Sông Mackenzie

Sông Mackenzie
Sông Mackenzie vào tháng 8 năm 2009
Nguồn gốc tên: Alexander Mackenzie, nhà thám hiểm
Quốc gia Canada
Vùng Các Lãnh thổ Tây Bắc
Các phụ lưu
 - tả ngạn Sông Liard, Sông Keele, Sông Arctic Red, Sông Peel
 - hữu ngạn Great Bear
City Fort Providence, Fort Simpson, Wrigley, Tulita, Norman Wells
Nguồn Hồ Great Slave
 - Vị trí Fort Providence
 - Cao độ 156 m (512 ft)
 - Tọa độ 61°12′15″B 117°22′31″T / 61,20417°B 117,37528°T / 61.20417; -117.37528
Cửa sông Bắc Băng Dương
 - vị trí Đồng bằng Mackenzie
 - cao độ 0 m (0 ft)
 - tọa độ 68°56′23″B 136°10′22″T / 68,93972°B 136,17278°T / 68.93972; -136.17278
Chiều dài 1.738 km (1.080 mi)
Lưu vực 1.805.200 km2 (696.992 dặm vuông Anh) [1]
Lưu lượng tại cửa sông
 - trung bình 9.910 m3/s (349.968 cu ft/s) [2]
 - tối đa 31.800 m3/s (1.123.000 cu ft/s) [3]
 - tối thiểu 2.130 m3/s (75.220 cu ft/s)
Bản đồ lưu vực sông Mackenzie

Sông Mackenzie (tiếng Slavey: Deh-Cho [tèh tʃʰò], nghĩa đen là sông lớn; Inuvialuktun: Kuukpak [kuːkpɑk] nghĩa đen là sông lớn; tiếng Pháp: Fleuve (de) Mackenzie) là một con sông nằm trong rừng phương bắc Canada. Nó cùng với Slave, Peace và Finlay, trở thành hệ thống sông dài nhất ở Canada và là lưu vực thoát nước lớn thứ hai ở Bắc Mỹ, chỉ xếp sau sông Mississippi.

Sông Mackenzie chảy qua một vùng rừng và vùng lãnh nguyên rộng lớn, dân cư thưa thớt, hoàn toàn nằm trong Lãnh thổ Tây Bắc của Canada, mặc dù nhiều nhánh của nó chảy vào 5 tỉnh và vùng lãnh thổ khác của Canada. Dòng chính của con sông dài 1.738 km (1.080 mi), chảy theo hướng Bắc-Tây Bắc từ Hồ Slave Lớn vào Bắc Băng Dương, nơi nó tạo thành một vùng đồng bằng rộng lớn ở cửa sông. Lưu vực sông rộng lớn của nó chiếm khoảng 20% diện tích Canada.[4] Đây là con sông lớn nhất chảy vào Bắc Cực từ Bắc Mỹ, và bao gồm các nhánh của nó có tổng chiều dài 4.241 k, (2.635 mi), khiến nó trở thành hệ thống sông dài thứ 13 trên thế giới.[1]

Nguồn cuối cùng của sông Mackenzie là Hồ Thutade, ở Nội địa phía Bắc của British Columbia. Thung lũng Mackenzie được cho là con đường mà người tiền sử đã đi trong cuộc di cư đầu tiên của con người từ châu Á đến Bắc Mỹ hơn 10.000 năm trước, mặc dù có rất ít bằng chứng. Người Inuvialuit, người Gwich'in và các dân tộc bản địa khác sống dọc theo thung lũng Mackenzie trong hàng nghìn năm. Con sông cung cấp tuyến đường chính vào nội địa phía Bắc của Canada cho những nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên.

Phát triển kinh tế dọc theo sông vẫn còn hạn chế. Trong thế kỷ XIX, buôn bán lông thú đã trở thành một ngành kinh doanh sinh lời, nhưng việc này bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.[5] Việc phát hiện ra dầu mỏ tại Norman Wells vào những năm 1920 đã bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa ở thung lũng Mackenzie. Khoáng sản kim loại đã được tìm thấy dọc theo rìa phía Đông và phía Nam của lưu vực; chúng bao gồm uranium, vàng, chìkẽm. Ngành nông nghiệp vẫn phổ biến dọc theo phía Nam, đặc biệt là ở khu vực sông Peace. Nhiều nhánh và thượng nguồn khác nhau của sông đã được phát triển để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt và tưới tiêu.

Dòng chảy[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi nguồn từ vùng đầm lầy ở cực tây của hồ Great Slave, sông Mackenzie chảy theo hướng chung là tây-tây bắc trong khoảng 300 km (190 mi), qua các làng nhỏ của Fort Providence và Brownings Landing. Tại Fort Simpson sông Mackenzie hợp lưu với sông Liard, chi lưu lớn nhất của nó, sau đó chảy hướng về Bắc Cực, song song với dãy núi Franklin. Sông Keele đổ nước vào từ phía tả, 100 km (62 mi) phía trên Tulita, nơi sông Great Bear hợp vào Mackenzie. Ngay trước khi băng qua Vòng Cực Bắc, Mackenzie chảy qua Norman Wells, sau đó tiếp tục theo hướng tây bắc và nhận nước từ Arctic RedPeel. Sông Mackenzie cuối cùng đổ ra biển Beaufort, một phần của Bắc Băng Dương, qua một đồng bằng Mackenzie rộng lớn.[2][6][7]

Trong suốt chiều dài, sông Mackenzie là một tuyến đường thủy rộng và chảy chậm; độ cao của sông chỉ hạ 156 mét (512 ft) từ nguồn đến cửa sông.[8] Đây là một sông có nhiều dải nước trong phần lớn chiều dài, đặc trưng bởi các bãi cát và có nhiều dòng chảy phụ. Lòng sông rộng 2 đến 5 km (1,2 đến 3,1 mi) và sâu 8 đến 9 m (26 đến 30 ft) ở hầu hết các đoạn, và do đó tàu bè có thể đi lại một cách dễ dàng ngoại trừ khi sông bị đóng băng vào mùa đông. Tuy nhiên, có một số nơi lòng sông bị thu hẹp chỉ còn dưới nửa km (0,3 mi) với dòng chảy khá nhanh, như tại Sans Sault Rapids ở điểm hợp lưu với sông Mountain và "The Ramparts", một hẻm núi sâu 40 m (130 ft) ở phía nam của Fort Good Hope.[9][10]

Lưu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Với 1.805.200 kilômét vuông (697.000 dặm vuông Anh), lưu vực sông Mackenzie là lưu vực sông lớn nhất tại Canada, chiếm gần 20% diện tích đất nước.[1] Từ đầu nguồn xa nhất ở hồ Thutade trên dãy núi Omineca đến cửa sông, Mackenzie trải dài 4.241 km (2.635 mi) qua miền Tây Canada, khiến nó trở thành hệ thống sông dài nhất Canada[1] và đứng thứ 13 thế giới. Sông đổ ra biển 325 kilômét khối (78 mi khối) nước mỗi năm, chiếm gần 11% tổng lượng nước mà các sông đổ vào Bắc Băng Dương.[11][12] Lượng nước mà Mackenzie chảy ra giữ một vai trò quan trọng trong khí hậu địa phương trên vùng Bắc Băng Dương khi mà một lượng lớn nước ngọt ấm hơn sẽ hòa lẫn vào nước biển lạnh giá.[2]

Nhiều lưu vực sông lớn của Bắc Mỹ có ranh giới với lưu vực sông Mackenzie. Phần lớn rìa phía tây của lưu vực sông Mackenzie chạy dọc theo đường phân thủy đại lục châu Mỹ. Đường phân thủy này tách biệt lưu vực sông Mackenzie với và các dòng đầu nguồn của các sông PellyStewart thuộc lưu vực của sông Yukon, là sông chảy vào eo biển Bering; và các hệ thống sông sông FraserColumbia, cả hai đều chảy vào Thái Bình Dương.[13] Dải đất thấp ở phía bắc phân tách lưu vực sông Mackenzie với các lưu vực sông của Anderson, Horton, CoppermineBack– tất cả đều đổ vào Bắc Băng Dương. Phần lưu vực phía đông của sông Mackenzie giáp với lưu vực các sông ThelonChurchill, cả hai đều đổ vào vịnh Hudson. Ở phía nam, lưu vực sông Mackenzie giáp với lưu vực sông Bắc Saskatchewan, một phần của hệ thống sông Nelson đổ ra vịnh Hudson sau khi đã tiêu nước cho hầu hết vùng nam-trung Canada.[6][13]

Hạ du sông Mackenzie nhìn từ vệ tinh

Thông qua nhiều chi lưu, lưu vực sông Mackenzie nằm trên địa phận năm tỉnh và lãnh thổ của CanadaBritish Columbia, Alberta, Saskatchewan, Các Lãnh thổ Tây Bắc và Lãnh thổ Yukon. Hai nhánh đầu nguồn lớn nhất là PeaceAthabasca,[14] chúng có lưu vực chiếm phần lớn trung tâm vùng đồng cỏ Alberta và dãy núi Rocky ở phía bắc British Columbia sau đó hợp lưu vào sông Slave tại đồng bằng Peace-Athabasca gần hồ Athabasca, hồ này cũng nhận được các dòng chảy từ tây bắc Saskatchewan.[15] Slave là sông chính của hồ Great Slave (chiếm khoảng 77% lượng nước); các dòng chảy vào hồ khác là Taltson, LockhartHay, sông Hay cũng có dòng chảy trài dài đến Alberta và British Columbia.[16] Các chi lưu trực tiếp của sông Mackenzie từ phía tây như Liard và Peel mang theo dòng nước từ các dãy núi ở miền đông Yukon.[17]

Phần phía đông của lưu vực sông Mackenzie được thống trị bởi các rừng taiga rộng mênh mông và có nhiều hồ lớn nhất tại Bắc Mỹ. Cả về dung tích và diện tích bề mặt, hồ Great Bear là hồ lớn nhất trong lưu vực với diện tích bề mặt là 31.153 km2 (12.028 dặm vuông Anh) và dung tích là 2.236 km3 (536 mi khối).[18] Hồ Great Slave nhỏ hơn một chút, với diện tích bề mặt là 28.568 km2 (11.030 dặm vuông Anh) và gồm 2.088 km3 (501 mi khối) nước, mặc dù nó có độ sâu lớn hơn đáng kể so với hồ Great Bear.[16] Hồ lớn thứ ba là Athabasca, hồ này chỉ nhỏ hơn một phần ba về diện tích so với hai hồ trên với 7.800 km2 (3.000 dặm vuông Anh).[15] Sáu hồ khác trong lưu vực có tổng diện tích bề mặt là 1.000 km2 (390 dặm vuông Anh), chúng gồm cả hồ Williston, hồ nhân tạo lớn thứ hai tại Bắc Mỹ, nằm trên sông Peace.[2]

Với dòng chảy trung bình hàng năm là 9.910 m3/s (350.000 cu ft/s), sông Mackenzie có mức chảy lớn hơn bất kỳ sông nào tại Canada và lớn thứ 14 trên thế giới trong tiêu chí này.[19] Khoảng 60% nước đến từ nửa phía tây của lưu vực, bao gồm các dãy núi Rocky, SelwynMackenzie với các chi lưu chính Peace và Liard, đóng góp tương ứng là 23% và 27% tổng lưu lượng dòng chảy. Còn ở nửa phía đông thì ngược lại, mặc dù vùng này bị chi phối bởi các vùng đầm lầy và hồ nước rộng lớn, song lại chỉ cung cấp 25% tổng lưu lượng cho Mackenzie.[20] Khi dòng chảy đạt đến đỉnh vào mùa xuân, sự khác biệt về lưu lượng giữa hai vùng đầu nguồn này thậm chí còn rõ nét hơn, khi có lượng tuyết và băng tan lớn làm tăng đáng kể mực nước tại các chi lưu ở phía tây của Mackenzie. Việc các đập băng bị vỡ sẽ khiến cho nhiệt độ dòng nước thay đổi đột ngột và khiến cho tình trạng lũ lụt càng trầm trọng.[21]

Các chi lưu[sửa | sửa mã nguồn]

Lớn nhất[sửa | sửa mã nguồn]

Tributary Chiều dài Lưu vực Lưu lượng
km mi km² sq mi m³/s cu ft/s
sông Liard 1,115 693 277.100 106.989 2.434 85.960
sông Bắc Nahanni 200 124
sông Root 220 138
sông Redstone 289 180 16.400 6.332 417 14.726
sông Keele 410 255 19.000 7.340 600 21.200
sông Great Bear 113 70 156.500 60.425 528 18.646
sông Mountain 370 230 13.500 5.212 123 4.344
sông Arctic Red 500 311 22.000 8.494 161 5.690
sông Peel 580 360 28.400 10.965 689 24.332

Danh sách đầy đủ[sửa | sửa mã nguồn]

Chi lưu Tọa độ
Hồ Great Slave 61°12′00″B 116°40′56″T / 61,19994°B 116,68219°T / 61.19994; -116.68219 (Great Slave Lake)
sông Kakisa 61°04′08″B 117°10′04″T / 61,06888°B 117,16782°T / 61.06888; -117.16782 (Kakisa River)
sông Horn 61°28′37″B 118°04′56″T / 61,47689°B 118,08234°T / 61.47689; -118.08234 (Horn River)
sông Bouvier 61°13′56″B 119°02′09″T / 61,2323°B 119,03584°T / 61.23230; -119.03584 (Bouvier River)
sông Redknife 61°13′28″B 119°22′08″T / 61,22446°B 119,36891°T / 61.22446; -119.36891 (Redknife River)
sông Trout 61°18′15″B 119°50′40″T / 61,30423°B 119,84453°T / 61.30423; -119.84453 (Trout River)
sông Jean Marie 61°31′58″B 120°38′05″T / 61,53288°B 120,63469°T / 61.53288; -120.63469 (Jean Marie River)
sông Spence 61°34′48″B 120°40′24″T / 61,58009°B 120,67331°T / 61.58009; -120.67331 (Spence River)
sông Rabbitskin 61°46′56″B 120°41′51″T / 61,78209°B 120,69758°T / 61.78209; -120.69758 (Rabbitskin River)
sông Liard 61°51′01″B 121°18′07″T / 61,85037°B 121,30185°T / 61.85037; -121.30185 (Liard River)
sông Harris 61°52′22″B 121°19′33″T / 61,87277°B 121,3258°T / 61.87277; -121.32580 (Harris River)
sông Martin 61°55′35″B 121°34′41″T / 61,92633°B 121,57814°T / 61.92633; -121.57814 (Martin River)
sông Trail 62°06′00″B 122°11′34″T / 62,10005°B 122,19286°T / 62.10005; -122.19286 (Trail River)
sông North Nahanni 62°14′44″B 123°19′43″T / 62,24562°B 123,32874°T / 62.24562; -123.32874 (North Nahanni River)
sông Root 62°26′13″B 123°18′37″T / 62,43685°B 123,3102°T / 62.43685; -123.31020 (Root River)
sông Willowlake 62°41′55″B 123°06′53″T / 62,69863°B 123,1148°T / 62.69863; -123.1148 (Willowlake River)
River Between Two Mountains 62°56′12″B 123°12′39″T / 62,93655°B 123,21081°T / 62.93655; -123.21081 (River Between Two Mountains)
sông Wrigley 63°14′39″B 123°35′13″T / 63,2441°B 123,58691°T / 63.24410; -123.58691 (Wrigley River)
sông Ochre 63°28′05″B 123°41′23″T / 63,46801°B 123,68962°T / 63.46801; -123.68962 (Ochre River)
sông Johnson 63°42′53″B 123°54′45″T / 63,71486°B 123,91245°T / 63.71486; -123.91245 (Johnson River)
sông Blackwater 63°56′38″B 124°10′19″T / 63,94386°B 124,17194°T / 63.94386; -124.17194 (Blackwater River)
sông Dahadinni 63°59′05″B 124°22′26″T / 63,98472°B 124,37399°T / 63.98472; -124.37399 (Dahadinni River)
sông Saline 64°17′39″B 124°29′58″T / 64,29422°B 124,49947°T / 64.29422; -124.49947 (Saline River)
sông Redstone 64°17′13″B 124°33′18″T / 64,28701°B 124,55492°T / 64.28701; -124.55492 (Redstone River)
sông Keele 64°25′00″B 124°48′00″T / 64,41662°B 124,80005°T / 64.41662; -124.80005 (Keele River)
sông Great Bear 64°54′24″B 125°36′01″T / 64,90671°B 125,60034°T / 64.90671; -125.60034 (Great Bear River)
sông Little Bear 64°54′57″B 125°54′16″T / 64,91581°B 125,90435°T / 64.91581; -125.90435 (Little Bear River)
sông Carcajou 65°37′28″B 128°43′01″T / 65,62446°B 128,71682°T / 65.62446; -128.71682 (Carcajou River)
sông Mountain 65°40′27″B 128°50′19″T / 65,67409°B 128,83856°T / 65.67409; -128.83856 (Mountain River)
sông Donnely 65°49′34″B 128°50′55″T / 65,82613°B 128,84869°T / 65.82613; -128.84869 (Donnelly River)
sông Tsintu 66°07′55″B 129°02′28″T / 66,13182°B 129,04099°T / 66.13182; -129.04099 (Tsintu River)
sông Hare Indian 66°17′38″B 128°37′26″T / 66,29391°B 128,62381°T / 66.29391; -128.62381 (Hare Indian River)
sông Loon 66°28′11″B 128°58′15″T / 66,46969°B 128,97091°T / 66.46969; -128.97091 (Loon River)
sông Tieda 66°37′44″B 129°19′34″T / 66,62877°B 129,32616°T / 66.62877; -129.32616 (Tieda River)
sông Gillis 66°43′45″B 129°47′26″T / 66,72907°B 129,79042°T / 66.72907; -129.79042 (Gillis River)
sông Gossage 66°59′33″B 130°16′02″T / 66,99237°B 130,26712°T / 66.99237; -130.26712 (Gossage River)
sông Thunder 67°28′41″B 130°54′24″T / 67,47803°B 130,90673°T / 67.47803; -130.90673 (Thunder River)
sông Tree 67°15′11″B 132°34′13″T / 67,25315°B 132,5703°T / 67.25315; -132.57030 (Tree River)
sông Rabbit Hay 67°13′29″B 132°45′40″T / 67,22483°B 132,76102°T / 67.22483; -132.76102 (Rabbit Hay River)
sông Arctic Red 67°26′49″B 133°44′51″T / 67,447°B 133,74743°T / 67.44700; -133.74743 (Arctic Red River)
sông Peel 67°41′48″B 134°31′52″T / 67,69665°B 134,53102°T / 67.69665; -134.53102 (Peel River)
sông Rengleng 67°48′17″B 134°04′17″T / 67,80485°B 134,07145°T / 67.80485; -134.07145 (Rengleng River)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hodgins, Bruce W.; Hoyle, Gwyneth (1994). Canoeing north into the unknown: a record of river travel, 1874 to 1974. Dundurn Press. ISBN 0-920474-93-4. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Pielou, E.C. (1991). After the Ice Age: The Return of Life to Glaciated North America. University of Chicago Press. ISBN 0-226-66812-6. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “Rivers”. The Atlas of Canada. Natural Resources Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  2. ^ a b c d “Whole Basin overview” (PDF). Mackenzie River Basin: State of the Aquatic Ecosystem Report 2003. Saskatchewan Watershed Authority. tr. 15–56. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ “MAGS: Daily Discharge Measurements”. University of Saskatchewan. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ Scheffel, Richard L.; Wernet, Susan J. biên tập (1980). Natural Wonders of the World. United States of America: Reader's Digest Association. tr. 220. ISBN 978-0-89577-087-5.
  5. ^ Robinson, J. Lewis (18 tháng 10 năm 2019). “Mackenzie River”. Encyclopædia Britannica.
  6. ^ a b NRCAN Topo Maps for Canada (Bản đồ). Natural Resources Canada thiết kế bản đồ. ACME Mapper. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  7. ^ Hodgins and Hoyle, p. 135
  8. ^ “Mackenzie River: Physical Features”. Encyclopaedia Britannica (1995 edition). University of Valencia. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.[liên kết hỏng]
  9. ^ “Mackenzie River: The Lower Course”. Encyclopaedia Britannica (1995 edition). University of Valencia. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.[liên kết hỏng]
  10. ^ Hebert, Paul D. N. (ngày 18 tháng 11 năm 2008). “Mackenzie River, Canada”. Encyclopedia of Earth. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  11. ^ “Mackenzie River Basin”. Conservation. World Wildlife Fund. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  12. ^ Arnell, Nigel W. (ngày 8 tháng 4 năm 2005). “Implications of climate change for freshwater inflows to the Arctic Oceans” (PDF). Journal of Geophysical Research. Far Eastern Federal University. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  13. ^ a b Watersheds (Bản đồ). CEC, Atlas of Canada, National Atlas, Instituto Nacional de Estadística y Geografía thiết kế bản đồ. Commission for Environmental Cooperation (CEC). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009.
  14. ^ Marsh, James. “Mackenzie River”. The Canadian Encyclopedia. Historica-Dominion Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  15. ^ a b Muzik, I. (1991). “Hydrology of Lake Athabasca” (PDF). Hydrology of Natural and Manmade Lakes. International Association of Hydrological Sciences. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  16. ^ a b “Great Slave Sub-basin” (PDF). Mackenzie River Basin: State of the Aquatic Ecosystem Report 2003. Saskatchewan Watershed Authority. tr. 143–168. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  17. ^ Major Drainage Areas of the Yukon Territory (Bản đồ). Yukon Environment Geomatics thiết kế bản đồ. Yukon Environment. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  18. ^ “Great Bear Lake”. World Lakes Database. International Lake Environment Committee Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  19. ^ “Water Sources: Rivers”. Environment Canada. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.
  20. ^ Woo, Ming-Ko; Thorne, Robin (ngày 4 tháng 3 năm 2003). “Streamflow in the Mackenzie Basin, Canada” (PDF). Arctic Institute of North America. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ “The Peace-Athabasca Delta”. Northern River Basins Study Final Report. Government of Alberta. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]