Thành viên:ThatExplodingKitten/Duyên khởi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản chuyển ngữ của
paṭiccasamuppāda
Tiếng Anhdependent origination,
dependent arising,
interdependent co-arising,
conditioned arising,
etc.
Tiếng Phạnप्रतीत्यसमुत्पाद
(IAST: pratītyasamutpāda)
Tiếng Paliपटिच्चसमुप्पाद
(paṭiccasamuppāda)
Tiếng Bengalপ্রতীত্যসমুৎপাদ
(prôtityôsômutpadô)
Tiếng Miến Điệnပဋိစ္စ သမုပ္ပါဒ်
IPA: [bədeiʔsa̰ θəmouʔpaʔ]
Tiếng Trung Quốc緣起
(Bính âm Hán ngữyuánqǐ)
Tiếng Nhật縁起
(rōmaji: engi)
Tiếng Sinhalaපටිච්චසමුප්පාද
Tiếng Tạng tiêu chuẩnརྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་
(Wylie: rten cing 'brel bar
'byung ba
THL: ten-ching drelwar
jungwa
)
Tiếng Tháiปฏิจจสมุปบาท
(RTGS: patitcha samupabat
Thuật ngữ Phật Giáo

Pratītyasamutpāda (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद pratītyasamutpāda; tiếng Nam Phạn: पटिच्चसमुप्पाद paṭiccasamuppāda), thường được dịch là khởi nguồn có tính phụ thuộc, hoặc còn gọi là duyên khởi, là một giáo lý quan trọng của triết học Phật giáo,[note 1] nói rằng tất cả các pháp (dharmas - các hiện tượng) sinh khởi đều phụ thuộc vào những pháp khác: "nếu cái này tồn tại, thì cái kia tồn tại; nếu cái này đoạn diệt, thì cái kia cũng đoạn diệt".

Nguyên lý này được thể hiện qua các liên kết duyên khởi trong Phật giáo (tiếng Pali: dvādasanidānāni, tiếng Phạn: dvādaśanidānāni), là một danh sách gồm 12 yếu tố phụ thuộc lẫn nhau rút ra từ các giáo lý của Đức Phật. Theo truyền thống, danh sách này được hiểu như là việc mô tả sự khởi đầu có điều kiện của việc tái sinh trong luân hồi (saṃsāra), và khổ (duḥkha) là một kết quả tất yếu. Một cách hiểu tương tự theo phật giáo Thượng tọa bộ, cho rằng danh sách là sự miêu tả về sự phát sinh của những thứ thuộc về tâm trí và kéo theo là sự nhận thức về "tôi" và "của tôi", đó là những nguồn gốc của sự đau khổ. Cũng theo truyền thống, sự đảo ngược chuỗi nhân quả được giải thích là sự dẫn đến sự chấm dứt những thứ hình thành từ tâm trí và sự tái sinh.

Các học giả đã chú ý đến những sự không thống nhất trong danh sách, và đánh giá nó là một sự tổng hợp về sau của một vài danh sách trước đó. Bốn liên kết đầu tiên có lẽ là một sự nhạo báng đối với vũ trụ Vệ Đà - Brahma, như được mô tả trong Bài ca về sự sáng tạo của Vệ Đà số X, 129 và trong Áo nghĩa thư Brihadaranyaka. Những liên kết này đã được tích hợp với một danh sách phụ, là cái miêu tả về sự hình thành các quá trình của tâm trí, tương tự như ngũ uẩn. Cuối cùng, cái danh sách phụ này đã được phát triển thành chuỗi mười hai nhân duyên tiêu chuẩn như là danh sách hiện nay. Không những danh sách miêu tả các quá trình dẫn đến sự tái sinh, mà nó còn phân tích sự hình thành của khổ (dukkha) như là một quá trình tâm lý học, mà không có sự có mặt một tự ngã.  

Từ nguyên và ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Pratityasamutpada (tiếng Phạn: प्रतीत्यसमुत्पाद) bao gồm hai thuật ngữ:

  • pratitya: "có tính bị phụ thuộc"; xuất hiện trong nhiều kinh điển của Vệ-đàÁo nghĩa thư khác nhau, chẳng hạn như các bài thánh ca 4.5,14, 7.68.6 của Rigveda và 19,49.8 của Atharvaveda, theo nghĩa "xác nhận, phụ thuộc, thừa nhận nguồn gốc". Nguồn gốc tiếng Phạn của từ này là prati*, là hình thức xuất hiện rộng rãi hơn trong văn học Vệ-Đà, và nó có nghĩa là "đi về phía trước, quay lại, trở lại, tiếp cận" và đồng thời hàm nghĩa "quan sát, tìm hiểu, thuyết phục chính mình về sự thật về bất cứ điều gì, sự chắc chắn về, tin tưởng, trao niềm tin, công nhận". Trong các ngữ cảnh khác, pratiti*- một thuật ngữ liên quan- có nghĩa là "hướng tới, tiếp cận, hiểu biết sâu sắc về bất cứ điều gì".
  • samutpada: "sự phát sinh", "sự tăng, sự sản xuất, nguồn gốc". Trong văn học Vệ Đà, nó có nghĩa là "mọc lên cùng nhau, phát sinh, đến để vượt qua, xảy ra, hiệu ứng, hình thành, sản xuất, bắt nguồn".

Thuật ngữ này đã được dịch khác nhau sang tiếng Anh như khởi nguồn có tính phụ thuộc, duyên khởi, đồng phát sinh và phụ thuộc lẫn nhau, phát sinh có điều kiện hoặc là sự khởi đầu có điều kiện.

Thuật ngữ này cũng có thể chỉ cho mười hai liên kết, Pali : dvādasanidānāni, tiếng Phạn: dvādaśanidānāni, trong đó dvāvaśa ("mười hai") + nidānāni (số nhiều của "nidāna","nguyên nhân, động lực, liên kết"). Nói chung, trong truyền thống phật giáo Đại thừa, pratityasamutpada (tiếng Phạn) được sử dụng để chỉ cho nguyên tắc chung của quan hệ nhân quả phụ thuộc lẫn nhau, trong khi theo truyền thống phật giáo Thượng tọa bộ thì paticcasamuppāda (tiếng Pali) được dùng để chỉ cho mười hai liên kết.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phụ thuộc có điều kiện[sửa | sửa mã nguồn]

Các giáo lý của Duyên khởi khẳng định quan hệ nhân quả không theo quan hệ nhân quả trực tiếp giống như của Newton hoặc theo nhân quả đơn độc. Thay vào đó, nó khẳng định một quan nhân quả có điều kiện một cách gián tiếp và một nhân quả đa dạng. Quan điểm về "liên kết nhân quả" trong Phật giáo rất khác với ý tưởng về nhân quả đã được phát triển ở châu Âu. Thay vào đó, khái niệm về quan hệ nhân quả trong Phật giáo là sự đề cập đến các điều kiện được tạo ra bởi một số nhiều những nguyên nhân, mà cùng nhau một cách cần thiết chúng tạo ra các hiện tượng bên trong đời sống và bên kia cuộc sống, chẳng hạn như nghiệp trong một đời sống tạo ra các điều kiện để dẫn đến sự tái sinh cụ thể trong một cõi cho một đời sống khác. Nguyên tắc Duyên khởi khẳng định rằng sự khởi nguồn có tính phụ thuộc là một điều kiện cần thiết. Điều này được thể hiện rõ trong Kinh trung bộ (MN): "Khi cái này có, thì cái kia có; Cái này phát sinh, thì cái kia phát sinh; Khi cái này không có, thì cái kia không có; Cái này chấm dứt, Cái kia chấm dứt."

Nguyên lý bản thể học[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Peter Harvey, Duyên khởi (Pratityasamutpada) là một nguyên tắc bản thể học ; đó là, một lý thuyết để giải thích bản chất và sự liên hệ của sự tồn tại, sự trở thành và thực tại tột cùng. Phật giáo khẳng định rằng không có gì là độc lập, ngoại trừ niết bàn. Tất cả các trạng thái vật lý và tâm trí phụ thuộc và phát sinh từ các trạng thái đã tồn tại trước đó, và đến lượt chúng sinh ra các trạng thái phụ thuộc khác trong khi chúng chấm dứt. Các 'nhân duyên khởi lên' đều hành động theo nhân quả, và do đó Duyên khởi là niềm tin của Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là nền tảng của bản thể học, không phải là một đấng sáng tạo (Chúa, thần thánh) cũng không phải là khái niệm bản thể học của Vệ-đà gọi là Đại ngã (Brahman) hay bất kỳ 'nguyên tắc sáng tạo siêu việt' nào khác.

Nguyên lý bản thể luận của Duyên khởi trong Phật giáo được áp dụng không chỉ để giải thích bản chất, sự tồn tại của vật chất và hiện tượng được quan sát thực nghiệm, mà còn đối với bản chất và sự tồn tại của sự sống. Ở dạng trừu tượng, theo Peter Harvey, "học thuyết nêu rõ: 'Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt'." Không có "nguyên nhân đầu tiên" mà tất cả mọi loài nảy sinh.

Cách vận hành của tâm trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đối lập với sự giải thích bản thể học của Harvey, Eviatar Shulman lập luận rằng


Shulman cho rằng có một số ý nghĩa bản thể có thể được lượm lặt từ duyên khởi, nhưng cốt lõi của nó là liên quan đến "xác định các quá trình khác nhau về trải nghiệm của tâm trí và mô tả mối quan hệ của chúng".

Noa Ronkin dẫn rằng trong khi Đức Phật hoãn tất cả các nhận định đánh giá về các câu hỏi siêu hình nhất định, ngài không phải là một nhà chống đối về siêu hình học: không có dẫn chứng nào trong các bản kinh gợi ý rằng các câu hỏi siêu hình là hoàn toàn vô nghĩa, thay vào đó Đức Phật đã dạy rằng kinh nghiệm có thể cảm nhận qua các giác quan đều là khởi nguồn có tính phụ thuộc và bất kể cái gì là khởi nguồn có tính phụ thuộc thì bị ảnh hưởng, vô thường, là đối tượng của sự thay đổi, và vô ngã.

Nguyên tắc nhận thức luận[sửa | sửa mã nguồn]

He who sees the Paṭiccasamuppāda sees the Dhamma;
He who sees the Dhamma sees the Paṭiccasamuppāda.

Majjhima Nikaya 1.190, Translated by David Williams[1]

Notes[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Williams, David M. (1974). “The Translation and Interpretation of the Twelve Terms in the Paticcasamuppada”. Numen. BRILL Academic. 21 (1): 35–63. doi:10.2307/3269713. JSTOR 3269713.

Quotes[sửa | sửa mã nguồn]


References[sửa | sửa mã nguồn]


[[Thể loại:Trung quán tông]] [[Thể loại:Quan hệ nhân quả]] [[Thể loại:Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo]] [[Thể loại:Khái niệm triết học Phật giáo]] [[Thể loại:Lỗi CS1: ngày tháng]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Thái]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Sinhala]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Nhật]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Trung Quốc]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Miến Điện]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Bengal]] [[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Phạn]]
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu