Vương Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Vương Đức
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Vương Đức
Ngày sinh
1957 (66–67 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpĐạo diễn điện ảnh
Gia đình
Hôn nhân
Ngọc Bích
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròĐạo diễn
Nhà sản xuất
Diễn viên
Giai đoạn sáng tác1993 - 2015
Năm hoạt động1986 - nay
Đào tạoVGIK (1976-1986)
Thể loạiChính kịch
Quản lýHãng phim truyện Việt Nam
Giải thưởng
Giải thưởng nhà nước 2012
Văn học - Nghệ thuật
Website

Vương Đức (1957 - ) là đạo diễn điện ảnh người Việt Nam, ông được biết đến qua các phim Những người thợ xẻ, Của rơiRừng đen... Ông từng giữ vị trí Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam từ năm 2009.

Tiểu sử và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Đức sinh năm 1957 tại Hà Nội, ông có một anh trai tên Vương Hòa và một em trai tên Vương Nam. Bố ông là nhà viết kịch Vương Lan, quê gốc Nghệ An; Vương Đức là người con duy nhất theo lĩnh vực nghệ thuật.[1] Năm 1975 ông học tại Đại học ngoại ngữ để chuẩn bị du học Liên Xô sau khi trúng tuyển vào khoa Hóa phóng xạ,[1][2] nhưng ông lại theo học ngành điện ảnh tại trường VGIK, Liên Xô từ năm 1976 cùng với Việt Linh, Phương Hoa, Ngô Phương Lan, Hồng Ngát.[3][4]

Tại Liên Xô, Vương Đức theo học lớp quay phim cho đến năm 1980, ông tham gia làm bộ phim tài liệu - là bài tập tốt nghiệp - về Đặng Thái Sơn do Trần Duy Hinh đạo diễn.[1] Khi giúp bạn học đỡ máy quay từ trên cao, Vương Đức bị chân máy quệt vào ngực, vết rách khiến ông bị tràn dịch màng phổi,[5] ông phải nằm viện 6 tháng. Trong thời gian du học, Vương Đức được bạn bè nhận xét là một người đa năng.[1] Sau vụ tai nạn, Vương Đức không còn đủ sức khỏe để làm quay phim nên ông chuyển sang học lớp đạo diễn.[5]

Năm 1986, Vương Đức tốt nghiệp về nước[6][4] và làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam, ông tham làm trợ lý cho đạo diễn Trần Phương trong phim Hoàng Hoa Thám. qua bộ phim này Vương Đức gặp được diễn viên Ngọc Bích, vợ của ông sau này.[7][2] Năm 1993, ông được chỉ đạo bộ phim điện ảnh đầu tay là Cỏ lau, bộ phim giành được một giải thưởng quốc tế.[7] Năm 1999, ông tiếp thành công khi bộ phim Những người thợ xẻ giành được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 và giải A của Hội điện ảnh Việt Nam.[8][9] Năm 2001, Vương Đức cùng một số đạo diễn của Việt Nam tham gia hỗ trợ sản xuất phim Người Mỹ trầm lặng.[10] Bộ phim Của rơi do ông đạo diễn năm 2003 cũng đã giành giải Cánh diều Bạc[11]. Vương Đức từng trả lời phỏng vấn rằng trong sự nghiệp, ông sẽ chỉ sản xuất 5 phim truyện điện ảnh.[12][13]

Tiếp tục với đề tài khác thác rừng như Những người thợ xẻ, năm 2007 đạo diễn bộ phim Rừng đen. Bộ phim giành được Giải khuyến khích tại giải Cánh diều 2007[14] và Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16.[15] Trong khoảng thời gian này, Vương Đức giữ vị trí Phó giám đốc phụ trách điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam và là giảng viên khoa Đạo diễn của Đại học Sân khấu điện ảnh.[16]

Năm 2009, Vương Đức giữ chức Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam và là vị giám đốc cuối cùng của hãng trước khi cổ phần hóa.[17]

Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Nhà nước với cụm 3 tác phẩm Điện ảnh: Cỏ lau, Những người thợ xẻ và Của rơi.[18][2][19]

Bộ phim gần đây nhất và có thể là bộ phim cuối cùng mà Vương Đức làm đạo diễn là Nhà tiên tri, sản xuất năm 2015.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp tại Liên Xô, Vương Đức về nước và kết hôn với Ngọc Bích,[2] một nữ diễn viên soloist của Nhà hát Kịch Việt Nam và là chị gái của nghệ sĩ Đức Hải.[20] Bà Ngọc Bích bỏ công việc tại Nhà hát để ở nhà buôn bán, đến năm 1994 bà trở lại làm diễn viên và công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ.[21][2]

Vợ chồng Vương Đức có một con gái cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.[2]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Vai trò Dạng phim Chú thích
1987 Hoàng Hoa Thám Diễn viên Điện ảnh
1993 Cỏ lau Đạo diễn
1996 Những người thợ xẻ
2002 Của rơi
2004 Đảo khát Điện ảnh truyền hình đồng đạo diễn: Khuất Thị Vân Huyền
2008 Rừng đen Điện ảnh
2009 Kỳ nghỉ hè cuối cùng Điện ảnh truyền hình [22]
2015 Nhà tiên tri Điện ảnh

Ghi nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.[2]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Vương Đức: 'Làm phim hay yêu đương đều phải hết mình'. VnExpress. 11 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g VTV, BAO DIEN TU. “Văn học nghệ thuật: Những cuộc đời song hành NSND Vương Đức - Ngọc Bích - Video đã phát trên VTV1 | VTV.VN”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ “Của Rơi - Một phim của Vương Đức”. Hanoi Grapevine. 15 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ a b Ngọc Trâm (9 tháng 4 năm 2008). “Vương Đức 'làm Rừng đen do bạn bè xui dại'. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ a b Trần Hoàng Thiên Kim (20 tháng 12 năm 2011). “Nỗi buồn Vương Đức”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ “Đạo diễn Vương Đức: Tôi tự tin vào chính mình”. VnExpress. 16 tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ a b Trường Duy (10 tháng 1 năm 2014). “NSƯT Ngọc Bích có tài "phân thân". Báo điện tử An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ TUYETMINH (14 tháng 5 năm 2008). “Xem miễn phí phim "Những người thợ xẻ". Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ Ngọc Mai. “Tiễn đưa Nguyễn Huy Thiệp đoạn đường cuối, đạo diễn Vương Đức ngậm ngùi kỷ niệm với "Những người thợ xẻ". Gia đình - Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ Hải Anh (15 tháng 3 năm 2001). "Người Mỹ trầm lặng" đang dựng cảnh tại phố Hàng Mã”. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ Hà Giang (12 tháng 10 năm 2004). "Của rơi" - một góc nhìn về giới trí thức”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  12. ^ Bình Nguyên Trang (28 tháng 9 năm 2008). “Đạo diễn Vương Đức: Sợ nhất là phim mình làm không hay”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ “Đạo diễn Vương Đức nhận mình là người 'dễ nghiện'. VnExpress. 4 tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ T.H (13 tháng 4 năm 2009). “Xem lại phim Rừng đen”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ Hoàng Tú (13 tháng 12 năm 2009). 'Đừng đốt' thắng”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ Ngọc Trâm (4 tháng 9 năm 2008). “Vương Đức 'làm Rừng đen do bạn bè xui dại'. VnExpress. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  17. ^ “Ai đã khiến Hãng phim truyện Việt Nam như 'làng Vũ Đại ngày ấy'?”. Báo điện tử VTC News. 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  18. ^ “NTO - Văn nghệ sĩ đón nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân”. Báo Ninh Thuận online. 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  19. ^ “Tiếc thương NSND Trịnh Thịnh, người nghệ sĩ đa tài”. Báo Công An Nghệ An điện tử. 15 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  20. ^ “NSƯT Đức Hải”. Sân khấu Kịch Hồng Vân. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  21. ^ Bình Nguyên Trang (22 tháng 4 năm 2008). “Làm vợ Vương Đức”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  22. ^ “NSƯT Đức Hải: "Lúc nào cũng muốn về Hà Nội". Báo Phụ Nữ Thủ đô. 7 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.