Sargocentron punctatissimum

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sargocentron punctatissimum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Holocentriformes
Họ (familia)Holocentridae
Chi (genus)Sargocentron
Loài (species)S. punctatissimum
Danh pháp hai phần
Sargocentron punctatissimum
(Cuvier, 1829)
Danh pháp đồng nghĩa

Sargocentron punctatissimum là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh punctatissimum được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: puncta (“lốm đốm”) và hậu tố issimus (biểu thị so sánh bậc nhất), hàm ý đề cập đến những chấm màu tím nhạt rất nhỏ trên vảy của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

S. punctatissimum có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, quần đảo Marshallđảo Phục Sinh, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara),[1] giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti.[3]Việt Nam, S. caudimaculatum được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa.[4]

S. punctatissimum sống trong khe hốc của rạn viền bờ hoặc trong các vũng thủy triều, ít khi thấy ở độ sâu hơn 30 m (nhưng đã được bắt gặp ở độ sâu đến 183 m tại Hawaii).[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. punctatissimum là 23 cm.[5] Loài này có màu đỏ ánh bạc. Gai vây lưng trắng, có dải viền màu đỏ tươi. Các vây trong mờ, đỏ hơn ở gần rìa.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số vảy đường bên: 41–47.[6]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

S. punctatissimum là loài sống về đêm, thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ và ấu trùng của chúng, cũng như giun nhiều tơ.[5]

Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, S. punctatissimum được xếp vào nhóm chị em với Sargocentron macrosquamis.[7]

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

S. punctatissimum có giá trị thương mại không đáng kể, chủ yếu xuất hiện trong nghề đánh bắt thủ công, tuy nhiên vẫn có thể bị loại bỏ khỏi sản lượng khai thác. Ở Lakshadweep thì S. punctatissimum lại là một loài cá cảnh quan trọng.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Williams, I. & Greenfield, D. (2017) [2016]. Sargocentron punctatissimum. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T67902985A115444880. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T67902985A67906350.en. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Holocentrum punctatissimum. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Lại Duy Phương, Nguyễn Quang Hùng (chủ biên) (2017). Atlas cá rạn san hô thường gặp ở biển Việt Nam (PDF). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 25.
  5. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Sargocentron punctatissimum trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ John E. Randall & David W. Greenfield (1999). “Holocentridae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol.4. Bony fishes part 2. Roma: FAO. tr. 2234. ISBN 92-5-104301-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Deef, Lamiaa Elsayed Mokhtar (2021). “Evaluation of Genetic Relationship of some Squirrelfishes through DNA Barcode”. Brazilian Archives of Biology and Technology. 64: e21210076. doi:10.1590/1678-4324-2021210076. ISSN 1516-8913.