Liên họ Lâm oanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Siêu họ Lâm oanh)
Liên họ Lâm oanh
Lâm oanh mũ đen Á Âu (Sylvia atricapilla)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Phân bộ (subordo)Passeri
Phân thứ bộ (infraordo)Passerida
Liên họ (superfamilia)Sylvioidea
Các họ
Khoảng 22. Xem văn bản.

Liên họ Lâm oanh hay liên họ Chích (danh pháp khoa học: Sylvioidea) là một nhánh chứa các loài chim dạng sẻ. Nó là một trong ít nhất là ba nhánh chính được biết đến nhiều nhất trong phạm vi phân thứ bộ Sẻ (Passerida), cùng với liên họ Đớp ruồi (Muscicapoidea) và liên họ Sẻ (Passeroidea).

Liên họ này chứa khoảng 1.300 loài, bao gồm các loài chích Cựu thế giới, khướu và họa mi Cựu thế giới, nhạn, sơn ca, chào mào, chiền chiện v.v. Các thành viên của nhánh này được tìm thấy trên toàn thế giới nhưng có ít loài ở khu vực châu Mỹ.

Hệ thống học[sửa | sửa mã nguồn]

Siêu họ Sylvioidea được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1990 trong Phân loại chim Sibley-Ahlquist[1]. Các nghiên cứu gần đây đã thất bại trong việc hỗ trợ sự đưa vào trong siêu họ này một số họ như đuôi cứng, hồng tước và đồng minh, nhưng hỗ trợ việc đưa vào của sơn ca[2]

Một số họ trong phạm vi Sylvioidea đã được định nghĩa lại và có những sửa đổi lớn. Cụ thể, họ Sylviidae chứa các loài chích Cựu thế giới và họ Timaliidae chứa các loài khướu Cựu thế giới trước đây từng là các đơn vị phân loại thùng rác và bao gồm nhiều loài mà sau này người ta phát hiện ra là không có quan hệ họ hàng gần. Vì thế một số họ mới đã được tạo ra và một số loài đã được di chuyển qua lại giữa các họ[3].

Danh sách các họ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nicatoridae: 1 chi, 3 loài nicator ở châu Phi; từng được phân loại như là có họ hàng gần với chào mào, nhưng dường như không có các họ hàng gần[4]. Fregin và ctv. (2012) gợi ý rằng chúng là chị em của nhánh Panuridae/Alaudidae[5].
  • Panuridae: 1 chi, 1 loài sẻ ngô râu (Panurus biarmicus); trước đây từng được phân loại cùng khướu mỏ dẹt nhưng dường như chúng có quan hệ họ hàng gần với sơn ca[4]
  • Alaudidae: 21 chi, 100 loài sơn ca.
  • Macrosphenidae: 7 chi, 19 loài chích châu Phi như chích mỏ dài và crombec (Sylvietta) - trước đây nằm hoàn toàn trong họ Sylviidae; một họ mới đề xuất gần đây với thành phần vẫn chưa chắc chắn[6].
  • Pnoepygidae: 1 chi, 5 loài khướu đất đuôi cụt; dường như không có quan hệ họ hàng với các loài khướu khác[7].
  • Acrocephalidae: 8 chi, 63 loài chích và đồng minh. Trước đây nằm hoàn toàn trong họ Sylviidae.
  • Donacobiidae: 1 chi, 1 loài Donacobius mũ đen (Donacobius atricapilla); trước đây phân loại như là hồng tước, nhưng có lẽ có quan hệ họ hàng gần với Megaluridae hoặc Bernieridae[8].
  • Bernieridae: 8 chi, 12 loài chích Malagasy; một họ được chính thức đặt tên năm 2010[9].
  • Locustellidae (hoặc Megaluridae): 11 chi, 63 loài chích sậy, chiền chiện lớn và đồng minh.
  • Cisticolidae: 26 chi, 158 loài chiền chiện và đồng minh.
  • Hirundinidae: 18 chi, 88 loài nhạn, én.
  • Pycnonotidae: 28 chi, 153 loài chào mào, cành cạch.
  • Hyliidae: 2 chi, 2 loài. Fregin và ctv. (2012) đặt chúng như là chị em với bạc má đuôi dài[5].
  • Aegithalidae: 3 chi, 13 loài bạc má đuôi dài.
  • Cettiidae: 12 chi, 36 loài chích bụi. Trước đây xếp trong họ Sylviidae.
  • Phylloscopidae: 2 (hoặc chia thành 9) chi, 79 loài chích lá. Trước đây xếp trong họ Sylviidae.

Các nhóm sau đây tạo thành một phân tỏa khướu duy nhất và người ta vẫn chưa chắc chắn về việc chia chúng ra thành bao nhiêu họ. Gelang và ctv đề xuất phân chia thành 2 họ, là Sylviidae và Timaliidae, với Timaliidae được chia ra thành 4 phân họ[7]. Danh sách của Đại hội Điểu học Quốc tế (International Ornithological Congress) tạm thời công nhận 5 họ[10]

  • Sylviidae: 4 chi, 37 loài lâm oanh và đồng minh.
  • Paradoxornithidae: 13 chi, 38 loài khướu mỏ dẹt và đồng minh, có quan hệ họ hàng gần với lâm oanh.
  • Zosteropidae: 13 chi, 142 loài vành khuyên và đồng minh.
  • Timaliidae: 11 chi, 54 loài họa mi, khướu cây.
  • Pellorneidae: 15 chi, 60 loài khướu đất, chuối tiêu, lách tách và đồng minh.
  • Leiothrichidae: 22 chi, 133 loài kim oanh, lách tách và đồng minh.
  • Alcippeidae: 1 chi, 10 loài lách tách.

Không chắc chắn[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta vẫn chưa chắc chắn là 4 họ dưới đây có thuộc về Sylvioidea hay không và vì thế đôi khi chúng được tách ra thành một liên họ riêng là Paroidea[3].

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Sylvioidea 

Nicatoridae

Panuridae

Alaudidae

Macrosphenidae

Pnoepygidae

Acrocephalidae

Donacobiidae

Bernieridae

Locustellidae

Cisticolidae

Hirundinidae

Pycnonotidae

Hyliidae

Aegithalidae

Cettiidae

Phylloscopidae

Sylviidae

Paradoxornithidae

Zosteropidae

Timaliidae

Pellorneidae

Alcippeidae

Leiothrichidae

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Sylvioidea tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Sylvioidea tại Wikimedia Commons
  1. ^ Sibley C.G. & Ahlquist J.E. (1990): Phylogeny and Classification of Birds. A Study in Molecular Evolution. Nhà in Đại học Yale, New Haven & London.
  2. ^ Alström Per; Ericson Per G.P.; Olsson Urban & Sundberg Per (2006): "Phylogeny and classification of the avian superfamily Sylvioidea". Mol. Phylogenet. Evol. 38(2): 381–397. doi:10.1016/j.ympev.2005.05.015 PMID 16054402 Toàn văn pdf
  3. ^ a b Boyd John H. (2010): Sylvioidea, Aves — A Taxonomy in Flux. Truy cập 11-08-2013.
  4. ^ a b Johansson U.S., Fjeldså J. & Bowie R. C. K. (2008). Phylogenetic relationships within Passerida (Aves: Passeriformes): a review and a new molecular phylogeny based on three nuclear intron markers. Molecular Phylogenetics and Evolution, 48, 858–876.
  5. ^ a b Fregin S., M. Haase, P. Alström, U. Olsson (2012), New insights into family relationships within the avian superfamily Sylvioidea (Passeriformes) based on seven molecular markers, BMC Evol. Biol. 12:157
  6. ^ Roberson, Don (2005) African warblers, Bird Families of the World. Tra cứu 07-01-2010.
  7. ^ a b Magnus Gelang; Cibois, Alice; Pasquet, Eric; Olsson, Urban; Alström, Per; Ericson, Per G. P. (2009). “Phylogeny of babblers (Aves, Passeriformes): major lineages, family limits and classification”. Zoologica Scripta. 38 (3): 225–236. doi:10.1111/j.1463-6409.2008.00374.x.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Remsen J. V. Jr., C. D. Cadena, A. Jaramillo, M. Nores, J. F. Pacheco, M. B. Robbins, T. S. Schulenberg, F. G. Stiles, D. F. Stotz, K. J. Zimmer (2011). A classification of the bird species of South America Lưu trữ 2009-03-02 tại Wayback Machine, Version 4. Hiệp hội Điểu học Hoa Kỳ. Tra cứu 07-01-2010.
  9. ^ Cibois Alice; Normand David, Steven M. S. Gregory & Eric Pasquet (2010) Bernieridae (Aves: Passeriformes): a family-group name for the Malagasy sylvioid radiation, Zootaxa, 2554: 65-68.
  10. ^ Gill F. & D. Donsker (chủ biên), 2010): Babbler families and genera Lưu trữ 2012-03-15 tại Wayback Machine, IOC World Bird Names. Tra cứu 07-01-2010.