Thành viên:Lyhuong31/Visegrad 4 và giá trị di sản trường tồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu đã đặt tiền đề cho nền Dân chủ tự doTrung Âu, sau khi chôn vùi tàn dư trong quá khứ 4 quốc gia Ba Lan, Cộng Hoà Séc, SlovakiaHungary đã liên kết với nhau tạo nên một cộng đồng bền vững vốn đã hình thành lâu đời từ trước đây. Visegrád, tên gọi mang trong mình cả một giai thoại lịch sử đóng một vai trò quan trọng trong suốt thời Trung Đại của Trung Âu, nền móng của cuộc họp mang tính lịch sử này dưới sự góp mặt của của ba vị vua Séc, Ba Lan và Hung vào năm 1335 diễn ra tại Visegrad, có thể nói đây chính là di sản vật thể luôn hiện hữu qua bao nhiêu thời kỳ. Visegrad 4 hay gọi tắt là V4 là cầu nối các quốc gia trong khu vực thúc đẩy một mối quan hệ đoàn kết, ổn định. Đây là bước tiến gắn kết các nước V4 trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và quốc phòng

1. Quá trình hình thành Visegrad 4 và mục đích thành lập

Từ thời Trung Đại các quốc gia Trung Âu chiếm một phần nhỏ vị trí địa lý của châu Âu nhưng với bề dày lịch sử, tín ngưỡng, truyền thống lâu đời đã kết nối tình hữu nghị láng giềng giữa các nước. Tồn tại một thực thể chính trị ở trung Âu luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà thống trị lúc bấy giờ, vượt qua rào cản sắc tộc và vị trí địa lý thống nhất thành một thực thể chính trị siêu quốc gia là một lá chắn cần thiết để chống lại sức ép của các cường quốc phương Tây và phương Đông, cụ thể hơn thiết lập tuyến đường thương mại quanh Viên cũng như tuyên bố về sự có mặt của Trung Âu trên thềm lục địa. Nhận thức rõ được các sức ép mà trung Âu phải đối mặt vào năm 1335 dưới sự tham dự của John của Luxembourg, Vua của Bohemia,Charles I của Anjou (Charles Robert), Vua của Hungary, và Casimir III, Vua của Ba Lan tạo ra một vòng liên kết lịch sử. Xuyên suốt biến động lịch sử, Chiến Tranh Thế giới thứ IChiến tranh Thế Giới II đã giáng những đòn nặng nề vào Trung Âu, những hậu quả khủng khiếp về người và vật chất, ở thời kỳ Chiến tranh lạnh, các nước khối phía Đông được Liên Xô xem như những quốc gia vệ tinh ở Đông Âu. Sau khi Liên Xô tan rã, các chính sách đối ngoại với phương Tây được thiết lập, chế độ đa đảng và cải cách kinh tế tự do. Cùng với các chính sách đối ngoại cải tiến này, các quốc gia tự trị mới ở Trung Âu phải đối mặt với các vấn đề chung về kinh tế, chính trị và xã hôi điều này mở ra một nền tảng chung trong việc thiết lập một khu vực thương mại hoá giải quyết các vấn đề khu vực.

Vào ngày 15 tháng 2 năm 1991, 3 nước thành viên gồm: Ba Lan; Tiệp Khắc và Hungary thành lập nhóm Visegrad. Sự hình thành nhóm Visegrad là minh chứng lịch sử cho di sản phi vật thể giữa các quốc gia thành viên, một công cụ tiêu biểu để đạt các mục tiêu ngoại giao, thương mại trong khu vực. Hợp tác Visegrad nhằm mục đích thúc đẩy trung Âu hội nhập vào Liên minh châu Âu và NATO. Mùa đông năm 1993, Quốc hội Liên bang Tiệp Khắc đã quyết định tách rời Tiệp Khắc thành 2 quốc gia độc lập Cộng hoà SécCộng hoà Slovakia trong hoà bình, do sự phân biệt chủ nghĩa tôn giáo giữa người Séc và Slovak là một gánh nặng cho quốc gia. Hành động này đã nâng tổng số thành viên của Visegrad lên 4. Năm 1999, 3 nước Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hungary gia nhập NATO, tháng 3 năm 2004 Cộng hoà Slovakia chính thức gia nhập khối NATO và ngày 1 tháng 5 năm 2004 tất cả thành viên của Visegrad 4 gia nhập Liên minh châu Âu đánh dấu cột móc quan trọng việc mở rộng hội nhập kinh tế chính trị và quân sự. Gia nhập Liên minh châu Âu là cửa gõ để nhóm V4 có thể tiến xa hơn trong thời kỳ hội nhập, mở ra nhiều cơ hội giao lưu kinh tế văn hoá không chỉ khu vực châu Âu mà còn là thế giới.

2. Chủ trương và Chính sách

Các chủ trương và chính sách  Visegrad 4 hướng đến trong đổi mới kinh tế [1]- xã hội, quốc phòng an ninh[2], môi trường[3], năng lượng[4], giao thông[5] và ngoại giao quốc tế [6]vẫn luôn giữ vai trò then chốt trong mục tiêu chiến lược mà V4 hướng đến. Cụ thể, kinh tế - xã hội sẽ mở rộng hơn nữa và phát triển sâu vào thị trường chung EU, loại bỏ các rào cản kìm hãm tăng trưởng. Bồi dưỡng thế hệ trẻ cùng khả năng vận động cao, giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho thế hệ tương lai. Các chương trình số hóa và chương trình kỹ thuật số của EU phổ biến rộng rộng rãi trong lãnh thổ của V4 bên cạnh các nghiên cứu, phát triển và đổi mới góp phần thúc đẩy sự gắn kết xã hội và lãnh thổ, hợp tác khu vực và đô thị. Đẩy mạnh phát triển hơn nữa hợp tác xuyên biên giới theo các chương trình liên khu vực, để loại bỏ các rào cản hiện có tại các điểm qua biên giới và tạo động lực mạnh mẽ để kích thích sự gắn kết lãnh thổ của V4. Về phương diện quốc phòng an ninh, đẩy mạnh an ninh ổn định bên trong và bên ngoài lãnh thổ nhóm V4 bằng cách khôi phục hoạt động bình thường của Khu vực Schengen, hạn chế dòng di cư, bảo vệ biên giới thích hợp và hợp tác về tị nạn với các nước trên thế giới thông quả cải cách đồng thuận của hệ thống tị nạn chung châu Âu. Đẩy mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng chung và phát triển năng lực quốc phòng V4 trong khuôn khổ NATOEU, tăng cường hợp tác trong khuôn khổ an ninh khu vực, xác định và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng V4 cùng xây dựng khả năng phục hồi và quản lý rủi ro trong khuôn khổ NATO, EULHQ. Về môi trường, năng lượng và giao thông nhóm V4 nhận định rõ mục tiêu phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng giao thông ở trung Âu thông qua các dự án chung nằm trên trục Bắc - Nam, kết nối giao thông xuyên quốc gia, cải thiện liên kết giao thông nội vùng. Đẩy mạnh đa dạng hóa năng lượng và đảm bảo an ninh nguồn cung cũng như quá trình chuyển đổi nền kinh tế sạch và trung lập với công nghệ phù hợp với mục tiêu về khí hậu của EU vào năm 2050. Nhằm đóng góp vào các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và chính sách biến đổi khí hậu được sự đồng thuận của xã hội và vai trò của các nước thành viên EU trong việc lựa chọn hỗn hợp năng lượng của mình. Bao gồm cả việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho môi trường, quản lý nước, lâm nghiệp bền vững, không khí sạch và đa dạng sinh học. Trên phương diện ngoại giao, các chính sách hợp tác quốc tế và đoàn kết nhấn mạnh sâu sắc hơn nữa các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Đóng góp vào duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cũng như các nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương. Nhóm V4 cùng hành động để thúc đẩy và tăng cường việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm quyền con người và quyền của người thuộc các quốc gia dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình mở rộng EUNATO dựa trên thành tích, phát triển hơn nữa quan hệ đối tác phía Đông. Song song đó, V4 ủng hộ nguyện vọng và lựa chọn các đối tác châu Âu trong quan hệ hợp tác với các nước EaP, hợp tác với các nước Tây Balkan. Các thành viên V4 hợp tác tích cực trong chính sách đối ngoại và an ninh chung đưa ra các sáng kiến ​​chặt chẽ về quốc phòng và an ninh chung cũng như những dự án nhân đạo và phát triển chung V4. Những nổ lực mà V4 đã cống hiến trong suốt 30 năm qua được ghi nhận dựa trên thành quả mà quan hệ hợp tác V4 đã phát triển tình hữu nghị láng giềng, các giá trị và lợi ích chung của các quốc gia thành viên. Các định hướng nền tảng trên cơ sở tôn trọng các quyền con người, các quyền tự do cơ bảnpháp quyền phù hợp với các quy tắc chiến lược mà V4 hướng đến nhằm góp phần khắc phục tàn dư của chủ nghĩa Cộng sản cũng như là chủ nghĩa Toàn trị, nâng cao hiểu biết hợp tác giao lưu nhân dân giữa 4 nước. Trải qua nhiều biến cố lãnh đạo các nước nắm được tầm nhìn và sứ mạng của vòng liên kết lịch sử này mà đến nay di sản mang tên Visegrad này vẫn luôn được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ.

3. Giao thoa văn hoá xã hội ở Visegrad 4

Visegrad 4 mở ra thời kỳ hội nhập không chỉ trong thúc đẩy kinh tế mà văn hoá cũng trở nên đa dạng hơn. Sự giao thoa văn hoá khiến khu vực này được khắc hoạ rõ nét hơn trong tư tưởng tôn giáo, chính trị, giáo dục và nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. Quyền tự do tôn giáo mới đã dỡ bỏ các rào cản tôn giáo về lý tưởng và đức tin mà Giáo hội ở Trung Âu đặt ra giáo suốt nhiều thế kỷ qua. Sức ép của Giáo hội giờ đây đã suy yếu, sức mạnh của Giáo hội không còn tồn tại trong bầu không khí đa nguyên về chính trị, văn hóa và tôn giáo. Các nhà thờ truyền thống trong khu vực hiện có những xung đột với các nhà truyền giáo nước ngoài mới đến và các phong trào tôn giáo mới. Kể từ khi bức tường ô nhục ở Béc-lin sụp đổ, Cơ Đốc giáo ở đông Âu và tây Âu trở thành một mối lo ngại của những người theo Thiên Chúa giáo, như Giáo hoàng Jean Paul II đã nói Thiên Chúa giáo ở châu Âu như hai lá phổi, phải thở cả phương Tây và phương Đông. Tương tự, những tín đồ truyền thống Cơ đốc giáo tỏ ra ít quan tâm đến văn hóa Do Thái, một phần không thể thiếu của di sản châu Âu và văn hóa Hồi giáo, vốn đang ngày càng trở thành một phần bối cảnh tôn giáo ở châu Âu. Cho đến nay, vấn đề vẫn luôn nhận được sự xem xét kỹ lưỡng của các nhà cầm quyền trong nhóm V4 phải cân bằng giữa một bên là các nguyên tắc dân chủ, nhân quyềntự do tôn giáo, mặt khác là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tôn giáo.

Trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, nhóm V4 nhận định và đánh giá rõ văn hoá đặc trưng của mỗi quốc gia, do đó các chiến lược tuyên truyền quảng bá hình ảnh để nhân dân 4 nước nắm rõ các giá trị văn hoá đặc trưng và thành tựu của từng nước luôn được nhóm V4 xúc tiến mạnh mẽ. Mặc dù bước vào thời kỳ hội nhập nhưng Trung Âu vẫn luôn vận hành một cách trầm mặc mà không phải quốc gia nào ở Châu Âu cũng có thể duy trì, chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của các thương hiệu xuyên quốc gia lấn sang thị trường Trung Âu thổi luồn gió Tây hoá vào Trung Âu. Tuy vậy, nhưng Trung Âu vẫn sừng sững đứng đó khẳng định sức sống văn hoá mãnh liệt ngàn đời nay. Dù có chuyển mình theo công nghệ, ta vẫn nhìn thấy hình ảnh các cụ già dùng chổi quét trước hiên nhà, các bé gái hay cụ già vẫn vào rừng hái nấm để làm nên những món hầm và các món hấp truyền thống. Những bộ trang phục dân tộc đến nay vẫn được trưng dụng ở một số vùng, khoác lên các bộ trang phục dân tộc trong các dịp lễ hội trên những con phố cổ xuyên suốt hàng trăm năm qua vẫn luôn được công chúng ưa chuộng như một hình thức tưởng nhớ về quá khứ. Mỗi quốc gia của nhóm V4 đều mang trong mình một nét đẹp văn hoá hoá riêng cũng chính vì thế khi hội tụ các yếu tố trên khai sinh ra một cộng đồng Visegrad tráng lệ, hào hùng. Ở mỗi quốc gia chứa đựng một nét đẹp tiềm ẩn bất biến trước thềm thời gian, Ba Lan nổi tiếng với các công trình kiến trúc cổ, sự kết hợp giữa phòng cách kiến trúc GothicPhục Hưng khắc hoạ rõ nét qua di tích lịch sử thành phố cổ Krakow. Cộng hoà Séc hay còn được biết đến như thành phố của những toà lâu đài bậc nhất Châu Âu, đồ sộ và uy nga. "Trái tim của Châu Âu" Slovakia, nơi nhà thờ St. John ngự trị giữa lòng châu Âu. Có thể thấy đây là những minh chứng sống cho các di sản văn hoá vật thể ở lãnh thổ V4. Hay Hungary "hòn ngọc của Châu Âu" quốc gia lâu đời nhất ở Châu Âu, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất đất nước này "Busójárás" người dân sẽ hoá trang thành các nhân vật kỳ quái và trình diễn các điệu nhảy và âm nhạc truyền thống. Một minh chứng khác cho di sản văn hoá phi vật thể. Sự liên kết vô hình này của 4 quốc gia Visegrad đều đắm mình trong nghệ thuật, niềm đam mê dành cho các giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cao. Những tinh hoa trong kiến trúc và phong tục tập quán đã làm nên một cộng đồng gắn kết trên các phương diện văn hoá nghệ thuật. Những nét tương đồng trong bộ trang phục truyền thống[7] của nhóm V4 luôn được khắc hoạ với các gam màu trắng, đỏ, xanh, vàng và đen cùng những đường may khéo léo đã làm nên nét đặc trưng cho trang phục. Thường thức[8] mỹ thuật ở trung Âu vốn không còn xa lạ từ nhiều thế kỷ trước, kể từ khi người dân có nhận thức về cái đẹp theo chiều sâu trên nhiều bình diện khác nhau. Các tác phẩm điệu khắc và hội hoạ được chế tác[9] một cách tinh xảo và công phu. Các gam màu trong tương bức hoạ mô tả về bối cảnh cũng như con người Trung Âu sống động và thiên nhiên hùng vĩ. Đường nén điêu khắc thanh thoát, mạnh mẽ làm nên các tượng đài kỳ vĩ và thanh cao, những hoạ sĩ tiêu biểu đã làm nên các bức tranh kỳ diệu của nhân nhóm Visegard 4 như Tivadar Kosztka Csontváry(Hungary) hay Jan Matejko(Ba Lan) và Mikuláš Galanda(Slovakia). Phong cách âm nhạc của trung Âu đã phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế kỷ, từ pha trộn nhịp nhàng của dân gian đông Âu cho đến những tác phẩm trôi chảy và vượt thời gian của chủ nghĩa lãng mạn. Âm nhạc ở Trung Âu phát triển mạnh mẽ nhất và đạt được nhiều thành công vang dội vào thế kỷ 19[10] với sự bùng nổ của dòng nhạc opera. Âm nhạc đã là một nét đặc trưng tiêu biểu cho nền văn hóa của nhóm Visegrad 4, các nhà soạn nhạc tài ba đã để lại kho tàng di sản âm nhạc đồ sộ cho thế hệ mai sau như: Frédéric Chopin (Ba Lan); Antonín Dvořák (Séc-Slovakia); Ernő Dohnányi (Hungary) mà đến nay vẫn làm hàng triệu trái tim say mê. Có thể nói nghệ thuật ở trung Âu là một di sản văn hoá vật thể mang tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân nhóm Visegrad 4.

4. Cải cách trong văn hoá, nghệ thuật

Chính vì vậy, nhóm Visegrad 4 đã có những đề xuất về mặt cải cách cũng như bảo tồn[11] và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật. Về mặt tôn giáo, nhóm V4 hợp tác với chính quyền nhà thờ chia sẻ trách nhiệm cùng họ, chẳng hạn như trong việc duy trì các tòa nhà lịch sử và giáo dục tôn giáo, và thúc đẩy thảo luận chung về các vấn đề xã hội, đạo đức và văn hóa lớn mà xã hội hiện đại phải đối mặt. Bổ túc thông tin về các nền văn hóa và thực hành tôn giáo chính của châu Âu vào chương trình giảng dạy của trường học, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm tôn giáo và bảo vệ di sản văn hóa tôn giáo và đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng với các phương tiện truyền thông, giáo dục và văn hóa cho các đại diện truyền thống tôn giáo hiện diện trong và ngoài khu vực. Trên phương diện giáo dục và nghệ thuật, nhóm V4 khuyến khích việc thành lập các trung tâm nghiên cứu giáo dục đặc biệt để thúc đẩy mối quan hệ của các chuyên gia trong cộng đồng V4, cũng như các cuộc triển lãm và hội chợ, tập trung vào di sản văn hóa, các kiệt tác nghệ thuật, đồng thời giúp mọi người làm quen với các nền văn hóa khác nhau của nhóm Visegrad nói riêng và châu Âu nói chung. Mở rộng hợp tác các chương trình trao đổi giáo dục nhằm cung cấp cho sinh viên, các nghiên cứu sinh và nghệ sĩ một bức tranh đầy đủ về các giá trị đạo đức, luân lý và văn hóa của cộng đồng Visegrad 4. Triển khai nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ của nhóm Visegrad 4 để khai thác nguồn gốc chung của các nền văn hóa khác nhau tại Châu Âu và thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về cách thức mà Visegrad 4 tương tác, bổ sung cho văn hoá Châu Âu qua các thư viện công cộng, ấn phẩm trình bày chi tiết các thành tựu văn hóa. Để bảo tồn và thúc đẩy sự gắn kết văn hóa của các quốc gia thành viên, Visegrad 4 luôn từng bước nâng cao việc truyền đạt các giá trị trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và trao đổi thông tin với nhau. Các hoạt động của Visegrad 4 đều nhằm tăng cường sự ổn định ở khu vực Trung Âu. Các nước thành viên xem sự hợp tác này như một thách thức và thành công bằng chứng tốt nhất về khả năng hội nhập của V4.

5. Kế tục, phát duy di sản của Visegrad 4

Trải qua nhiều biến cố về kinh tế và chính trị, Nhóm V4 vẫn không ngừng kế tục, phát huy và hoàn thiện các mục tiêu và chiến lược mà nhóm đề ra nhằm mục đích củng cố các nền tảng lý luận thực tiễn trong hợp tác kinh tế, chính trị, quốc phòng giữa các nước thành viên. Sự cống hiến mà V4 đã đưa vào cho cộng động V4 nói riêng và Liên minh Châu Âu nói chung là kho tàng tri thức khoa học đồ sộ. Các giá trị văn hoá nghệ thuật không những đóng vai trò là di sản văn hoá mà còn là tinh hoa sáng tạo cho đời sống tinh thần của người dân. Các công trình kiến trúc và di sản thiên nhiên ở từng nước thành viên làm vững mạnh thêm di sản văn hoá của cộng đồng Visegrad 4. Bên cạnh đó những nổ lực trong vận hành thương mại luôn cải tiến không ngừng, làm tiền đề cho ngoại giao và thương thảo quốc tế mở rộng. Nhóm V4 nhận định rõ tiềm năng của giáo dục là chìa khoá cho tính bền vững và tình hữu nghị của các nước thành viên, quỹ Visegrad không ngừng hỗ trợ các trung tâm giáo dục và tài trợ các công trình nghiên cứu nhằm mục đính bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của cộng đồng V4. Đi lên từ khói lửa biết bao cuộc chiến tranh và giai thoại lịch sử, vững mạnh và trường tồn là một nét đẹp mà lãnh thổ V4 gìn giữ suốt nhiều năm qua. Chính vì vậy khi nhắc đến Trung Âu, ta sẽ liên tưởng đến một cộng đồng V4 ôn hoà, giàu mạnh. Những công dân đóng góp công lao của mình để giữ gìn những cánh đồng cỏ phong lan, sự hùng vĩ của dãy Tatras, hay quay ngược thời gian trở về Krakow sừng sững sau thế chiến thứ ll, hay chu du đến Tokaj để thưởng thức hương vị rượu ngàn đời nay kết hợp của những kiệt tác này dệt nên kho báu di sản của Visegrad 4. Trung Âu mang trong mình một vẻ đẹp tiềm ẩn với lịch sử và văn hóa lâu đời, những thị trấn thời Trung cổ nhỏ xinh xắn, phong cảnh đẹp như tranh vẽ và những con người hiếu khách những điều này gây dưng lên một cộng đồng Visegrad tráng lệ và hào hùng. Thế hệ trẻ Visegrad không những cần trau dồi kiến thức mà cần đảm nhận trọng trách kế tục và phát huy các di sản này đến bạn bè thế giới. Gắn kết, hữu nghị và hợp tác là phương châm của Visegrad 4 đến với bạn bè quốc tế, mở ra một cộng động sôi động và thương mại hoá.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Visegrad Group: A new economic heart of Europe?”. DW. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  2. ^ Mišík, Matúš (2004). “Energy Union and the Visegrad four countries”. JSTOR. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  3. ^ Šauer, Petr (tháng 1 năm 2013). “Visegrad countries:environmental problems and policies”. Research gate. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ Rokicki, Tomasz. “Special Issue "Energy Supplies in the Countries from the Visegrad Group". MDPI. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  5. ^ “Information from the Polish delegation on the 'Joint Visegrad Group Statement on the upcoming Revision of the TEN-T Network' (PDF). Consilium Europa. 3 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. line feed character trong |tựa đề= tại ký tự số 39 (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  6. ^ Janebová, Pavlína; Végh, Zsuzsanna. “Trends of Visegrad foreign policy” (PDF). AMO. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  7. ^ “Eastern Europe Folk Dress l Central Europe”. Love to know. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  8. ^ “Arts in Central Europe”. Encyclopedia. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  9. ^ “Central European Art Database”. Cead Space. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  10. ^ “The Era of the 19th Century in Central Europe”. Ualberta. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  11. ^ “Ministers of Culture of the Visegrad Group”. Visegrad Group. 7 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)