Gilles Deleuze

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gilles Deleuze
Sinh18 tháng 1 năm 1925
Paris, Đệ Tam Cộng hòa Pháp
Mất4 tháng 11 năm 1995(1995-11-04) (70 tuổi)
Paris, Pháp
Quốc tịchPháp
Trường lớpĐại học Paris
(B.A.; M.A., 1947; DrE, 1968)
Thời kỳTriết học thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Trường phái
Tổ chứcĐại học Paris VIII
Đối tượng chính

Gilles Deleuze (tiếng Pháp: [ʒil dəløz]; 18 tháng 1 năm 1925 - 4 tháng 11 năm 1995) là một triết gia người Pháp, từ những năm 1960 cho đến khi qua đời, đã viết về triết học, văn học, điện ảnhmỹ thuật. Tác phẩm phổ biến nhất của ông là hai tập của Capitalism and Schizophrenia: Anti-Oedipus (1972) và A Thousand Plateaus (1980), cả hai là đồng tác giả với nhà phân tâm học Félix Guattari.

Luận án siêu hình Difference and Repetition (1968) của ông được nhiều học giả coi là tác phẩm vĩ đại của ông.[1] A. W. Moore, khi nhắc đến tiêu chuẩn của Bernard Williams về một nhà tư tưởng lớn, đã xếp hạng Deleuze trong số những "nhà triết học vĩ đại nhất".[14] Tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau từ triết học đến nghệ thuật, bao gồm lý luận văn học, chủ nghĩa hậu cấu trúc và chủ nghĩa hậu hiện đại.[15]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu đời: 1925–1948[sửa | sửa mã nguồn]

Gilles Deleuze chào đời ngày 18 tháng 1 năm 1925 tại Quận 17, Paris, Pháp, trong một gia đình trung lưu bảo thủ.[16][17] Cha ông, Louis Deleuze, từng là chủ sở hữu một công ty lợp mái chống thấm nhỏ nhưng sạt nghiệp vào năm 1930, sau đi làm thuê cho một công xưởng sản xuất thân máy bay. Louis và vợ, bà Odette Camuet, có tư tưởng chính trị thiên hữu, không ưa tầng lớp lao động, trái ngược với đứa con Gilles của họ.[16] Gilles có một người anh ruột, Georges Deleuze, bị bắt giữ vì hoạt động kháng chiến chống Đức trong Thế chiến II, về sau bỏ mạng trên chuyến tàu tới trại tập trung Auschwitz.[18][17] Nhà tiểu sử học François Dosse cho rằng cái chết của Georges đã ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành tính cách của Gilles.[18]

Năm 15 tuổi, cha mẹ Deleuze gửi ông vào một ngôi trường nội trú ở Brittany để lánh chiến tranh. Tại đây, ông phát triển niềm yêu thích triết học. Sau khi Pháp đầu hàng Đức vào năm 1940, Deleuze trở về Paris bị chiếm đóng và học ở trường Lycée Carnot.[19]

Triết học[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình Lịch sử và triết học[sửa | sửa mã nguồn]

Hume và Kant[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuốn sách đầu tay với nhan đề Thuyết duy nghiệm và tính chủ quan, Deleuze đã đưa ra một lối biện giải phá cách về triết học duy nghiệm của David Hume, đồng thời nhấn mạnh vấn đề nguồn gốc của tính chủ quan.[20] Theo Phillip Goodchild, ở đây Deleuze đã vận dụng Hume nhằm biệt ly triết học của mình khỏi ba dòng tư tưởng chi phối triết học lục địa, đó là: sử quan biện chứng Hegel, hiện tượng học Husserlbản thể học cơ yếu Heidegger.[21][22]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Gilles Deleuze”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ Toscano, Alberto (tháng 1 năm 2005). “The Politics of Spinozism: Composition and Communication (Paper presented at the Cultural Research Bureau of Iran, Tehran, 4 January 2005)” (PDF). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2019. Alberto Toscano (2005): "Though Spinozists have existed ever since the radical circles that rippled through Europe in the wake of Spinoza's death, I think it is fair to say that only in the past 50 years or so has there been a Spinozism to match in hermeneutic rigour and creative interventions the history of Kantianism or Hegelianism, that only now has the hereticism that Althusser referred to been complemented by the labour of the concept. Arguably, it is only now then that the scope of his thought and its relevance to our social and political existence can be truly appreciated, at a historical juncture when the communicative power of the multitude and of what Marx called the general intellect is so intensified that the physics, ethics, ontology and politics of Spinoza (what are ultimately indissociable facets of his philosophizing) can be thought simultaneously."
  3. ^ Vinciguerra, Lorenzo (2009), 'Spinoza in French Philosophy Today,'. Philosophy Today 53(4): 422–437. doi:10.5840/philtoday200953410
  4. ^ Peden, Knox: Reason without Limits: Spinozism as Anti-Phenomenology in Twentieth-Century French Thought. (luận văn Ph.D., Đại học California, Berkeley, 2009)
  5. ^ Peden, Knox: Spinoza Contra Phenomenology: French Rationalism from Cavaillès to Deleuze. (Stanford University Press, 2014) ISBN 9780804791342
  6. ^ Duffy, Simon B. (2014), 'French and Italian Spinozism,'. Trong: Rosi Braidotti (chủ biên), After Poststructuralism: Transitions and Transformations. (London: Routledge, 2014), tr. 148–168
  7. ^ Simon Choat, Marx Through Post-Structuralism: Lyotard, Derrida, Foucault, Deleuze, Continuum, 2010, ch. 5.
  8. ^ Michael A. Peters, Poststructuralism, Marxism, and Neoliberalism: Between Theory and Politics, Rowman & Littlefield, 2001, tr. 103.
  9. ^ Gilles Deleuze, Cinema 1: The Movement-Image, Continuum, 2001, p. 69.
  10. ^ Giorgio Agamben, The Open: Man and Animal, trans. Kevin Attell (Stanford University Press, 2004), tr. 39.
  11. ^ Gilles Deleuze và Claire Parnet, Dialogues II, Columbia University Press, 2007, tr. 57–8, dịch sang tiếng Anh bởi Hugh Tomlinson và Barbara Habberjam: "Apart from Sartre, the most important philosopher in France was Jean Wahl." Deleuze goes on to credit Wahl for introducing him to English and American thought. Wahl was among the first to write about Alfred North Whitehead and William James—both arguably very important to Deleuze—in French. The idea of Anglo-American pluralism in Deleuze's work shows influence of Jean Wahl (see also Mary Frances Zamberlin, Rhizosphere (New York: Routledge, 2006, tr. 47) và Simone Bignall, Sean Bowden, Paul Patton (biên tập), Deleuze and Pragmatism, Routledge, 2014, tr. 2).
  12. ^ Gilles Deleuze và Claire Parnet, Dialogues II, Columbia University Press, 2007, tr. vii.
  13. ^ “Interview With Bruno Latour”. 24 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  14. ^ A. W. Moore, The Evolution of Modern Metaphysics: Making Sense of Things, Cambridge University Press, 2012, p. 543: 'intellectual power and depth; a grasp of the sciences; a sense of the political, and of human destructiveness as well as creativity; a broad range and a fertile imagination; an unwillingness to settle for the superficially reassuring; and, in an unusually lucky case, the gifts of a great writer.'
  15. ^ See, for example, Steven Best and Douglas Kellner, Postmodern Theory (Guilford Press, 1991), which devotes a chapter to Deleuze and Guattari.
  16. ^ a b Dosse 2011, tr. 89.
  17. ^ a b SEP 2022.
  18. ^ a b Dosse 2011, tr. 88.
  19. ^ Dosse 2011, tr. 90.
  20. ^ Roffe 2009, tr. 68-69.
  21. ^ Goodchild 1996, tr. 13.
  22. ^ Marks 1998, tr. 53.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Gilles Deleuze”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Ngày 3 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2011.
  • Dosse, François (2011). Gilles Deleuze and Félix Guattari: Intersecting Lives [Gilles Deleuze và Félix Guattari: Những cuộc đời trùng phùng] (bằng tiếng Anh). Deborah Glassman biên dịch. New York: Nhà xuất bản Đại học Columbia. ISBN 9780231145619.
  • Goodchild, Phillip (1996). Deleuze and Guattari: An Introduction to the Politics of Desire [Deleuze và Guattari: Một dẫn nhập vào chính trị của ham muốn] (bằng tiếng Anh). Anh: SAGE Publications. ISBN 9781848609679.
  • Marks, John (1998). Gilles Deleuze: Vitalism and Multiplicity [Gilles Deleuze: Sinh lực luận và Đa nguyên tính] (bằng tiếng Anh). Anh: Pluto Press. ISBN 9780745308746.
  • Roffe, Jon (2009). “David Hume”. Trong Jones, Graham; Roffe, Jon (biên tập). Deleuze's Philosophical Lineage [Dòng dõi triết học của Deleuze] (bằng tiếng Anh). Anh: Nhà xuất bản Đại học Edinburg. ISBN 9780748631957.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]