Thông Huyễn Tịch Linh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiền sư
tsūgen jakurei
通幻寂靈
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiTào Động tông
Sư phụGasan Jōseki
Đệ tửRyōan Emyō
Thông tin cá nhân
Sinh1322
Mất7 tháng 6, 1391(1391-06-07) (68–69 tuổi)
Giới tínhnam
Nghề nghiệptì-kheo, nhà thơ
Quốc giaNhật Bản
 Cổng thông tin Phật giáo

Thông Huyễn Tịch Linh (zh. 通幻寂靈, ja. tsūgen jakurei) 1322-1391, là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Tào Động, một trong năm vị đại đệ tử của Thiền sư Nga Sơn Thiều Thạc (zh. 峨山韶碩, ja. gasan jōseki, 1275-1365). Trong năm vị đại đệ tử này thì Sư là thượng thủ. Lúc còn nhỏ Sư đã đọc kinh và năm lên 17, Sư xuất gia cầu đạo. Ban đầu, Sư đến học với Thiền sư Minh Phong Tố Triết (1277-1350) tại chùa Đại Thừa (ja. daijō-ji). Nơi đây, Sư tu tập không kể ngày đêm và vì vậy được tăng chúng cũng như dân dã xung quanh tôn kính. Sau hơn mười năm tu tập với Minh Phong, Sư chuyển sang Tổng Trì tự (ja. sōji-ji) tu học với Thiền sư Nga Sơn và ngay tại đây, Sư triệt ngộ và được Nga Sơn ấn khả.

Song song với bạn đồng học Thái Nguyên Tông Chân (zh. 太源宗真, ja. taigen sōshin, ?-1370), Sư rất thành công trong việc truyền bá dòng thiền Tào Động. Sư khai sáng và trụ trì nhiều thiền viện lớn và nhiều thiền sinh đến tham học dưới sự hướng dẫn của Sư—khắt khe nhưng nhiệt tình. Trong số các vị đệ tử thì Liễu Am Huệ Minh (zh. 了菴慧明, ja. ryōan emyō) trội hơn hết. Liễu Am lần lượt trụ trì Tổng Trì tự, Vĩnh Trác tự (ja. yōtaku-ji) và sau khai sáng Tối Thừa tự (ja. saijō-ji) tại Sagami.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán