Thành viên:TCN199Z/nháp/Sự xuống cấp văn hoá mạng Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sự xuống cấp văn hoá mạng tại Việt Nam là tình trạng văn hoá, thái độ, hành vi, ứng xử trên không gian Internet ở các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo,... bị xuống thấp, những hành vi được cho là đi trái với thuần phong mỹ tục, thái độ ứng xử chưa đúng mực, thiếu văn minh tăng lên trong những năm gần đây tại Việt Nam.

Thực trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thống kê của Digital (1/2021) thì: Số lượng người dùng InternetViệt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) từ 2020-2021, chiếm 70,3% dân số. Do lượng người truy cập lớn, ngoài những mặt tích cực của Internet thì Internet và mạng xã hội cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Người dùng có thể bị xâm phạm đời tư, bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xúc phạm, lăng mạ, đe doạ và nhiều nguy cơ khác.

Môi trường mạng xã hội tại Việt Nam đang bị xuống cấp bởi các hành vi giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc, những hành động trả thù bằng video clip, những lời bình luận miệt thị hay “ném đá” tập thể, đặc biệt là đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận ngày càng gia tăng.

Năm 2016, Việt Nam đã có tổng cộng khoảng 145 nghìn cuộc tấn công mạng khác nhau nhằm vào hệ thống thông tin với ba hình thức chính đó là lừa đảo, mã độc, và thay đổi giao diện, gây thiệt hại hơn 10.400 tỷ đồng. Hơn 10 nghìn trang, cổng thông tin điện tử có tên miền “.vn” bị tấn công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc. Theo ghi nhận của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính (VNCERT) thì quý I năm 2017 đã có gần 7.700 sự cố tấn công mạng vào các website tại Việt Nam. Có nhiều người bị đánh cắp tài khoản và thông tin cá nhân bằng những website mua bán rao vặt có tên và đường link giống như website chính thống của một tờ báo, công ty nào đó. Nếu điền thông tin cá nhân vào website giả mạo đó thì nhanh chóng bị rút tiền khỏi tài khoản cá nhân.

Trong năm 2020, Bộ Công an Việt Nam thống kê trong số hơn 5.000 trang, cổng thông tin điện tử (TTĐT), có hơn 400 trang của các cơ quan nhà nước bị tiến công.

Hàng loạt các vụ việc lừa đảo, xúc phạm danh dự, đe doạ, quấy rối, thông tin giả, sai sự thật tăng nhanh chóng và khó kiểm soát gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân của hiện trạng văn hoá trên mạng xã hội ở Việt Nam xuống thấp có nhiều lý do:

  • Do sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội ở Việt Nam dẫn đến lượng người dùng và truy cập mạng xã hội lớn, phát sinh các vấn đề tiêu cự.
  • Thường xuyên xảy ra xung đột, bất đồng ý kiến, bất đồng về các quan điểm vấn đề xã hội như chính trị, tôn giáo, chủng tộc dẫn đến xảy ra tình trạng tranh cãi, đe doạ, nhục mạ, mạt sát lẫn nhau.
  • Do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, chưa có nhận thức đúng đắn, việc phát ngôn văng tục, gây sốc được xem là chuyện bình thường, hùa theo tâm lý đám đông trở thành một văn hoá khi sử dụng mạng xã hội.
  • Tin giả, tin xấu, độc, những thông tin chưa chính xác tràn lan và khó kiểm soát, người dùng mạng xã hội dễ dàng bị lợi dụng niềm tin.
  • Truyền thông bẩn, lợi dụng mạng xã hội để nổi tiếng, câu like, câu view bất chấp các vấn đề về đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc
  • Do giới trẻ, thế hệ "gen Z" chưa làm chủ được bản thân, chưa ý thức được hành vi của mình trên không gian mạng, bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệt, đồi trụy, trái với đạo đức, hình thành tâm lý, hành vi thiếu văn hoá, muốn thể hiện và chứng tỏ bản thân và xem hành vi này là bình thường.

Hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Các vấn đề về đạo đức[sửa | sửa mã nguồn]

Với mạng xã hội như hiện nay, quyền biểu đạt của cá nhân trên trang cá nhân của họ là rất thoải mái, như một cách để thể hiện quyền tự do ngôn luận được hiến định. Do đó, ranh giới giữa đúng và sai, giữa phù hợp và không phù hợp là khá mong manh.

Người dùng mạng xã hội có thể dễ dàng nhận thấy các hành vi xúc phạm một cách tràn lan và phổ biến. Trong đó, một số hành vi như xúc phạm danh dự, phỉ báng từ việc bất đồng ý kiến, phân biệt chủng tộc, giới tính, hay đơn giản là việc xúc phạm người khác là chỉ để cho vui, không vào mục đích gì. nhiều nhân vật trên mạng xã hội nổi lên thành hiện tượng thông qua những màn livestream, phát trực tuyến lập kỷ lục tới hàng trăm ngàn lượt xem cùng lúc trên nhiều nền tảng. Nội dung livestream là những màn đấu tố nhằm vào một số nghệ sĩ nổi tiếng.

Một số nhân vật được một bộ phận khán giả tôn vinh như đại diện của công lý, người hùng chống tiêu cực trên mặt trận văn hóa giải trí.

Việc lợi dụng phát trực tuyến trên mạng xã hội công khai đả kích, xúc phạm, thách thức một số cá nhân khác có phải là hành động hợp pháp? Cần chế tài ra sao trước tình trạng dùng mạng xã hội phát tán các nội dung lệch chuẩn gây mất trật tự xã hội.

Nạn "miệt thị cơ thể", được ví như hành vi "giết người bằng lời nói", rất phổ biến trên mạng xã hội Việt Nam. Lê Âu Ngân Anh, Hoa hậu Đại dương 2017, từng bị cư dân mạng so sánh các đặc điểm khuôn mặt với... loài cá. Chuyện xảy ra với Ngân Anh giống như phong trào "miệt thị cơ thể" quy mô quốc gia, xấu xí và hung hãn.

Hành vi tấn công cá nhân của người Việt không dừng lại ở trong nước mà gây ấn tượng xấu cả ở nước ngoài. Ahmed Al-Kaf hay Mohanad Qasim Sarray là những cái tên chẳng dễ nhớ, từ khóa "trọng tài bị dân mạng Việt tấn công" hẳn dễ nhớ hơn nhiều. Họ đều có trải nghiệm nhớ đời, phải khóa Facebook hay Instagram vì những cơn bão "thả phẫn nộ", bình luận tiêu cực đến từ người Việt sau các trận đấu bóng đá.

Phong trào "bầu 1 sao" cũng là một biểu hiện nghiêm trọng. Nhà cung cấp AirVisual từng bị bầu 1 sao và đánh giá tiêu cực khi ứng dụng này công bố "Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong vài ngày".

Lừa đảo trên không gian mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thông bẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện tượng tin giả, các phát ngôn thù ghét, nói xấu, phỉ báng, vu khống, bịa đặt, kỳ thị dân tộc, tôn giáo, kỳ thị giới tính, các hành vi gây hấn, tấn công trên mạng… đang trở nên đáng báo động, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Truyền thông bẩn là hiện tượng các cá nhân, tổ chức lợi dụng các tính năng của mạng xã hội để tung tin giả, những thông tin sai sự thật hay tạo ra những video, clip có nội dung đồi trụy, đi trái với thuần phong mỹ tục, sai lệch chuẩn mực đạo đức, phát ngôn gây sốc hoặc phản cảm, đặt tiêu đề, nội dung phóng đại, giật tít, nhằm thu hút người xem, đánh bóng tên tuổi bản thân hay đơn giản là để thoả mãn sở thích cá nhân.

Tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường hợp tiêu biểu là việc Khá Bảnh, một nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội, được giới trẻ xưng tụng, đặc biệt là trên nền tảng YouTube, mỗi video có mặt anh trên YouTube thường có hàng triệu người xem và bình luận, tung hô, nhưng những clip của Khá Bảnh có nội dung cổ vũ kích động những hành động vi phạm pháp luật, cổ vũ hành vi bạo lực như, Khá Bảnh tung clip đập nát xe máy 70 triệu đồng, châm lửa đốt để đổi lấy xe điện, tuyên truyền hành vi tiêu cực cho giới trẻ, clip cùng nhóm bạn dàn hàng ngang trên đường cao tốc… Trước khi bị khóa kênh, kênh YouTube của Khá Bảnh có khoảng 1,99 triệu người đăng ký và hơn 400 video.

Huấn Hoa hồng, một hiện tượng mạng xã hội Việt Nam, được nhiều người biết đến khi liên tục xuất hiện trong các buổi truyền phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook, những hình ảnh, video nói đạo lý, ăn chơi, khoe tài sản và có nhiều phát ngôn gây sốc, thường xuyên tụ tập với các đối tượng xăm trổ, tóc nhuộm, chửi bới, gây hấn với những giang hồ mạng khác... Được cho là gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ và sai lệch chuẩn mực

Hay như việc Hưng Vlog, trong một video được đăng tải, Hưng Vlog, con trai Bà Tân Vlog, đã thực hiện trò chơi khăm thắp nhang cúng em gái - em trai và của mình.

YouTuber Thơ Nguyễn đăng tải một video với nội dung “xin vía” để học giỏi. Tuy nhiên, do vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội, trang TikTok này sau đó đã ẩn phần lớn các video đã đăng và lên tiếng xin lỗi, đóng cửa kênh

YouTube Việt cũng từng xuất hiện những video nhảm nhưng hút hàng triệu lượt xem như thử thách “24 giờ làm chó”, “24 giờ sống trong nhà vệ sinh”, "đổ trứng lên đầu mẹ để ăn mừng"… hay thậm chí là những nội dung để câu view bất chấp mà không quan tâm đến hậu quả.

Nguyễn Thành Nam (NTN), một YouTube nổi tiếng có những video, clip được cho là vô bổ, phản cảm. Vào cuối năm 2019, NTN đã đăng tải video có tiêu đề thả 100 cái dao trên cao xuống. Chỉ sau 3 ngày đăng tải, video này đạt hơn 2 triệu lượt xem, 84.000 lượt thích. Với hành vi được xác định là cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc khi đăng tải 2 video gồm "nấu cháo gà nguyên lông" và “Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi và cái kết”, ăn mì trong bồn cầu, Hưng Vlog bị xử phạt tổng cộng 17,5 triệu đồng.

Chưa dừng lại ở đó, “thử thách 24 giờ làm chó, một ngày nằm trong quan tài, thử thách ăn phân, ăn động vật chết vài ngày, hay ăn những sinh vật kỳ dị còn sống”… bất cứ những thứ bệnh hoạn, ghê tởm nào mà người bình thường khó có thể tưởng tượng ra lại đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên các nền tảng mạng xã hội mà tiêu biểu nhất là YouTube, Faecbook.

Tràn ngập trên YouTube là những video hài lấy tiếng cười của người xem bằng những câu nói tục tĩu, hành động thiếu văn hoá. Bên cạnh đó, nhiều “hot girl” lên mạng xã hội dạy nấu ăn nhưng cốt chỉ để "khoe thân" chứ không hề có tài cán đặc biệt.

Trong đó, dư luận rất bức xúc khi xem các clip của V.H.N.P, khi cô gái này thường ăn mặc khêu gợi trong các clip nấu ăn. Tuy nhiên, những clip của cô gái này cũng có tới vài triệu lượt xem. Hình ảnh những nam thanh niên xuống sông suối bắt cá, tẩm ướp qua loa rồi ngấu nghiến ăn ngay tại bờ với những con cá còn đang giãy giụa, máu me còn chảy theo mỗi miếng cắn man rợ không khác gì thời tiền sử từng ám ảnh rất nhiều người xem.

Những “nhà sáng tạo nội dung” này tự gắn mác ẩm thực đồng quê, ẩm thực dân tộc để minh hoạ cho những video không giống ai của mình. Nhưng chắc chắn không một vùng đất, một dân tộc nào của nước ta có cách ăn uống man rợ như vậy.

Rồi khi “hy sinh” bản thân không còn là cách câu view hiệu quả, nhiều YouTuber lại sẵn sàng đem bạn bè, người thân, thậm chí đem chính ông bà, cha mẹ mình để làm trò quay clip, bất chấp tất cả, kể cả là những trò đùa ngu ngốc nhất để đổi lấy những lượt view.

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Do sự xuống cấp văn hoá trên không gian mạng nên Việt Nam cùng với Nam Phi, Peru, Columbia, Nga được cho là sử dụng mạng xã hội kém văn minh nhất thế giới. Thông tin được đánh giá bởi nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI) cung cấp thông tin trên vào ngày 11-2 (Ngày quốc tế an toàn Internet).

Bình luận thô tục chỉ là một trong những biểu hiện kém văn minh của người Việt trên Internet. Đây là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt. Các hành vi kém văn minh khác thuộc các dạng như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%).

Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo nghiên cứu của Microsoft chỉ ra là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%). Do ảnh hưởng của sự xuống cấp văn hoá trên Internet và nạn truyền thông bẩn, nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra khi nhiều trẻ em học làm theo các video, clip trên mạng YouTube, trong đó có trò "học tự tử" theo thử thách Momo. Đã có những trường hợp bị ngạt, bị thương tật và nhiều trẻ đã tử vong trước khi được cấp cứu. Một vài ví dụ như trường hợp một bé trai 8 tuổi, tỉnh Đồng Nai bất tỉnh trong tư thế treo lơ lửng trên tường nhà vệ sinh bằng áo thun, và đã tử vong sau đó. Người thân cho biết, em hay xem mấy clip trên YouTube và đã có hành động làm theo, để xảy ra vụ việc trên. Cuối tháng 10/2020, trường hợp một bé gái 12 tuổi, ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được gia đình phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ, bên cạnh là chiếc điện thoại. Kiểm tra điện thoại cho thấy, nạn nhân đã vào trang mạng nước ngoài xem video hướng dẫn tự tử rồi làm theo. Cũng trong tháng 11/2020, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam, 8 tuổi, ở huyện Nhà Bè trong tình trạng hôn mê nặng. Em được người nhà phát hiện khi dùng khăn quàng đỏ treo cổ trên dây phơi đồ, chân cách mặt đất 20cm, môi tím, hôn mê... Nguyên nhận treo cổ được em cho biết là do xem clip và học theo trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên YouTube rồi làm theo.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra về ảnh hưởng của môi trường sống, môi trường gia đình, mối quan hệ cá nhân, truyền thông, Internet… đến hành vi của cá nhân. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của Internet, mạng xã hội đối với giới trẻ sẽ tác động ở một số vấn đề: Giới trẻ không nhận thức được thông tin đúng - sai, không tiếp nhận được thông tin chính thống và chuẩn mực để điều chỉnh hành vi. Do đó, dễ có những suy nghĩ và hành động sai lệch. Ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn, những thanh niên dành quá nhiều thời gian để sử dụng Internet và mạng xã hội có nguy cơ cao dẫn tới trầm cảm, bạo lực... Những thông tin trên mạng xã hội và Internet có thể dẫn tới hành vi tập nhiễm, bắt chước. Như vậy có thể thấy, giới trẻ vừa là chủ thể nhưng đồng thời cũng là “nạn nhân” của sự suy thoái đạo đức trên Internet.[1]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ngăn chặn lệch chuẩn đạo đức của giới trẻ Tạp chí Tuyên giáo”. tuyengiao.vn. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2021.