Thành viên:LuanNguyen (M.A)/Nguyễn Xuân Hương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Xuân Hương[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Xuân Hương
Sinh27 tháng 08 năm 1963
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Học vịPhó Giáo sư Tiến sĩ
Nghề nghiệpNghiên cứu, Giảng dạy
Tác phẩm nổi bật"Tín ngưỡng cư dân cen biển Quảng Nam - Đà Nẵng (Sách)

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Xuân Hương sinh ngày 27 tháng 08 năm 1963, là Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) về văn hóa học, nguyên Trưởng Bộ môn Văn hóa học & Xã hội học, Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ Thuật Khmer Nam Bộ thuộc Đại học Trà Vinh[1].

Trước đó, bà từng là Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn của Trường Đại học Duy Tân[2].

Hiện nay Phó Giáo sư làm giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường Đại học, ngoài ra còn tham gia vai trò diễn giả tại một số hội thảo khoa học về văn hóa, xã hội trong nước.

Nghiên cứu về văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Văn hóa học, PGS.TS Nguyễn Xuân Hương có xu hướng nghiên cứu về tín ngưỡng của các cộng đồng cư dân ven biển, điển hình là "Tín ngưỡng cư dân cen biển Quảng Nam - Đà Nẵng (Hình thái, Đặc trưng và Giá trị)". Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này, sau đó được trích dẫn lại ở một số luận văn thạc sĩ, kể cả đề tài nghiên cứu sinh ở nhiều trường Đại học trong nước.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hương, văn hóa của dân cư ven biển, trong đó có văn hóa tín ngưỡng, là một bộ phận quan trọng, góp phần làm nên cấu trúc và diện mạo Văn hóa Việt Nam. Người miền biển, bên cạnh những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nằm trong hệ tín ngưỡng chung của dân tộc, còn có những sắc thái riêng, mang tính đặc thù, do được sinh thành và gắn bó chặt chẽ với hoạt động ngư nghiệp biển. Tuy nhiên, ở mỗi vùng biển, sắc thái đó không hoàn toàn đồng nhất. Vì vậy nghiên cứu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cư dân ven biển nước ta sẽ không thể bỏ qua việc khảo cứu ở từng địa dư cụ thể. Công việc này là cần thiết, nhằm góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt của tính thống nhất và đa dạng của văn hóa biển Việt Nam[3]. Ở phạm vi hẹp - địa bàn Quảng NamĐà Nẵng việc nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng của cư dân ven biển, tuy được chú ý song còn thưa kết quả. Kể từ bài viết đầu tiên của Tôn thất Bình: "Hát bả trạo ở Quảng NamĐà Nẵng" vào năm 1985 đến các bài viết sau này thì khoảng cách thời gian trên cả chục năm. Đó là: "Lễ hội cá ở Quảng Nam - Đà Nẵng "... Hầu hết các tác phẩn này chưa có cái nhìn toàn diện về đời sống văn hóa tín ngưỡng về đời sống cư dân ven biển[4].

Phó Giáo sư cũng là chủ nhiệm một số đề tài khoa học đáng chú ý, bao gồm:

[1] : Diễn xướng dân gian của người Việt ở vùng biển Nam Trung Bộ

Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Hương , Mã số: B2002-16-14.

[2] : Ngữ âm Cơtu chuẩn, cơ sở cho phác thảo và thử nghiệm sách học vần Tiếng Cơ Tu.

Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Hương , Mã số: Đ2003.

[3] : Bảo tồn và phát huy làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn

Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân Hương , Mã số: TP2002[5]

Các bài báo, báo cáo khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

[1] Tham luận: Tục thờ Bà Thu bồn - Một biểu hiện của tiếp biến văn hóa Việt Nam - Chăm ở Quảng Nam

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: Hội thảo khoa học Nữ - Trường ĐH Sư phạm, ĐHĐN Số: Trang: Năm: 2004[5].

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

[1] Bài báo: Những kiêng kỵ của cư dân ven biển xứ Quảng

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: Hội nghị Thông báo Văn hóa Dân gian toàn quốc Số: Trang: Năm: 2003

[2] Bài báo: Hát chèo đưa linh trong lễ tang của dân biển ở Đà Nẵng

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: Hội nghị Thông báo Văn hóa Dân gian toàn quốc Số: Trang: Năm: 2003

[3] Bài báo: Hát Bã trạo ở Quảng Nam và Đà Nẵng

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: Tạp chí Văn học Nghệ thuật. Năm: 2003

[4] Bài báo: Lễ hội cầu ngư ở Quảng Nam-Đà Nẵng

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: Tạp chí Văn hóa Dân gian. Năm: 2002

[5] Bài báo: Tục thờ cúng cá Ông của dân biển Quảng Nam và Đà Nẵng

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: D220Tạp chí Văn học Nghệ thuật. Năm: 2001

[6] Tham luận: Khía cạnh văn hoá trong tín ngưỡng thờ cá ông của ngư dân Quảng Nam

Tác giả: Nguyễn Xuân Hương Tạp chí: Hội thảo văn hoá Quảng Nam. Năm: 2000

Sách - Giáo trình[sửa | sửa mã nguồn]

[1] Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam - Năm xuất bản: 2007; Nhà xuất bản: Đại học Đà Nẵng.

[2] Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam - Năm xuất bản: 1998.

[3] Văn hóa vùng - Năm xuất bản: 2009[5].

[4] "Tín ngưỡng cư dân cen biển Quảng Nam - Đà Nẵng (Hình thái, Đặc trưng và Giá trị)", Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa.

Quan điểm khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

* “Để có xã hội nhân văn, trước hết phải có những con người nhân văn với những biểu hiện cụ thể là biết ý thức, hành xử có văn hóa, theo hướng Chân - Thiện - Mỹ. Con đường để xây dựng nội dung giáo dục nhân văn cho sinh viên trong thời đại mới, trước hết phải bắt đầu từ việc giáo dục lẽ sống, các hành vi ứng xử, các khuôn mẫu ứng xử đẹp, phù hợp với dân tộc và thời đại. Bởi đó là những thuộc tính làm nên con người nhân văn trong xã hội hiện đại. Sự nghiệp giáo dục đòi hỏi các trường đại học ngày nay phải đào tạo được những sinh viên Việt Nam giỏi về công nghệ, ngoại ngữ, có tư duy, duy lý nhưng cũng phải là con người biết trân trọng đạo lý, bảo vệ những truyền thống quý báu.”[2]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đại học Trà Vinh. “Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ Thuật Khmer Nam Bộ: Tọa đàm nghiên cứu khoa học trong sinh viên”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ a b Đại học Duy Tân. “Tọa đàm "Sống đẹp trong Xã hội Đương đại". Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ Minh Khai Book Store. “Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam Đà Nẵng (Hình Thái, Đặc Trưng Và Giá Trị)”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  4. ^ Viện Khảo cổ học. “Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  5. ^ a b c Đại học Đà Nẵng. “LÝ LỊCH KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯƠNG”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)