Tam Bình (xã)

Tam Bình
Xã Tam Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDấp Bình Thuận[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°19′24″B 106°9′34″Đ / 10,32333°B 106,15944°Đ / 10.32333; 106.15944
MapBản đồ xã Tam Bình
Tam Bình trên bản đồ Việt Nam
Tam Bình
Tam Bình
Vị trí xã Tam Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích20,82 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng16.383 người[2]
Mật độ787 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28513[3]
Số điện thoại0273.3.828.300

Tam Bình là một thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Tam Bình là xã có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất huyện Cai Lậy,[4] được mệnh danh là "thủ phủ sầu riêng" vì là huyện có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Việt Nam.[5]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tam Bình tiếp giáp xã Long Trung ở phía tây, tiếp giáp xã Long TiênMỹ Long ở phía bắc, tiếp giáp xã Phú Phong của huyện Châu Thành ở phía đông, tiếp giáp sông Tiền ở phía nam.[6]

Thổ nhưỡng của xã là nhóm đất phù sa nước ngọt, màu mỡ hơn so với các nhóm đất phèn hay đất mặn trong tỉnh.[7] Các sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: sông Bình Ninh, sông Cầu Gió, rạch Cồn Cát, rạch Mù U, rạch Mương Lộ, sông Năm Thôn.[8]

Tam Bình nằm dọc theo bờ sông Tiền, có 4 vàm là vàm Cái Sơn, Mù U, Hai Tân, Cây Cồng. Xã có một cù lao nhỏ là cồn Long Đức.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tam Bình có diện tích 20,82 km², dân số năm 2013 là 16.383 người,[2] mật độ dân số đạt 787 người/km².

Xã Tam Bình được chia thành 11 ấp gồm: Bình Chánh Đông, Bình Chánh Tây, Bình Đức, Bình Hòa A, Bình Hòa B, Bình Ninh, Bình Thanh, Bình Thạnh, Bình Thuận, Đông Hòa, Tây Hòa.[8]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, Tam Bình là xã duy nhất của tỉnh Tiền Giang đón nhận bằng khen Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về thành tích thực hiện Nghị quyết 26 của Trung ương về Tam nông: nông nghiệp – nông dân – nông thôn.[9]

Kinh tế – Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Sầu riêng.

Các tuyến đường chính chạy qua địa bàn xã là tỉnh lộ 868 ở phía tây, đường chạy theo hướng bắc nam, con đường này là ranh giới với xã Long Trung; tỉnh lộ 864 chạy theo hướng tây - đông chạy dọc bờ sông Năm Thôn. 100% tuyến đường chính của xã đã được nhựa hóa, 95% tuyến đường liên ấp, liên xóm được bê tông hóa.[10] Trung tâm mua bán là chợ Tam Bình nằm ngay bờ đông của vàm Mù U, nơi rạch Mù U đổ vào sông Năm Thôn, một nhánh của sông Tiền do cù lao Ngũ Hiệp tạo ra. Về phía đông hơn 2 km theo tỉnh lộ 864 là chợ Hai Tân. Xã có hai khu mua bán khác nằm tiếp giáp với xã Long Trung là khu vực Ngã tư Hưng Long và chợ Cây Bã Đậu.

Kinh tế địa phương chủ yếu là canh tác nông nghiệp, trồng chuyên canh cây ăn trái, với sầu riêng là cây trồng giá trị cao.[11] Sầu riêng tiêu thụ chủ yếu đến thị trường Trung Quốc,[12][13] cũng như các xã khác trong tỉnh, sầu riêng được xuất khẩu tươi, chiếm 90% sản lượng sầu riêng.[14] Tam Bình có diện tích 1.450 ha sầu riêng các loại,[15] diện tích trồng sầu riêng lớn nhất huyện Cai Lậy, huyện "thủ phủ sầu riêng" của miền Tây Nam Bộ.[4] Trong đó trồng phổ biến nhất là hai giống RI 6 và Mõm Thong.[9] Năng suất bình quân 20 tấn/ha.[16] Năm 2014, sản lượng trái cây các loại là 50.000 tấn.[9] Mức thu nhập của người dân rất cao, trung bình 1 tỷ đồng/ha sầu riêng.[17][18] Tổng doanh thu xã không dưới 1.400 tỷ đồng mỗi năm.[16]

Tuy nhiên, thiên tai kép gồm đợt hạn hán và nước nhiễm mặn nghiêm trọng nhất chưa từng có vào năm 2020,[16] hơn 70 % diện tích canh tác sầu riêng bị chết, số còn lại cũng đang chết dần.[17][16] Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, cây sầu riêng được xếp vào nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn, và khả năng chịu hạn kém. Do đó, cây sầu riêng rất dễ bị tổn thương.[4]

Bên cạnh thiên tai kép, Đại dịch COVID-19 góp phần khiến hàng hóa không thể xuất khẩu sang Trung Quốc như thường niên,[12][19] dẫn đến thiệt hại khác cho các nhà vườn còn sầu riêng để bán, hàng hóa phải bán trong nước với giá thấp.[12][14] Hầu hết trong hơn 20 doanh nghiệp thu mua sầu riêng trong xã đóng cửa vì thiếu hàng.[20]

Xã cũng có diện tích khoảng 100 ha sa pô chê vào năm 2020.[21]

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ủy ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. (CẦN CẬP NHẬT)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b c Kỳ Quan (ngày 10 tháng 6 năm 2020). "Thủ phủ sầu riêng" miền Tây Nam Bộ bị thiệt hại nặng bởi hạn mặn”. báo Lao động. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Nguyễn Quang Trí (ngày 11 tháng 10 năm 2012). “Tiền Giang: Nông dân phấn khởi trồng sầu riêng vụ nghịch”. Hội Nông dân Việt Nam. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021. (nguồn yếu)
  7. ^ “Tỉnh Tiền Giang”. mpi.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ a b c Minh Trí (ngày 1 tháng 2 năm 2019). “Tam Bình phát triển kinh tế theo vùng chuyên canh”. dantocmiennui.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Quế Ngân (ngày 10 tháng 2 năm 2014). “Tam Bình (Cai Lậy): Sắc xuân trên xã điểm xây dựng nông thôn mới”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ Tấn Vũ (ngày 15 tháng 10 năm 2015). “Cây làm giàu của nông dân Cai Lậy”. báo Nhân Dân. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ a b c Hoàng Tuấn (ngày 18 tháng 2 năm 2020). “Tiền Giang: Sầu riêng rớt giá mạnh vì ảnh hưởng Covid-19”. congluan.vn. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  13. ^ “Không xuất được hàng sang Trung Quốc, chủ vựa trái cây miền Tây ngậm ngùi đóng cửa”. VTC. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ a b “Rớt giá mạnh do dịch Covid-19 – 40.000 TẤN SẦU RIÊNG ĐANG CHỜ "GIẢI CỨU"!”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ Quốc An, Đăng Nguyên (ngày 15 tháng 1 năm 2021). “Khôi phục vườn sầu riêng đặc sản”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ a b c d Mộng Tuyết (ngày 30 tháng 7 năm 2020). “Dồn sức cứu vùng chuyên canh sầu riêng”. tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ a b Nhật Trường (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Vườn sầu riêng Tiền Giang xơ xác sau hạn mặn, nông dân thiệt hại lớn”. VOV. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ “Tiền Giang: Gặp những tỷ phú sầu riêng mang "chức sắc". Hội Nông dân Việt Nam. ngày 21 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  19. ^ “Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang 9 tháng đầu năm 2020”. tiengiang.gov.vn. ngày 5 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  20. ^ “Nỗi niềm "tỷ phú sầu riêng" trắng tay sau mùa hạn mặn”. ngày 20 tháng 7 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  21. ^ Minh Đảm, Ngọc Thắng (ngày 28 tháng 7 năm 2020). “Cây sa pô lấy lại vị thế”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]