Thành viên:TranDangKimNgan/sandbox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Hoài Ân
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 3 năm 1970 – 13 tháng 12 năm 1978
Nhiệm kỳtháng 9 năm 1969 – Tháng 3 năm 1970
Kiêm Cục phó Cục Cán bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1967 – tháng 9 năm 1969
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1961 – tháng 6 năm 1967
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1959 – tháng 6 năm 1961
Nhiệm kỳtháng 6 năm 1959 – tháng 6 năm 1961
Thông tin chung
Sinh26 tháng 7 năm 1915
Mất20 tháng 4, 1988(1988-04-20) (72 tuổi)
Binh nghiệp
ThuộcViệt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụQuân đội
Năm tại ngũ1945 - 1978
Cấp bậc
Chỉ huy?
Khen thưởng?
...

Trần Hoài Ân (26 tháng 7 năm 1915 - 20 tháng 4 năm 1988) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục Cán Bộ Chính Trị, Chính ủy Bộ Tư Lệnh 300, Cục trưởng Cục Cán bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu thời[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Trần Hưởng; sinh ngày 26 tháng 7 năm 1915 tại Chợ Hàm Rồng, thôn Trà Kiệu Thượng, xã Duy Trịnh, huyện Duy Xuyên, Quảng Đà, Khu 5. Nguyên quán: Thôn Tư phủ Đông, Xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, Quảng Đà, Liên Khu 5. Từ năm 8 đến 10 tuổi ông ở với bố mẹ, 11-13 tuổi ông đi ở cho một người họ hàng tại Đà Nẵng, 14-15 tuổi ông ở với ông bà ngoại, 15-16 tuổi ông về phụ nghề rèn với bố rồi đi học đỗ sĩ học yếu lược. 18-20 tuổi ông tham gia các tổ chức cứu tế trong phong trào mặt trận bình dân.

Hoạt động cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tham gia hoạt động cách mạng và ra nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương vào năm 1935.

Tháng 7 năm 1939, ông bị bắt tại huyện Điện Bàn.

Tháng 8 năm 1939, ông bị đầy ra lao tỉnh Quảng Nam.

Tháng 9 năm 1939, ông bị đưa xuống nhà lao Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Tháng 4 năm 1940, ông bị đưa đi đày ở Lao Bảo, Quảng Trị.

Tháng 1 năm 1942, ông bị đưa đi Ban Mê Thuột.

Tháng 7 năm 1942, ông bị đưa đi Căng Ly Hy, Thừa Thiên.

Tháng 9 năm 1943, ông bj đày sang Căng Trà Kê thuộc tỉnh Phú Yên.

Tháng 3 năm 1945, ông vượt ngục vào Khánh Hòa rồi về Quảng Nam.

Tháng 5 năm 1945, Xứ Ủy phái vào hoạt động cách mạng tại tỉnh Bình Định.

Công tác chính trị trong quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1945, tỉnh ủy lâm thời Đảng Bộ Cộng Sản Bình Định thành lập.

Tháng 8 năm 1945, ông làm ủy viên tư pháp tỉnh Bình Định.

Tháng 9 năm 1945, ông làm ủy trưởng quốc phòng tỉnh Bình Định.

Tháng 11 năm 1945, ông làm chính trị viên chi đội 3 tỉnh Bình Định (???)

Tháng 3 năm 1946, ông làm chính trị viên chi đội 2 tiếp phòng quân Đà Nẵng (???)

Tháng 5 năm 1946, làm chính trị viên chi đội 67 Gia Lai - Kon Tum (???)

Tháng 5 năm 1948, làm chính ủy đơn vị 210 tại Gia Lai khu 5 (???)

Tháng 9 năm 1949, làm trưởng ban liên lạc khu ủy Đảng Bộ liên khu 5.

Tháng 5 năm 1950, làm ủy viên ban cán sự ba miền Đông Miên.

Tháng 7 năm 1950, được cử ra Bắc học tập chính trị chỉnh huấn khóa 7 Trung Cấp thuộc Quân Ủy Trung Ương Bộ Quốc Phòng Tổng Tư Lệnh,

Tháng 5 năm 1953, làm trưởng ban tổ chức lớp chỉnh huấn chính trị khóa 8 trường trung cấp bộ tổng tư lệnh.

Tháng 9 năm 1953, làm trưởng phòng cán bộ chính trị cục tổ chức tổng cục chính trị Bộ Tổng Tư Lệnh.

Tháng 5 năm 1955, được phong cấp sư đoàn bậc phó.

Tháng 6 năm 1956, làm cục phó cục cán bộ chính tri - tổng cục chính trị.

Tháng 1 năm 1957, làm cục phó cục điều động đề bạt tổng cục cán bộ.

Tháng 6 năm 1959, làm cục phó cục chính trị - tổng cục chính trị.

Tháng 3 năm 1960, được đề bạt cấp đại tá.

Tháng 6 năm 1961, làm cục trưởng cục cán bộ chính trị - tổng cục chính trị.

Tháng 6 năm 1967, làm phó chính ủy quân khu Tả Ngạn.

(---năm....lên CHÍNH ỦY QUÂN KHU thay cho đại tướng Nguyễn Quyết (đi miền nam) rồi ông Nguyễn Quyết trở về làm chính ủy lại)

Tháng 9 năm 1969, làm chính ủy bộ tư lệnh 300 (lúc đấy mới bắt đầu thành lập sau mới chuyển thành quân đoàn 12) và cục phó cục cán bộ - tổng cục chính trị.

Tháng 3 năm 1970 làm cục trưởng cục cán bộ - tổng cục chính trị.

Tháng 3 năm 1974 được phong hàm Thiếu Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngày 21 tháng 2 năm 1979 bị bạo bệnh.

Ông qua đời vào hồi 8 giờ ngày 20 tháng 4 năm 1988 tại bệnh viện quân y 108. Lễ tang của ông được Nhà nước tổ chức lễ tang với nghi thức lễ tang cấp cao tại nhà tang lễ Quân Khu Thủ Đô (Phạm Ngũ Lão), an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Mai dịch, Hà nội.

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]