Bước tới nội dung

Thành viên:Baoothersks/Lời chào từ Moskva

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
From Russia, with Love
Tập tin:From Russia With Love-Ian Fleming-First edition.jpg
First edition cover
Thông tin sách
Tác giảIan Fleming
Minh họa bìaRichard Chopping
Devised by Ian Fleming
Quốc giaUnited Kingdom
Bộ sáchJames Bond
Thể loạiSpy fiction
Nhà xuất bảnJonathan Cape
Ngày phát hành8 April 1957 (hardback)
Số trang253 (first edition)
Cuốn trướcDiamonds Are Forever
Cuốn sauDr. No

Lời chào từ Moskva (tựa tiếng Anh: From Russia, with Love) là cuốn tiểu thuyết thứ năm của tác giả người Anh Ian Fleming kể về mật vụ MI6 hư cấu James Bond. Fleming bắt đầu viết tác phẩm vào đầu năm 1956 ở điền trang Goldeneye nằm tại đất nước Jamaica. Vào thời điểm ấy, ông nghĩ rằng đây có thể là cuốn sách viết về Bond cuối cùng trong đời mình. Lời chào từ Moskva được nhà xuất bản Jonathan Cape cho ra mắt lần đầu tại Vương quốc Anh vào ngày 8 tháng 4 năm 1957.

Câu chuyện xoay quanh một âm mưu của cơ quan phản gián Liên Xô SMERSH, nhằm ám sát Bond theo cách hạ nhục cả anh và tổ chức mà anh phục vụ. Để làm mồi nhử, SMERSH sử dụng nhân viên mật mã xinh đẹp Tatiana Romanova cùng Spektor - cỗ máy giải mã của Liên Xô. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ chuyến thăm của Fleming đến Thổ Nhĩ Kỳ thay mặt cho tờ The Sunday Times để đưa tin về một hội nghị của Interpol. Sau đó, vị tác giả quay trở về Anh bằng tàu tốc hành Phương Đông. Thông qua Lời chào từ Moskva, ông đã đề cập đến những căng thẳng xung quanh hai miền Đông - Tây trong Chiến tranh Lạnh, đồng thời còn xoáy sâu vào sự suy giảm quyền lực và ảnh hưởng của Anh vào thời kỳ hậu Thế chiến thứ 2.

Vào thời điểm xuất bản, Lời chào từ Moskva đã nhận về rất nhiều đánh giá tích cực. Doanh thu của tác phẩm được thúc đẩy từ một chiến dịch quảng cáo diễn ra sau chuyến thăm của Thủ tướng Anh Anthony Eden tới điền trang Goldeneye. Bên cạnh đó, một bài viết trên tạp chí Life còn liệt kê đây là cuốn sách yêu thích của tổng thống Mỹ John F. Kennedy. Tác phẩm được đăng nhiều kỳ trên tờ Daily Express, ban đầu ở dạng rút gọn, kế đến là nhiều phần, cuối cùng là truyện tranh. Vào năm 1963, tiểu thuyết được chuyển thể màn bạc thành phần phim thứ hai trong series James Bond, với sự tham gia của tài tử điện ảnh Sean Connery.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh và quá trình chắp bút[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 1 năm 1956, Ian Fleming đã xuất bản ba tác phẩm - gồm Casino Royale năm 1953, Live and Let Die năm 1954 và Moonraker năm 1955. Cuốn thứ tư mang tên Diamonds Are Forever đang được chỉnh sửa và chuẩn bị ra mắt độc giả. Tháng đó, tác giả Fleming đến điền trang Goldeneye của mình nằm tại Jamaica để chắp bút cuốn Lời chào từ Moskva. Lần này ông cũng làm theo cách quen thuộc của mình, như sau này ông đã kể lại trên tạp chí Books and Bookmen: "Tôi dành ra tầm ba giờ để viết vào buổi sáng... rồi tôi ngốn thêm một giờ nữa, từ lúc sáu đến bảy giờ tối. Tôi không bao giờ sửa lại bất kỳ cái gì và cũng chẳng bao giờ lật lại để đọc những gì mình đã viết... Bằng cách áp dụng công thức này, bạn có thể viết đến tận 2.000 từ mỗi ngày." Ông trở lại Luân Đôn vào tháng 3 năm đó với bản thảo đầu tiên dày 228 trang, mà sau đó ông đã chỉnh sửa nhiều hơn bất kỳ tác phẩm nào khác trong đời. Trong đó, một bản bản viết lại quan trọng đã thay đổi số phận của nhân vật Bond. Fleming bắt đầu trở nên chán nản với những cuốn sách của mình và đã viết thư cho bạn của mình, tác giả người Mỹ Raymond Chandler: "Nàng thơ trong tôi đang rất tệ... Tôi đã ngán Bond đến tận cổ và rất khó để bắt anh ta thực hiện những trò lố lăng kệch cỡm". Fleming viết lại đoạn kết của cuốn tiểu thuyết vào tháng 4 năm 1956, với chi tiết Klebb đầu độc Bond, điều này cho phép ông kết thúc bộ truyện với cái chết của nhân vật này nếu ông muốn.

Ngay cả việc thở cũng trở nên khó khăn. Bond thở dài, sâu đến tận cuống phổi. Anh nghiến chặt hàm và nhắm hờ đôi mắt, như người ta vẫn làm khi muốn giấu cơn say. ... Anh bắt đầu mở to đôi mắt... Giờ đây anh phải thở hổn hển. Một lần nữa tay anh đưa lên trên khuôn mặt tái đi vì lạnh... Bond cảm thấy đầu gối của mình bắt đầu khuỵu xuống... [anh] xoay người chậm rãi trên gót chân và ngã đập đầu xuống nền nhà màu đỏ như rượu vang.

Lời chào từ Moskva, đoạn cuối tác phẩm

Bản nháp đầu tiên của Fleming kết thúc với việc Bond và Romanova tận hưởng một cuộc tình lãng mạn. Đến tháng 1 năm 1957, Fleming quyết định sẽ tiếp tục chắp bút một câu chuyện khác và bắt đầu với Dr. No, trong đó Bond hồi phục sau khi bị trúng độc và được điều đến Jamaica.

Chuyến đi của Fleming đến Istanbul vào tháng 6 năm 1955 để đưa tin về một hội nghị của Interpol cho tờ The Sunday Times là nguồn tin đắt giá cho quyển tiểu thuyết. Lúc ở đó, vị tác giả đã gặp chủ tàu Nazim Kalkavan từng theo học tại Oxford, người trở thành hình mẫu cho nhân vật Darko Kerim. Fleming đã ghi lại nhiều cuộc trò chuyện của Kalkavan vào một cuốn sổ, sau đó sử dụng nguyên văn các cuộc đối thoại ấy trong cuốn tiểu thuyết.

Mặc dù Fleming không ghi lại ngày tháng diễn ra các sự kiện trong tiểu thuyết, nhưng nhà văn John Griswold và Henry Chancellor đã xác định được các mốc thời gian khác nhau dựa trên những sự kiện và tình huống trong toàn bộ loạt tiểu thuyết. Chancellor cho rằng các sự kiện của Lời chào từ Moskva diễn ra vào năm 1955, còn Griswold thì quả quyết rằng câu chuyện diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1954. Trong cuốn tiểu thuyết, Tướng Grubozaboyschikob của MGB đã đề cập đến vụ nổi loạn sắc tộc ở Istanbul, Tình trạng khẩn cấp của Síp, và "cách mạng ở Maroc" — đề cập đến những cuộc biểu tình ở Maroc buộc Pháp trao trả nền độc lập vào tháng 11 năm 1955 — như những sự kiện mới xảy ra gần đây.