dương Phấn
Chú Ðốm gác rừng
Chú bé và thần đèn Lâm Chiến
Quả trứng lưu lạc

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đắk Lắk đã đầu tư hơn 3 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp hai rạp chiếu bóng Kim Đồng, Hưng Đạo và hội trường Tỉnh ủy với gần 2.000 ghế để phục vụ khán giả xem phim trong suốt bốn ngày đêm diễn ra liên hoan. Nhà văn hóa - thông tin Đắk Lắk cũng được hiện đại hóa với 800 chỗ ngồi để tổ chức khai mạc, bế mạc và giao lưu giữa các diễn viên điện ảnh, nhà làm phim với công chúng. Tất cả những công trình này đã hoàn tất chiều 28-10. Máy chiếu phim hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ do Cục Điện ảnh đầu tư hơn 1 tỉ đồng cũng được lắp đặt tại hai rạp Kim Đồng, Hưng Đạo và hội trường Tỉnh ủy. Tỉnh đã chuẩn bị sáu con voi nhà để phục vụ đêm bế mạc liên hoan phim.[4]

Trước thời điểm khai mạc, ba điểm chiếu phim ở rạp Hưng Ðạo, Kim Ðồng, Hội trường Tỉnh ủy, cùng ba đội chiếu phim lưu động đưa phim về phục vụ đồng bào các dân tộc ở các huyện trong tỉnh.[6]

Sáng ngày 4 tháng 11, Ban tổ chức đã có buổi họp báo thông báo nội dung liên hoan phim. Lễ khai mạc bắt đầu bằng màn đánh cồng chiêng, đánh trống da trâu của các nghệ sĩ Tây Nguyên. Sau đó Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Lạng chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đăk Lăk đọc diễn văn chào mừng. Cùng với các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ như Y Moan, diễn viên Minh Thư...[7]

Liên hoan phim lần này có khoảng 600 khách mời.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Về cơ cấu giải thưởng, ngoại trừ thể loại Phim tài liệu có 1 giải Bông sen Vàng, 2 giải Bông sen Bạc và 3 giải khuyến khích mỗi thể loại còn lại có 1 giải bông sen vàng, 2 giải bông sen bạc và 2 bằng khen.[8]

Đặc biệt có thêm giải phim được khán giả yêu thích nhất của Cục Điện ảnh, Ban giám khảo. Giải thưởng dành cho Phim tài liệu và Phim khoa học được sáp nhập làm một vì số lượng Phim khoa học được sản xuất ra không nhiều.[8]

Giám khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch hội đồng giám khảo sẽ là đạo diễn, NGND Lê Đăng Thực. Ngoài ra còn có các thành viên: đạo diễn, NSND Bạch Diệp; NSND Thế Anh; đạo diễn, NSND Trương Qua; nhà báo Cát Vũ…[9] có 4 nhóm giám khảo cho các phân loại phim.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

  • Có tất cả 56 giải thưởng được trao
  • Ngoài các giải chính thức, còn có 10 bằng khen cho các hạng mục[10]

Phim truyện nhựa / Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đặc biệt
Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông
Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi
Sản xuất Hãng phim truyện Việt Nam
Giải Phim Đạo diễn Sản xuất
Bông sen Vàng Người đàn bà mộng du Nguyễn Thanh Vân VFS
Bông sen Bạc Những cô gái chân dài Vũ Ngọc Đãng Hãng phim Thiên Ngân
Bông sen Bạc Lưới trời Phi Tiến Sơn Hãng phim truyện I
Bông sen Bạc Hà Nội 12 ngày đêm Bùi Đình Hạc VFS
Bằng khen của Ban giám khảo Của rơi Vương Đức
Vua bãi rác Đỗ Minh Tuấn
Giải kỹ thuật Hàng xóm Phạm Lộc
Trò đùa của Thiên lôi Nguyễn Quang Hãng phim truyện I
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Nam diễn viên chính xuất sắc Đức Khuê Của rơiHàng xóm
Nữ diễn viên chính xuất sắc Hồng Ánh Người đàn bà mộng du
Nam diễn viên phụ xuất sắc Lê Vũ Long
Nữ diễn viên phụ xuất sắc Thúy Nga Mê Thảo, thời vang bóng [11]
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân Người đàn bà mộng du
Quay phim Nguyễn Hữu Tuấn
Biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn Lưới trời
Họa sĩ Phạm Hồng Phong Mê Thảo, thời vang bóng
Âm nhạc Đỗ Hồng Quân Của rơiHà Nội, 12 ngày đêm

Phim video / điện ảnh truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Phim Đạo diễn Sản xuất
Bông sen Vàng Mùa sen Võ Tấn Bình TFS
Bông sen Bạc Chim phí bay về cội nguồn Đặng Lưu Việt Bảo Hãng phim Giải Phóng
Bông sen Bạc Không còn gì để nói Khải Hưng VFC
Giải kỹ thuật Điệp vụ thứ nhất Nguyễn Quang Điện ảnh Công An Nhân dân
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Nam diễn viên chính xuất sắc Mạnh Cường Không còn gì để nói
Nữ diễn viên chính xuất sắc Thanh Thúy Mùa sen
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn Võ Tấn Bình Mùa sen
Quay phim Nguyễn Hồng Chi Sống chậm
Biên kịch Thảo Phương Chim phí bay về nguồn cội
Âm nhạc Bảo Phúc Rặng Trâm bầu

Phim tài liệu & khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Phim Đạo diễn Sản xuất
Bông sen Vàng Thang đá ngược ngàn Lê Hồng Chương Hãng phim tài liệu Trung ương
Bông sen Bạc Sự nhọc nhằn của cát Nguyễn Thước
Bông sen Bạc Nuôi tôm hùm lồng trên biển Nguyễn Như Vũ
Bông sen Bạc Cột mốc vàng Điện Biên Phủ Đặng Xuân Hải Điện ảnh Quân Đội Nhân Dân
Bông sen Bạc H'Non Văn Lê Hãng phim Giải Phóng
Giải kỹ thuật Kèn đồng Nguyễn Hướng Hãng phim Tài liệu & Khoa học Trung ương
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn Lê Hồng Chương Thang đá ngược ngàn
Âm thanh Lê Huy Hòa
Biên kịch Phan Thanh Tú Sự nhọc nhằn của cát
Quay phim Triệu Thế Chiến Nuôi tôm hùm lồng trên biển

Phim hoạt hình[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Phim Đạo diễn Sản xuất
Bông sen Vàng Chuyện về những đôi giày Nguyễn Phương Hoa Hãng phim hoạt hình Việt Nam
Bông sen Bạc Tiếng nhạc ve Lý Thu Hà
Bông sen Bạc Cuộc sống Hà Bắc
Giải kỹ thuật Mực ống, mực nang Trọng Bình
Giải thưởng Nhận giải Phim Chú thích
Đạo diễn Phương Hoa Chuyện về những đôi giày
Quay phim Nguyễn Văn Nẫm Cuộc sống
Biên kịch Hồ Quảng
Âm nhạc nhóm nhạc Hoàng Lương Con sâu
Họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn, nhóm Hoàng Lộc, Khánh Duyên

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Bê bối[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều khán giả trên internet cho rằng Ban tổ chức đã coi thường khán giả khi "Giải thưởng phim được khán giả yêu thích" không xuất hiện trong lễ trao giải như tổ chức thông báo. Việc bộ phim Thời xa vắng đạt kỷ lục lượt xem tại giải khi khán giả yêu cầu chiếu lại bộ phim này 4 lần, nhưng không được đề cử; hay phim Lưới trời dù được khán giả rất đón nhận nhưng chỉ được giải Bạc. Về phía Ban tổ chức đã giải thích do phiếu bầu không tập trung nên không chọn được phim xứng đáng để trao giải; và ngỏ lời xin lỗi khán giả yêu điện ảnh.[12]

Bộ phim Người đàn bà mộng du bị khán giả đánh giá là không nổi bật, cách diễn xuất cũ của Ngọc Ánh như trong các phim trước của cô, lối làm phim không thay đổi của Nguyễn Thanh Vân. Nhưng bộ phim vẫn giành giải cao nhất, có nhận xét rằng vì bộ phim đã giành giải lớn tại Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương và Ban giám khảo LHPVN đã bị ảnh hưởng từ giải thưởng này.[13]

Tích cực[sửa | sửa mã nguồn]

Việc bộ phim tư nhân Những cô gái chân dài giành giải Bạc cho thấy sự cởi mở của Ban giám khảo.[13] Có 25.000 lượt khán giả xem phim chỉ trong ba ngày chiếu.[14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Liên hoan phim XIV sẽ diễn ra từ 4-7.11 tại TP Buôn Mê Thuột”. Người Lao Động. 29 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Liên hoan phim toàn quốc lần thứ 14: Sẽ thực chất hơn?”. Tuổi trẻ Online. 21 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b “Những tín hiệu mới”. Báo Nhân Dân điện tử. 3 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ a b “Trước thềm LHP toàn quốc lần 14: Nghĩ thêm về phim video...”. Tuổi trẻ Online. 2 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ “Những tín hiệu mới”. Báo Nhân Dân điện tử. 3 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14”. Báo Nhân Dân điện tử. 4 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ VnExpress. “7h tối nay khai mạc LHP Việt Nam 14”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ a b “Những nét mới của liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14”. Báo Nhân Dân điện tử. 3 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ VnExpress. “7h tối nay khai mạc LHP Việt Nam 14”. vnexpress.net. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ “Người đàn bà mộng du đoạt Bông sen vàng”. Tuổi Trẻ Online (Lưu trữ). 18 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  11. ^ “Cô Tơ – Thúy Nga vẫn muốn hát ca trù...”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 19 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
  12. ^ “Làm phim cho ai? - báo Tuổi Trẻ Online”. Wayback Machine. 18 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ a b “LHP VN lần thứ 14 Những băn khoăn về giải thưởng”. Tuổi trẻ Online (Lưu trữ). 18 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  14. ^ “Kết thúc LHPVN lần thứ 14: Chất lượng phim: "Tránh khéo". Tuổi Trẻ Online (Lưu trữ). 18 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)