Bước tới nội dung

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Logo Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam value) là một chương trình được khởi xướng từ năm 2003 do chính phủ Việt Nam giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) phối hợp với các bộ ngành triển khai lựa chọn và tôn vinh các thương hiệu nội địa nhằm xây dựng hình ảnh, tăng cường nhân biết và nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam gắn với 3 giá trị chất lượng, đổi mới sáng tạo và năng lực tiên phong[1][2]

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 25/11/2003 chính phủ Việt Nam phê duyệt quyết định số 253/2003/QĐ-TTg[3] thông qua đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia. Năm 2019, Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được chính phủ Việt Nam thông qua (Quyết định 30/2019/QĐ-TTg)[4][5][6]

Năm 2008, tổ chức việc xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần đầu với 30 doanh nghiệp,[7] việc xét chọn được thực hiện định kỳ mỗi 2 năm. Đến năm 2022, đã có tổng số 325 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.[8] Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng 1000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia đến năm 2010
  2. ^ TBKTVN (27 tháng 5 năm 2010). “3 giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ “Vietrade |”. vietrade.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Quyết định 30/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
  5. ^ Thông tư số 33/2019/TT-BCT của Bộ Công thương: Quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
  6. ^ Thông tư số 25/2021/TT-BCT của Bộ Công thương: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam
  7. ^ VietnamPlus (19 tháng 4 năm 2023). “Brand Finance: Việt Nam là điểm sáng về thương hiệu quốc gia toàn cầu | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ “325 sản phẩm được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. 3 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.
  9. ^ Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030