Terelabrus dewapyle

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Terelabrus dewapyle
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Terelabrus
Loài (species)T. dewapyle
Danh pháp hai phần
Terelabrus dewapyle
Fukui & Motomura, 2015

Terelabrus dewapyle là một loài cá biển thuộc chi Terelabrus trong họ Cá bàng chài. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2015.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh dewapyle được ghép từ họ của nhà ngư học Shinichi Dewa và Richard L. Pyle, những người sưu tầm mẫu vật của chúng[1].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

T. dewapyle có phạm vi phân bố rải rác ở Tây Thái Bình Dương. Loài cá này được tìm thấy tại đảo Iō (miền nam Nhật Bản), Papua New Guinea, FijiIndonesia (ngoài khơi đảo Bali)[2]. Năm 2018, T. dewapyle đã được ghi nhận thêm tại Philippines[3].

T. dewapyle sống gần những rạn san hô trên nền đáy cát, đá dăm, san hô vụn, độ sâu được ghi nhận phổ biến trong khoảng 65 đến 70 m, mặc dù chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu hơn 90 m[2], hoặc ở vùng nước nông khoảng 20 m[4][5].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở T. dewapyle là 5,6 cm[2]. Cơ thể thuôn dài, có màu trắng với các dải sọc ngang màu đỏ ở hai bên thân: một dải dọc theo lưng và một dải dọc theo lườn. Xen kẽ giữa hai sọc đỏ này là một dải sọc vàng tươi. Đây là đặc điểm để phân biệt T. dewapyle với loài Terelabrus rubrovittatus (T. rubrovittatus có dải trắng thay vì vàng như T. dewapyle)[4]. Cá con có thêm một đốm đen trên nắp mang, nhưng đốm này sẽ mờ dần khi trưởng thành[5].

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây mềm ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 12[2].

Sinh thái và hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của T. dewapyle có lẽ là các loài thủy sinh không xương sống như những loài họ hàng khác. T. dewapyle thường bơi thành từng nhóm nhỏ, gồm nhiều cá cái sống trong hậu cung của một con cá đực[2]. Loài này cũng được nuôi làm cá cảnh bởi màu sắc bắt mắt của chúng[5].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (i-x)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  2. ^ a b c d e Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2019). Terelabrus dewapyle trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2019.
  3. ^ Y. Fukui (2018). “A new species of Terelabrus (Perciformes: Labridae) from the Philippines with a key to species of Terelabrus and new record of Terelabrus dewapyle”. Bulletin of Marine Science. 4526 (1): 84–90. doi:10.11646/zootaxa.4526.1.6.
  4. ^ a b Lemon T.Y.K (2015). Terelabrus dewapyle: A new species of deepwater labrid from the Western Pacific Oean”. Reefs.com. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  5. ^ a b c Jake Adams (13 tháng 11 năm 2015). Terelabrus dewapyle is the newest species of candy cane hogfish”. Reef Builders. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Y. Fukui; H. Motomura (2015). “A new species of deepwater wrasse (Labridae: Terelabrus) from the western Pacific Ocean”. Zootaxa. 4040 (5): 559–568. doi:10.11646/zootaxa.4040.5.4.