Thành viên:Veritusvn/Tính liên chủ thể

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tính liên chủ thể là khái niệm triết học lần đầu tiên được phát triển bởi Immanuel Kant trong Phê phán năng lực phán đoán. Ý tưởng này cho rằng con người là những chủ thể tư duy có khả năng xét đến suy nghĩ của kẻ khác (autrui) trong phán đoán thuần túy của chính họ (với Husserl, đó là một phương thức mà theo đó kẻ khác thể hiện chính nó trong trực giác như một tính chủ quan nguyên thủy hoàn toàn khác[1]). Do đó, tính liên chủ thể thiết lập nên một lý thuyết về giao tiếp.

Một bộ phận lớn triết gia sau này tiếp thu và phê phán khái niệm này, đặc biệt là Fichte, Hegel, Husserl, Arendt, Popper, Sartre, Levinas, Merleau-Ponty, Habermas, Honneth, Deleuze, Marion, Savater .

Cách tiếp cận của Golse[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận thức luận của Karl Popper[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhận thức luận, và theo triết gia khoa học Karl Popper, các thử nghiệm thực nghiệm có thể được thực hiện để kiểm tra nội dung giải thích của một lý thuyết, phải có phạm vi liên chủ thể. Điều này có nghĩa là chúng không thể bị cô lập và phải được các thành viên khác trong cộng đồng khoa học sao chép lại. Theo Popper, không có tuyên bố nào không thể kiểm soát được về mặt liên chủ quan lại có thể hữu ích cho khoa học [2] .

Theo cách thức tương tự, chủ nghĩa kiến tạo (constructivisme) cho rằng không thể có tri thức khách quan mà chỉ có tri thức liên chủ quan.

Triết học thông diễn của Gadamer[sửa | sửa mã nguồn]

Tính liên chủ thể là một trong những khái niệm trung tâm của triết học thông diễn. Nó xuất hiện trong tác phẩm của những người khởi xướng vĩ đại nhất của lý thuyết này như Hans-Georg Gadamer, Paul Ricoeur và Jürgen Habermas. Trong kiệt tác Sự thật và phương pháp, Gadamer đề xuất một mô hình cho sự hiểu (understanding - compréhension) dựa trên trò chơi hỏi đáp như một cơ chế xác minh và đặt trên đặc tính liên chủ thể của ngôn ngữ như điều kiện thiết yếu cho giao tiếp.

Trong bối cảnh phê phán sự gắn kết giữa các khoa học về tâm trí với phương pháp khoa học, Gadamer chứng minh rằng rằng thành kiến lớn nhất của thời kỳ khai sáng là thành kiến chống lại các thành kiến, và rằng việc chỉ rõ ra thành kiến này có thể mang đến một mức độ hiểu cao hơn. Theo nghĩa này, có thể nhìn nhận định kiến theo nghĩa tích cực, không chỉ bởi nó mang tính phổ quát (theo nghĩa mà định kiến và sự tiền-hiểu (précompréhension) xây dựng nên nền tảng của tất cả các hoạt động giao tiếp) mà cũng còn vì nó thể hiện tiềm năng biến đổi của Cái tôi (Bản ngã).

Nếu có khả thể của tính liên chủ thể trong thông diễn học của Gadamer, thì đấy không phải là thông qua sự đồng nhất với Kẻ khác (Autre), cũng không phải thông qua sự tích hợp của Kẻ khác [vào Cái tôi _ ND], mà nhờ vào việc tạo ra một ngôn ngữ chung tạm thời cho phép Cái tôi và Kẻ khác quan sát một đối tượng nằm ngoài cả hai, một quá trình mà Gadamer gọi là sự hợp nhất các chân trời (fusion des horizons, xem Charles Taylor và Jean Grondin).

Trong mỗi tình huống liên chủ thể (situation d’intersubjectivité), Cái tôi đi đến với hành trang riêng (về tâm lý, xã hội, văn hóa và trí tuệ) của mình và bản chất của kiến thức mà cuộc gặp gỡ tạo ra phụ thuộc vào khả năng đạt tới một mức độ ý thức nhất định trong mối quan hệ với truyền thống của chính nó. Triết học thông diễn (la philosophie herméneutique) của Gadamer (hay đúng hơn ông mô tả là thông diễn triết học - l'herméneutique philosophique) đã bị Habermas chỉ trích. Habermas đã đặt dấu hỏi với các nền tảng ý hệ của vị trí [tư duy .ND] mà về cơ bản là mang tính phổ quát và bản thể luận của ông. Ricœur đã diễn giải lại triết học thông diễn. Ông giải thích mối quan hệ lịch sử giữa thông diễn học và hiện tượng học. Ông cũng đã đề xuất một lối đi triết học giữa Habermas và Gadamer mà ông gọi là "thông diễn phê phán" (l'herméneutique critique) .

Sự hợp nhất của những chân trời

“Nếu, trong tác phẩm của mình, tôi nói rằng trong mọi sự hiểu, chân trời của người này cần thiết phải hợp nhất với chân trời của người khác, thì điều này rõ ràng không có nghĩa rằng không còn một sự hợp nhất ổn định và có thể nhận dạng được, nhưng là một điều gì đó xảy ra thông qua một cuộc đối thoại kéo dài vĩnh viễn".[3]

Ý tưởng về sự "sự hợp nhất của những chân trời" gắn liền với các tác phẩm của Gadamer. Luận điểm của ông là chúng ta luôn hiểu, ít nhất một phần nào đó, từ tầm nhìn của chính mình. Không phải lúc nào cá nhân cũng ý thức về quá trình này. Để đạt được sự hiểu, cần phải có được sự hợp nhất chân trời của bên diễn giải với chân trời đối tượng diễn giải của anh ta đến mức người ta không thể phân biệt được chúng nữa. Tiêu chí của một diễn giải đúng, theo Gadamer, là nó không nổi bật, vì nó hợp nhất với chính bản chất của sự vật.

Có thể có sự hợp nhất giữa chân trời hiện tại và chân trời quá khứ trong việc hiểu một tài liệu lịch sử. Nó cũng hiện diện trong sự hiểu về một tác phẩm nghệ thuật, về người khác, về một nền văn hóa và trong sự hiểu về chính mình. Gadamer phản đối mô hình thực chứng (positivism) mà theo đó người ta phải tách mình hoàn toàn khỏi đối tượng nghiên cứu để hiểu nó.

Theo Jean Grondin, có hai thời điểm trong sự hợp nhất của các chân trời. Thời điểm đầu tiên là đặc tính "sự kiện" (événementiel) của sự hiểu, và của sự biến đổi mà nó ngụ ý. Thời điểm thứ hai là hành động kiểm soát sự hợp nhất của các chân trời.

Sự hợp nhất đầu tiên giữa các chân trời xảy ra giữa tư duy và ngôn ngữ. Sự hợp nhất thứ hai của các chân trời là giữa ngôn ngữ và sự vật.

Phương pháp phân tâm học[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Khái niệm triết học]]

  1. ^ Emmanuel Housset 2000, tr. 259.
  2. ^ Karl Popper, La logique de la découverte scientifique, Édition Payot, 1979 ; Conjectures et réfutations, Édition Payot, 1983 ; Les deux problèmes fondamentaux de la théorie de la connaissance, Édition Hermann. 1999.
  3. ^ Hans-Georg Gadamer, L’herméneutique en rétrospective 1, Vrin, (2005).