Bước tới nội dung

Thành ủy Hải Phòng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành ủy Hải Phòng


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XVI
(2020 - 2025)
Đảng ủy thành phố
Bí thư Lê Tiến Châu
Phó Bí thư (2) Đỗ Mạnh Hiến (Thường trực)
Nguyễn Văn Tùng
Ủy viên Thường vụ Thành ủy (15) Ban Thường vụ Thành ủy khóa XVI
Thành ủy viên (53) Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVI
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại thành phố Hải Phòng
Cấp hành chính Cấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ số 9 Đinh Tiên Hoàng - Quận Hồng Bàng - Hải Phòng
Lịch sử
Thành lập 4/1930

Thành ủy Hải Phòng hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, hay Đảng ủy Thành phố Hải Phòng. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố.

Đứng đầu Thành ủy là Bí thư Thành ủy và là Ủy viên Trung ương Đảng. Bí thư Thành ủy Hải Phòng hiện nay là Ủy viên Trung ương Đảng Lê Tiến Châu.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng bộ được thành lập tháng 4/1930 do Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư. Tiền thân là Đảng bộ Đông Dương Cộng sản đảng Hải Phòng được thành lập tháng 8/1929.

Từ năm 1936, phong trào cách mạng ở thành phố Hải Phòng đã bước đầu phục hồi, chưa được củng cố vững chắc thì đã bị người Pháp đàn áp gây nên nhiều tổn thất lớn. Tháng 1 năm 1936, chi bộ làng Hàng Kênh và một số chi bộ vừa khôi phục thì bị chính quyền thân Pháp phá hoại. Tháng 2-1936, Hoàng Đình Giong - Uỷ viên Trung ương Đảng bị bắt khi đang công tác ở Hải Phòng. Tháng 7-1936, Đảng bộ Hải Phòng mới tập hợp được hơn 80 đảng viên và khoảng 60 quần chúng trung kiên. Nhờ hoạt động tích cực của Bùi Lâm, Nguyễn Văn Phước, Vũ Quý và những người khác vừa ở nhà tù Sơn La và Côn Đảo trở về như Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Hữu Túc, Bùi Vũ Trụ, Hoàng Văn Trành, Trần Quý Kiên (Dương Văn Ty),,... nhiều cơ sở đảng mới dần dần được khôi phục lại.

Trở lại Hải Phòng, Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh) bắt liên lạc ngay với Nguyễn Hữu Túc (Nguyễn Công Hoà), Lương Khánh Thiện, Bùi Lâm và những người khác đang hoạt động ở đây. Sau khi tái lập Xứ uỷ Bắc Kỳ vào tháng 3 năm 1937, hai Xứ Ủy viên là Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Đinh Xuân Nhạ (Trần Quý Kiên, Dương Văn Ty) đã được Xứ uỷ Bắc Kỳ cử xuống trực tiếp tăng cường cho công tác khôi phục tổ chức đảng ở Hải Phòng.

Tháng 4 năm 1937, tại một gia đình cơ sở cách mạng ở Ngõ Đá, phố Cát Dài, cuộc họp thành lập lại Thành uỷ Hải Phòng đã được tiến hành. Hội nghị gồm có Nguyễn Hữu Túc (Nguyễn Công Hòa), Nguyên Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), Trần Quý Kiên, Nguyễn Văn Vượng, Hoàng Văn Trành, Tư Thành... Hội nghị đã cử Nguyễn Hữu Túc (Nguyễn Công Hòa) làm Bí thư Thành uỷ.[2]

Tháng 10/1939, Xứ uỷ Bắc Kỳ thành lập các khu Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương và vùng mỏ thuộc khu B (sau đó gọi là liên tỉnh B). Trong thời gian này Thành ủy không được lập, Bí thư Khu ủy Tô Hiệu trực tiếp lãnh đạo phong trào.

Ngày 26/11/1940 tại làng Đồng Tải (huyện An Lão), Thành ủy Hải Phòng và Tỉnh ủy Kiến An họp bàn thực hiện chủ trương hợp nhất thành Liên tỉnh Hải Kiến.

Trong thời gian từ 1940 - 1954 Đảng bộ bị khủng bố liên tục và phải hoạt động bí mật, có thời gian Xứ ủy Bắc Kỳ phải kiêm nhiệm trực tiếp hoạt động.

Sau hiệp định Genèvve, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Hải Phòng tái lập Đảng bộ Hải Phòng cho tới nay.

Giai đoạn 1930 - 1962

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Đức Cảnh là Bí thư Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Hải Phòng từ tháng 4 - 10/1930, là Bí thư Thành ủy Hải Phòng đầu tiên;
  • Nguyễn Hữu Túc (Nguyễn Công Hòa) là Bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng giai đoạn 4/1937-1938
  • Lương Khánh Thiện là Bí thư Tỉnh ủy Hải Phòng giai đoạn 1938 - 10/1939;
  • Tô Hiệu là Bí thư Khu ủy Khu B trong giai đoạn từ tháng 10 - 12/1939;
  • Lê Quang Đạo là Bí thư Thành ủy Hải Phòng giai đoạn 1945 - 1946;
  • Lê Trung Toản là Bí thư Thành ủy Hải Phòng giai đoạn 1946-1952
  • Lê Quốc Thân là Bí thư Tỉnh ủy Kiến An giai đoạn 1946-1955
  • Hoàng Mậu là Bí thư Thành ủy Hải Phòng giai đoạn 1952-1955
  • Đỗ Mười là Bí thư Thành ủy Hải Phòng giai đoạn 1955 - 1956;
  • Hoàng Hữu Nhân là Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố đầu tiên (1957 - 1961), Bí thư Thành ủy (1961 - 1968);

Giai đoạn 1962 - nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Bí thư Thành ủy là người đứng đầu Đảng bộ Thành phố. Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương vì vậy Bí thư Thành ủy thường là Ủy viên Trung ương Đảng.

STT Đại hội Đảng bộ Bí thư Nhiệm kỳ Chức vụ Phó Bí thư Chức vụ Ghi chú
1 I Hoàng Hữu Nhân 7/1963-4/1968 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Kiên Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố
Lê Huy Phó bí thư thành ủy
2 II Trần Kiên 4/1968-8/1971 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Tô Thiện Phó bí thư thành ủy
Lê Đức Thịnh Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố
Đỗ Chính Chính ủy Bộ Tư lệnh 350
III 8/1971-3/1974 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Đức Thịnh Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố
Đỗ Chính Phó bí thư thành ủy
IV 3/1974-5/1976 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Đức Thịnh Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố
Đỗ Chính Phó bí thư thành ủy
V 5-11/1976 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đỗ Chính Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố
Nguyễn Văn Bút Phó bí thư thành ủy
3 VI Trần Đông 11/1976-7/1979 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đỗ Chính Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Nguyễn Văn Bút Phó bí thư thành ủy
4 VII Bùi Quang Tạo 7/1979-2/1982 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đoàn Duy Thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Nguyễn Văn Bút Phó bí thư thành ủy
5 VIII Đoàn Duy Thành 2/1982-10/1986 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyên Dần Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố từ năm 1985
Lê Thành Dương Phó bí thư thành ủy
Lê Danh Xương Phó bí thư thành ủy từ 1984
6 IX Lê Danh Xương 10/1986-10/1991 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trương Quang Được Phó bí thư thành ủy
Trần Văn Thức Phó bí thư thành ủy
X 10/1991-5/1996 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đào An Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Trần Văn Thức Phó bí thư thành ủy
XI 5/1996-1/2000 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Văn Thức Phó bí thư thành ủy
Trần Huy Năng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
7 Tô Huy Rứa 1/2000 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Văn Thức Phó bí thư thành ủy
Trần Huy Năng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
XII 1/2000-2003 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận Phó bí thư thành ủy
Trần Huy Năng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
8 Nguyễn Văn Thuận 2003-12/2005 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trịnh Quang Sử Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố từ tháng 7/2003
Trần Huy Năng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Đặng Văn Mấm Phó bí thư thành ủy từ tháng 10/2004
XIII 12/2005-12/2010 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trịnh Quang Sử Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Dương Anh Điền Phó bí thư thành ủy từ tháng 7/2006
Nguyễn Ngọc Lâm Phó bí thư thành ủy Trung ương điều động tháng 5/2008
Nguyễn Văn Thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố từ 2010
9 XIV Nguyễn Văn Thành 12/2010-12/2014 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Dương Anh Điền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Nguyễn Thị Nghĩa Phó bí thư TT thành ủy
Lê Văn Thành Phó bí thư thành ủy từ tháng 4/2014
10 Dương Anh Điền 12/2014-10/2015 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Nguyễn Thị Nghĩa Phó bí thư TT thành ủy Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng
11 XV Lê Văn Thành 10/2015-10/2020 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Thị Nghĩa Phó bí thư TT thành ủy Trưởng đoàn ĐBQH Hải Phòng
Nguyễn Văn Tùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
12 XVI 10/2020-05/2021 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
Đỗ Mạnh Hiến Phó bí thư TT thành ủy
13 Trần Lưu Quang [3] 05/2021-01/2023 Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố
14 Lê Tiến Châu [4] 01/2023-nay Đỗ Mạnh Hiến Phó bí thư TT thành ủy

Ban Thường vụ Thành ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14/10/2020, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ TP Hải Phòng khóa XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã bầu ban Thường vụ Thành ủy, các chức danh bí thư và phó bí thư Thành ủy, Ủy ban kiểm tra Thành ủy, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy.[5]

STT Họ và tên Chức vụ
1 Lê Tiến Châu Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV Thành phố
2 Nguyễn Văn Tùng Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố [6]
3 Đỗ Mạnh Hiến Phó Bí thư thường trực Thành ủy
4 Phạm Văn Lập Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố [6]
5 Đặng Bá Cường Trưởng ban Nội chính Thành ủy
6 Đào Khánh Hà Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ
7 Thiếu tướng Vũ Thanh Chương Giám đốc Công an thành phố
8 Đại tá Bùi Xuân Thắng Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố [7]
9 Lê Ngọc Trữ Bí thư Quận ủy Hồng Bàng
10 Nguyễn Đình Chuyến Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ
11 Đào Trọng Đức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố
12 Lê Trung Kiên Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế, Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố
13 Lê Anh Quân Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố
14 Lê Trí Vũ Trưởng ban Tổ chức Thành ủy [8]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành ủy Hải Phòng gồm các phòng ban trực thuộc sau:[9]

  • Văn phòng Thành ủy
  • Ban Tổ chức Thành ủy
  • Ban Tuyên giáo Thành ủy
  • Ban Dân vận Thành ủy
  • Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
  • Ban Nội chính Thành ủy
  • Trường chính trị Tô Hiệu - Hải Phòng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng”.
  2. ^ GS.Song Thành (Chủ biên); TS. Nguyễn Thị Kim Dung; ThS. Nguyễn Thị Giang; TS. Trần Hải; ThS. Lý Việt Quang (2007). “Nguyễn Văn Linh tiểu sử”. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ “Công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ”.
  4. ^ “Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng”.
  5. ^ “Kết quả bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư và UBKT Thành ủy”.
  6. ^ a b “Ông Nguyễn Văn Tùng tái đắc cử chủ tịch UBND TP Hải Phòng”.
  7. ^ “Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự tại Hải Phòng”.
  8. ^ “Ông Lê Trí Vũ được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng”.
  9. ^ “Bộ máy tổ chức Thành ủy Hải Phòng”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng. 26 tháng 5 năm 2016.[liên kết hỏng]