Thành viên:CalCoWSpiBudSu/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Địa đạo Phú Thọ Hòa
CalCoWSpiBudSu/nháp trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
CalCoWSpiBudSu/nháp
Vị trí của Địa đạo Phú Thọ Hòa trong Thành phố Hồ Chí Minh
Vị trí139 đường Phú Thọ Hòa, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Tọa độ10°47′2″B 106°37′51,2″Đ / 10,78389°B 106,61667°Đ / 10.78389; 106.61667
Diện tích4.242 m2 (2017)[1]
Chiều dài10 kilômét địa đạo
Còn 100 mét phục chế
Người thành lậpChi bộ Phú Thọ Hòa gồm:
Tám Lê Thanh
Lâm Quốc Đăng
Nguyễn Văn Tiểng
Xây dựng1947; 77 năm trước (1947)
Xây dựng choKháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ
Xây dựng lại2022
Phục hồi lại1985
Cơ quan quản lýỦy ban nhân dân Quận Tân Phú
Sự kiện quan trọng DI TÍCH LỊCH SỬ
QUỐC GIA (1996)
 

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Phú Thọ Hoà là vùng đất sáp nhập giữa hai thôn Lộc Hoà và Phú Thọ, trước đây thuộc địa phận tổng Tân Phong, huyện Tân Long, hạt Chợ Lớn.[2][3] Sau cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại cả nghìn năm trong lịch sử Việt Nam,[4] thực dân Pháp một lần nữa quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Thực hiện theo chủ trương Xứ ủy và Tỉnh ủy Gia Định về việc thành lập khu căn cứ kháng chiến ở vùng phụ cận, ngoại ô Sài Gòn,[5] giữa năm 1947, chi bộ Phú Thọ Hòa gồm Bí thư Nguyễn Văn Tiểng, Đại tá Lâm Quốc Đăng và Trung tướng Tám Lê Thanh chỉ đạo các cán bộ nòng cốt về ấp Lộc Hòa – một khu vực sở hữu vùng đất cao, cây cối rậm rạp và địa hình phức tạp, làm địa điểm xây dựng đường hầm để quân cách mạng về bám trụ chiến đấu.[3][6][7][8]

Đỉnh điểm trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, địa đạo đã cất giấu gần 1.000 chiến sĩ cách mạng cùng nhiều đảng viên lãnh đạo,[9] trong đó bao gồm Chi đội 13, Tiểu đoàn Ngô Gia Tự, Tiểu đoàn Ký Con và nhiều ban công tác nội thành.[10] Nơi đây không chỉ là căn cứ cách mạng mà còn từng nhiều lần là trọng điểm tập kết, ém quân, đánh dấu cột mốc khởi đầu của những trận xuất kích khiến cho quân Pháp chịu nhiều tổn thất.[11][12] Dựa vào hệ thống địa đạo, mùa thu năm 1947, dân quân địa phương đã phối hợp với các lực lượng tấn công năm xe tăng càn quét vào địa bàn, gây thiệt hại hai tiểu đoàn Âu Phi.[11] Đến cuối năm, khi Pháp liên tiếp mở nhiều cuộc càn quét các vùng ven nhằm bảo vệ cơ quan đầu não ở trung tâm Sài Gòn,[3] tại Phú Thọ Hòa, với phương kế sử dụng hàng binh ngoại quốc làm lực lượng chiến đấu, Lâm Quốc Đăng và Lê Thanh đã dẫn dắt đội hình tiêu diệt toàn bộ địch đóng tại đồn cách địa đạo khoảng một cây số.[13] Chiến thuật này tiếp tục được áp dụng thành công khi đồn Phạm Văn Tụng bị triệt tiêu vào đầu năm 1948.[13]

Việc chịu tổn thất liên tục trong khu vực đã khiến quân Pháp mở cuộc truy lùng. Cuối năm 1948, chi đội 12 do Lê Thanh giữ chức vụ chỉ huy phó đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lâm Quốc Đăng đã diễn ra một trận giao tranh căng thẳng với lính Pháp.[13] Tuy một phần địa đạo sau đó bị phát hiện nhưng đoàn quân đã kịp thời phối hợp với lực lượng du kích địa phương bảo vệ đoạn hầm còn lại, đẩy địch ra khỏi vùng giao chiến.[13]

Quân ta ém quân dưới địa đạo phản công bất ngờ, gây thiệt hại nặng nề cho địch. Ðặc biệt là trận tiến công vào kho bom Phú Thọ Hòa, cả hai lần đều xuất phát từ địa đạo Phú Thọ Hòa vào tháng 8/1952 và tháng 6/1954 gây kinh hoàng cho địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tháng 4/1966, bọn tề làng Phú Thọ Hòa dùng xe ủi đất càn vào địa đạo, phá hủy vài đoạn, lấy đi một số vật liệu lót đáy hầm. Hai tháng sau, địch trở lại bao vây khu vực, bị du kích ta bất ngờ bung hầm đánh phủ đầu, phá vòng vây, về cứ an toàn...

Từ địa đạo này xuất phát các mũi xung kích đánh được như sau:

+ Cuối năm 1948, lực lượng Tiểu đoàn Ký Con, Chi đội 6, C-918, C-398, C-934, C-935 tấn công vào đồn Cao Đài ở ngã 5 Vĩnh Lộc, tiêu diệt toàn bộ đồn này. Sau đó dùng 1 số hàng binh Pháp dẫn Bộ đội cách mạng mặc giả lính nguỵ và tiêu diệt bót Phú Thọ Hoà.

+ Năm 1949, Chi đội 12 và Ban công tác thành Sài gòn – Chợ lớn đánh trận chống càn ở Gò Đậu (Ấp Bình Long) diệt 70 tên, thu nhiều vũ khí;

+ Năm 1952, lực lượng vũ trang địa phương kết hợp Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Tiểu đoàn Ký Con, Hoàng Văn Thụ, Ngô Gia Tự tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Thoạt tiên miệng hầm được đào trong bụi cây rậm, đào sâu khoảng ba mét, tạo thành đường hầm có chiều cao 0,8m, rộng 0,8m. Con đường kéo dài khoảng bốn đến năm mét thì dừng lại. Sau đó nhắm hướng đào sâu tạo con đường thứ hai cũng có độ dài bốn đến năm mét sao cho ráp với địa đạo thứ nhất. Cứ thế đào địa đạo thứ ba, thứ tư... cho ráp nối nhau. Lối đào này được gọi là "xây hầm xe lửa". Miệng nắp hầm bằng bệ gỗ, hình chữ nhật, chung quanh đóng ngàm giữ đất, kích thước 0,4m x 0,25m, dày 0,10m, mặt phủ cỏ tươi. Mỗi hầm có ba đến bốn lỗ thông hơi, hình loa kèn đáy quay xuống dưới rộng 0,2m, đỉnh trên mặt đất, theo chiều nghiêng 450. Nắp miệng hầm đóng bằng gỗ theo hình thang, có kích thước: rộng 0,4m và 0,2 m; cao 0,1m. Nắp hầm có đáy để đổ đất, trồng cây lên đó nguy trang. Mỗi đoạn hầm có 3-4 lỗ thông hơi, tuỳ theo địa hình là luỹ tre hay mồ mả, mà đặt lỗ thông hơi ở đấy. Lỗ thông hơi theo kiểu loa kèn, trên to (0,2m) dưới nhỏ (0,1m), đặt gốc độ 450, ở đáy mỗi hầm, đào sâu xuống 1 đoạn ngắn đề phòng mùa mưa cho nước chảy xuống. Trong hệ thống địa đạo, có 3 hầm đào rộng ra, để có thể ngồi họp 4-5 người hoặc chứa lương thực, vũ khí. Kích thước địa đạo: rộng 0,8m; cao 0,8m; dài gần 700 mét.

Ngoài ra dưới đáy hầm đào một đoạn nông, nhằm dẫn nước chảy vào chỗ trũng. Ròng rã sáu tháng liền địa đạo mới hoàn chỉnh, có chiều dài trên 600m từ ấp Lộc Hòa đến ấp Bình Long. Một điều rất thú vị trong số những người tham gia đào địa đạo có hơn chục người mang họ cù: Cù Thược, Cù Thanh, Cù Huê, Cù Bốn, Cù Hóa, Cù Lự, Cù Sao, Cù Thực, Cù Kỳ… nhưng sự thật các bác ấy khi sinh ra không có ai mang họ Cù cả, mà đó chỉ là một cái họ bí mật để chỉ các đồng chí trong tổ đào hầm, có thể vì thấy công việc đào hầm rất nặng nhọc, vất vả nên ai đó đã đặt để chỉ những người siêng năng, chịu khó hoàn thành nhiệm vụ. Hầu hết miệng hầm được thiết kế nằm trong bụi rậm hoặc được ngụy trang trong các mô đất và gò mối rất khó phát hiện. Ðịa đạo lúc nông, lúc sâu nhưng vẫn giữ khoảng cách giữa nóc hầm và mặt đất tối thiểu 2,5m, có đoạn hai tầng địa đạo chồng lên, trong đó có đoạn nghi trang như ngõ cụt. Trong địa đạo tạo hầm âm sức chứa từ năm đến bảy người, bên trên bố trí nhiều ụ chiến đấu rải rác dọc theo địa đạo. Về sau đào thêm giao thông hào lộ thiên, hình thành vòng cung bảo vệ khu địa đạo. Toàn bộ hệ thống địa đạo có ba hầm âm, trong đó một hầm dùng làm phòng họp. Khác với địa đạo Bến Dược (Củ Chi), địa đạo Phú Thọ Hòa không có nút chặn, mìn bẩy, bếp Hoàng Cầm..., mà chủ yếu tạo ra đường ngầm, lúc ẩn lúc hiện đánh địch.

Bảo tồn[sửa | sửa mã nguồn]

Phải dựng lại cuộc chiến đấu của những người đã hy sinh và còn sống, để giáo dục nhân dân thành phố nhất là thế hệ thanh niên về Phú Thọ Hòa, nơi đã có những người con yêu nước, yêu đồng bào, ghét kẻ thù ngoại bang đến xâm lược và những kẻ tôi tớ cho bọn xâm lược nước ta. Về một Phú Thọ Hòa mà đồng bào nơi đây đã hy sinh vượt qua bao nhiêu gian khổ, đoàn kết đấu tranh, yêu thương và bảo vệ các chiến sỹ cách mạng. Làm lại tất cả các di tích này cốt không chỉ để ca ngợi những cái đã qua, mà chính là để truyền lại tinh thần đoàn kết yêu nước, tinh thần chiến đấu anh dũng cho thế hệ thanh niên ở thành phố chúng ta, đất nước chúng ta, từ đó hướng cho thanh niên và nhân dân từ lòng yêu nước tới yêu chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa cộng sản...

Bút tích được lưu trữ của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong một lần ông về thăm lại địa đạo vào năm 1984.[1]

Tuy là địa đạo xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn và mang tầm vóc của một Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, thế nhưng công cuộc bảo tồn khu di tích này gần như bị lãng quên trong vài thập kỷ. Lần trùng tu đầu tiên một đoạn đường hầm dài khoảng 100 mét là do quận Tân Bình triển khai vào năm 1985,[a] thể theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm đó là Nguyễn Văn Linh – sau này ông nắm giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – trong một lần về thăm di tích đã yêu cầu phục dựng lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1984.[16][17] Kể từ đó trở đi, địa đạo dần xuống cấp theo năm tháng, kinh phí của quận chỉ đủ để thuê công nhân dọn dẹp vệ sinh và phun thuốc diệt côn trùng vào năm 2001.[18] Một thập kỷ sau, nơi đây ngày càng hoang tàn và có nguy cơ trở thành phế tích,[19] từ ngoài nhìn vào chỉ thấy một khu đất trống lẫn với mồ mả,[8] phần đất này sau đó được tận dụng để cải tạo lại thành sân chơi thể thao mở cửa miễn phí nhằm thu hút nhiều người dân địa phương đến.[20][10] Năm 2008, nhà truyền thống được xây dựng nhưng lại nằm khuất bên trong, diện tích nhỏ và hiện vật nghèo nàn,[21][8] thứ quý giá nhất chỉ bao gồm các bức ảnh của những chứng nhân lịch sử đã từng tham gia chiến đấu ở địa đạo cùng với tấm bằng công nhận Di tích Quốc gia.[22] Cỏ dại xung quanh mọc lên um tùm, tường rào lại xiêu vẹo, thiếu vắng hàng cây xanh và nhà bia tưởng niệm, cả hệ thống đường hầm cũng hoàn toàn không có đèn chiếu sáng.[22] Theo Ban Quản lý địa đạo, dự kiến ban đầu vào năm 2010, khu di tích sẽ được xây dựng lại với nguồn vốn đầu tư dao động trong khoảng 4-5 tỷ đồng,[10] thế nhưng việc huy động một số tiền lớn để khởi động đúng thời hạn hay không thì vẫn còn để ngỏ.[8] Đến cuối năm, nguồn ngân sách thành phố cấp cho dự án tôn tạo được thêm 4.5 triệu Đồng Việt Nam, trong khi chỉ tính riêng công trình mở rộng khu di tích địa đạo Củ Chi đã lên đến con số 170 triệu đồng, gấp hơn 37 lần.[23] Cũng trong khoảng thời gian này, di tích được tu sửa một phần gồm cải tạo nắp miệng hầm, các lỗ thông hơi, xử lý chống thấm...[24] Nhưng hơn tám năm sau thì đường hầm lại tiếp tục bị ngập.[25] Trong kỳ họp Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ mười nhiệm kỳ 2010 – 2015, địa đạo Phú Thọ Hòa được xác định là công trình trọng điểm trên địa bàn quận Tân Phú,[26][27] nhưng do gặp khó khăn về tài chính nên quá trình nâng cấp chỉ dừng lại trên giấy.[28] Khi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra, hệ thống ngầm dưới mặt đất của địa đạo trải dài gần 10km nhưng phần diện tích này ngày một thu hẹp dần vì tình trạng đô thị hóa, những gì còn sót lại chỉ là đoạn hầm 100 mét đã phục chế ngày trước.[28][25][18] Bên cạnh đó, việc khai thác du lịch càng gặp trở ngại hơn vì cán bộ làm công tác quản lý di tích chỉ có vài người trong khi cơ sở vật chất không thể đáp ứng được.[28] Tất cả dừng lại ở việc phục vụ các hội nhóm nhỏ đến tham quan cùng với việc tuyên truyền giáo dục qua các kênh thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau.[25]

Tập tin:Địa đạo Phú Thọ Hòa, tháng 4 năm 2021 (6).jp
Cổng trước địa đạo Phú Thọ Hòa trong giai đoạn thi công phục dựng lại cảnh quan vào năm 2021.

Xuyên suốt hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, hàng loạt các ấn phẩm truyền thông lớn nhỏ trong nước đã lên tiếng nhiều lần về thực trạng ngày một hoang phế của địa đạo và mong nhận được sự quan tâm đầu tư từ phía các ban ngành quản lý, trong đó có báo VnExpress,[18] Giác Ngộ,[29] Sài Gòn Giải Phóng,[30] Hànộimới,[22] Người Lao Động,[19] Quân Đội Nhân Dân,[16] Biên Phòng,[28] cùng với các cử tri quận đã kiến nghị việc tu bổ đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh.[31] Năm 2012, dự án nâng cấp một lần nữa được lên kế hoạch, hồ sơ và bản vẽ kỹ thuật cũng đã có thế nhưng ba năm sau tình hình vẫn không thay đổi,[21] sau đó công trình của đơn vị tư vấn thiết kế mới được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt vào ngày 20 tháng 11 năm 2018.[32] Bước đầu đề xuất tạm ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện việc nâng cấp khu di tích,[33] thời gian thi công được điều chỉnh kéo dài đến hết năm 2021,[34] và quá trình xây dựng hoàn tất trong nửa đầu năm sau.[35] Cũng trong khoảng thời gian này, địa đạo chính là nơi dừng chân khởi điểm trong tour du lịch đầu tiên của quận Tân Phú.[36]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trong thập kỷ 80, địa đạo Phú Thọ Hòa vẫn trực thuộc địa phận do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình quản lý cho đến khi tách ra và trở thành địa bàn của quận Tân Phú vào năm 2003.[14][15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Hoàng Tuyết (30 tháng 4 năm 2017). “Địa đạo đặc biệt giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh”. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Phạm Thị Minh Huệ (16 tháng 8 năm 2023). “Địa đạo Phú Thọ Hoà trong kháng chiến chống Pháp”. Cựu Chiến Binh Thành Phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b c Võ Thanh Phụng (24 tháng 8 năm 2007). “Ðịa đạo Phú Thọ Hòa”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Vũ Kim Yến (19 tháng 8 năm 2023). “Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Dấu ấn thời đại”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Hồng Nam; Cung Ðức (6 tháng 12 năm 2006). “Sài Gòn đi trước về sau”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Nhật Linh; Thy Huệ (12 tháng 4 năm 2017). “Bí ẩn địa đạo huyền thoại dài 10km giữa TP.HCM”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Hoàng My (15 tháng 3 năm 2018). “Nhớ nhà văn Sơn Nam”. Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ a b c d Báo Văn Hóa (18 tháng 6 năm 2010). “TP.HCM: Di tích Địa đạo Phú Thọ Hoà có nguy cơ trở thành phế tích”. Môi trường Du lịch. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ Tim Doling (7 tháng 4 năm 2014). “Củ Chi Lite – Đường hầm bí mật Phú Thọ Hòa”. Saigoneer (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ a b c Phước Đăng (4 tháng 9 năm 2010). “Địa đạo Phú Thọ Hòa xuống cấp nặng”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ a b Đặng Văn Lược (2 tháng 7 năm 2018). "Địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ Thanh Phúc (11 tháng 5 năm 2010). “Địa đạo Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú: Cần được tôn tạo và quảng bá”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2024.
  13. ^ a b c d Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007). “Địa đạo Phú Thọ Hòa”. Hệ tri thức Việt số hóa – Bộ Khoa học và Công nghệ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Quý Hiền; Đoàn Phú (26 tháng 11 năm 2003). "Khai sinh" quận Tân Phú và Bình Tân”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ “Nghị định số 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định thành lập các quận Bình Tân, Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc quận Tân Bình; thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 5 tháng 11 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ a b Nguyễn Quang (28 tháng 1 năm 2015). “Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị địa đạo Phú Thọ Hòa”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ Huỳnh Minh Đức; Nguyễn Tường Lộc (26 tháng 4 năm 2018). “Phú Thọ Hòa - địa đạo trong lòng thành phố”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ a b c Tuổi Trẻ (25 tháng 4 năm 2001). “Di tích ở TP HCM đang xuống cấp nghiêm trọng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ a b Tiểu Quyên (21 tháng 7 năm 2010). “Di tích thành phế tích”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  20. ^ Thành Nguyễn (16 tháng 8 năm 2019). “Địa đạo thiết kế kiểu toa xe lửa giữa Sài Gòn”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  21. ^ a b Nguyễn Thịnh (18 tháng 12 năm 2015). “Dự án tu bổ địa đạo Phú Thọ Hòa : Vì sao bỏ lửng?”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  22. ^ a b c Văn Định (1 tháng 9 năm 2010). “Có một địa đạo bị lãng quên”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  23. ^ “Công Báo - Thành phố Hồ Chí Minh - Nội dung văn bản số 19/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách thành phố năm 2011”. Công Báo Thành phố Hồ Chí Minh. 8 tháng 12 năm 2010. tr. 52, 53. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  24. ^ Minh An (23 tháng 1 năm 2011). “Trùng tu di tích ở TPHCM - Những tín hiệu vui”. Tạp chí Sông Hương. ISSN 1859-4883. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  25. ^ a b c Thiên Thanh (26 tháng 5 năm 2019). “Địa đạo xưa, trăn trở hôm nay”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  26. ^ “Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ X nhiệm kỳ 2010 – 2015”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. 24 tháng 8 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  27. ^ Phạm Thục (4 tháng 7 năm 2010). “Đồng chí Nguyễn Hoàng Năng được bầu làm Bí thư Quận ủy Tân Phú”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  28. ^ a b c d Băng Tâm (12 tháng 4 năm 2017). “Địa đạo Phú Thọ Hòa - những điều chưa biết”. Báo Biên Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  29. ^ PV (20 tháng 7 năm 2009). “Thực trạng các di tích ở TPHCM - Vui một, buồn mười!”. Báo Giác Ngộ. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  30. ^ Thanh Phúc (11 tháng 5 năm 2010). “Địa đạo Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú: Cần được tôn tạo và quảng bá”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2024.
  31. ^ Vũ Thạch (9 tháng 10 năm 2019). “Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri quận Tân Phú”. Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2024.
  32. ^ Trần Phát (12 tháng 12 năm 2018). “Tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa”. Công Báo Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  33. ^ Đa Thiện (1 tháng 4 năm 2019). “Thu hồi một số khu đất tại quận Tân Phú để xây dựng trường học”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.
  34. ^ Lê Tùng (26 tháng 3 năm 2021). “Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư Tu bổ, phục dựng cảnh quan di tích địa đạo Phú Thọ Hòa”. Công Báo Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  35. ^ Thế Sơn (14 tháng 6 năm 2022). “Địa đạo Phú Thọ Hòa - địa đạo đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh "thay áo mới", điểm đến du lịch còn nhiều điều thú vị cần khám phá”. UBND Quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  36. ^ Hoàng Tuyết (4 tháng 6 năm 2022). “TP Hồ Chí Minh: Độc đáo tour 'Tân Phú - đi là nhớ'. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.