Thành viên:Lyhuong31/Văn hóa Slovakia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cộng hoà Slovakia có vị trí địa lý tại trung tâm Châu Âu, là thành viên của nhóm Visegrad 4 và Liên minh Châu Âu. Slovakia hiện đại ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập vào năm 1993, khi thoả thuận tách rời Tiệp Khắc thành 2 quốc gia riêng biệt: Cộng hoà Séc và Cộng hoà Slovakia. Văn hoá dân gian Slovakia tồn tại lâu đời cùng các loại hình nghệ thuật văn hoá truyền thống. Hiện Slovakia có 7 di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến trúc dân gian của Slovakia là những ngôi nhà làm từ khung và đá. Bên cạnh đó, những nhà thờ bằng gỗ có một số đặc điểm giống với kiến ​​trúc Séc, Hungary và tây Ukraina. Đặc biệt là các nhà thờ bằng gỗTrnavaBodružal.[1] Các nghề thủ công dân gian phổ biến bao gồm chạm khắc gỗ, vẽ tranh tường, thêu và làm đồ gốm, đạt đến đỉnh cao trong đồ gốm sứ Habánská thế kỷ 17 và trong các tác phẩm của thế kỷ 20, F. Kostka được xem như bậc thầy thế kỷ. Phong cách Romanesque: Một trong số ít những công trình còn sót lại của nghệ thuật chạm khắc kiến ​​trúc Romanesque còn sót lại là cổng của Nhà thờ Thánh Elijah tại Sitno.[2] Phong cách Gothic: Các nhà thờ Gothic Slovak thay thế các vương cung thánh đường truyền thống bằng các hội trường khiêm tốn với ba lối đi (Nhà thờ Thánh James ở Levoča, thế kỷ 14 và 15).[2] Các công trình kiến ​​trúc Gothic đẹp nhất là Nhà thờ Thánh ElizabethKošice, Nhà thờ Thánh MartinBratislava, cả hai đều được xây dựng vào thế kỷ 14 và 15, Nhà nguyện Zápol'skýSpišská Kapitula, và Phố cổ ở Bratislava (thế kỷ 13 đến 15)[3]. Thời Phục hưng được thể hiện rõ nhất thông qua các dinh thự ở thế kỷ 16 và 17 với gác mái, cổng, phòng trưng bày trong sân và các bức tranh ví dụ điển hình bên trong các tòa thị chính ở BardejovLevoča, và trong tháp chuông ở Kežmarok.[2] Phong cách Baroque: bao gồm Đại học Nhà thờ ở Trnava, Nhà thờ Thánh Elizabeth ở Bratislava.[2] Những cung điện và công trình công cộng lộng lẫy theo phong cách baroque và đầu cổ điển, nổi bật là tòa thị chính ở Košice. Vào đầu thế kỷ 20, D. Jurkovič đã chuyển sang kiến ​​trúc dân gian. Trong thế kỷ 20,  các tòa ở các thành phố của Slovakia theo xu hướng tân cổ điểntân nghệ thuật được hiện đại hóa ở một mức độ nào đó.Từ giữa những năm 1920, các phương pháp duy lý tiến bộ đã trở nên vững chắc trong kiến trúc. Việc xây dựng công nghiệp và đô thị ở chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã làm thay đổi diện mạo của Slovakia.[4] Tại các thành phố mới, các khu công nghiệp liên hợp, các khu định cư và các quận nội thành đa dạng, xây dựng trên cơ sở các tòa nhà có chiều cao và độ dài khác nhau và phân nhóm không phân bố đồng đều, đồng thời cung cấp đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ. Ví dụ về kiểu quy hoạch thành phố có thể được tìm thấy ở Bratislava: Đường Victory tháng Hai, PodhradýRužinov.[5]

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Hội hoạ và điêu khắc biểu thị qua từng thời kỳ khác nhau. Một bức tranh theo phong cách Romanesque là bức bích họa Chúa Kitô ở Vinh quang trong nhà thờ ở Diakovce. Ở thời kỳ Gothic các bức bích hoạ tiêu biểu tại Nhà thờ Thánh Martin ở Spišska Kapitula, Cuộc đời của Thánh Dorothy trong Nhà thờ Thánh James ở Levoča. [6]Thời kỳ Phục hưng được thể hiện bằng những bức tranh điêu khắc trang trí và thực tế và kim loại liên kết chặt chẽ với nghệ thuật Áo và phong cách baroque. Vào nửa đầu thế kỷ 19, khi cuộc đấu tranh cho một nền văn hóa dân tộc ngày càng gay gắt, một số họa sĩ người Slovakia đã nổi lên để miêu tả những người dân quê hương họ (họa sĩ vẽ chân dung J. Czausig và J.Rombauer) và vẻ đẹp thiên nhiên của Slovakia (họa sĩ phong cảnh KL. Li-bay).[7] Vào giữa thế kỷ 19, J. B. KlemensP. Bohún đã vẽ các chiến binh tự do và các nhân vật truyền thống của Slovakia. Nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 các hoạ sĩ V. Klimković, D. Skutecky, J. Hanula, cũng như các hoạ sĩ phong cảnh lãng mạn L. Čordák, Lehotsky và điêu khắc hiện thực J. Koniarek, F. Úprka. Nghệ thuật sáng tạo, đặc sắc của các họa sĩ thế kỷ 20 như M. Benka, G. Mallý, L.Fulla, M. BazovskýJ. Alexy và các nhà điêu khắc F. Gibala, J. KostkaF. Štefunko đã áp dụng kiến ​​thức sâu sắc về đời sống dân gian và môi trường tự nhiên của Slovakia, cũng như văn hóa dân gian của quốc gia này. Sự liên kết đến cuộc sống của những người ở tầng lớp bình dân đã ghi dấu vào các bức hoạ và nghệ thuật đồ họa của M. GalandaC. Majerník, cả hai đều là được thúc đẩy bởi phong trào tiên phong của Séc.[8] Nghệ sĩ đồ họa K. Sokol đã ý tưởng hoá tư tưởng của phong trào công nhân.[7]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc dân gian Slovakia đáng chú ý vì chất lượng giai điệu đặc biệt là bài hát trávnica và sự đa dạng về nhịp điệu. Đa phần các bài hát đều là giọng đơn, nhị âm và dựa trên tứ tấu.[9] Các biến thể trong phương thức âm nhạc có thể nhận thấy rõ ràng ở vùng khác nhau. Jánošík là người đại diện cho bài hát về các brigand, đã tồn tại từ thế kỷ 13; "Brigands" là tên được đặt cho các nhà vô địch của người Slovak. [10]Các bài hát mang yếu tố tâm linh xuất hiện vào thế kỷ 14 và lan rộng vào thế kỷ 15 dưới ảnh hưởng của người Hussites. [10]Vào thế kỷ 16, các bài hát lịch sử đã xuất hiện để mô tả các cuộc chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ và sự thống trị của đế chế Hapsburg, và vào thế kỷ 18 các bài hát kurucok nổi lên để tôn vinh những người nổi dậy chống Hapsburg.[10] Vào thế kỷ 19, các nhạc sĩ người Slovakia đã giúp tạo ra bài hát “tiếng Hungary mới[11]. Các điệu múa dân gian phổ biến bao gồm friskyodzemok. Frisky là một điệu nhảy nhanh trong duple có điểm tương tự như krakowiak, và odzemok là một điệu nhảy tương tự như kazachok và kolomyika.[10]

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học Slovak mở đầu vào thời kỳ Moravian, từ thời kỳ trung cổ, Phục hưng, Baroque, cổ điển, lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, hiện đại và nổi bật là những đóng góp của các nhà văn như Hronský, Hviezdoslav, Kollár, Kukucín, Nedozerský, Papánek, Rúfus, Safárik, Tatarka, Tranovský, Vajanský, và Záborský.[12] Văn học Slovakia trở thành một công cụ chính trị và văn hóa có ảnh hưởng: các nhà văn và nhà thơ Slovakia đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo vệ văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc trước sức ép của các các nền văn hóa lân cận. Sau khi hệ thống dân chủ nhân dân được thiết lập, văn học Slovakia đạt được nhiều thành tựu trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu cho một cuộc sống đại diện đầy đủ hơn, mạnh mẽ hơn. Thông qua việc phân tích con đường văn học mà Slovakia đã đi qua và sự hiểu biết về những thay đổi đã xảy ra trong ý thức dân tộc có chiều sâu thông qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.[11] Những góc nhìn văn học này được thể hiện rõ nhất trong Thế hệ bộ ba của V. Mináč trong tiểu thuyết Người chết không hát của R. Jašík , và trong tiểu thuyết của F. Hečko , và A. Bednár. Thơ văn xã hội chủ nghĩa nổi bật được viết bởi Novomeský, A. Plávka , J. Kostra , Š. Žary, V. Mihálik , và M. Válek.[12] Một số nhà văn trẻ tuổi trong những năm 1960, trong số đó có nhà thơ M. Kováč  và J. Mihalkovič và các nhà văn văn xuôi J. Kot , V. Šikula, và P. Jaroš. Các nhà viết kịch I. Bukovčan, J. SolovičO. Zahradnik đã góp phần hồi phục bộ môn kịch nói. Trong những năm gần đây, phê bình và văn học thuật văn học đã được phổ biến rộng rãi. Trung tâm nghiên cứu chính là Viện Nghiên cứu Văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia ở Bratislava, được thành lập vào năm 1953. Văn học Slovak là một đóng góp tiêu biểu cho lĩnh vực nghiên cứu tiếng Slav và văn hoá ngôn ngữ của Slovakia.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Habáňová, Gabriela; Liptayová, Zuzana (1999). “Folk Architecture in Slovakia”. World Cat. Academic Electronic Press. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ a b c d “DK Eyewitness Czech and Slovak Republics”. Books Google. DK Travel. 7 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Junas, Lil (2001). “My Slovakia”. Books Google. Vydavatelśtvo Matice slovenskej. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Svaz architektů ČSSR (1963). “Slovak Building Development in Socialist Czechoslovakia”. Books Google. Vydavatelstvo Osveta. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Moravčíková, Henrieta (17 tháng 3 năm 2009). “The Journal of Architecture” Monumentality in Slovak architecture of the 1960s and 1970s: authoritarian, national, great and abstract. Routledge. Taylor and Francis Group. |script-title= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp)
  6. ^ Gottfried, Ted (2020). “Slovakia”. Books Google. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ a b Teich, Mikuláš; Kováč, Dušan (2010). “Slovakia in History”. Books Google. Cambridge University Press. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Bajcurová, Katarína; Abelovský, Ján (2000). “Art in Changing Times: Painting & Sculpture in Slovakia 1890-1949”. Books Google. P. Popelka. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Deutsch, Leonhard (1950). “A Treasury of Slovak Folk Songs”. Books Google. Crown Publishers. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ a b c d Burlas, Ladislav (2003). “A History of Slovak Music: From the Earliest Times to the Present”. Books Google. VEDA. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ a b Kirschbaum, Stanislav J. (2006). “Historical Dictionary of Slovakia”. The Scarecrow Press. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ a b c Petro, Peter (1995). “History of Slovak Literature”. McGill-Queen's Press. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.