Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4 Lưu 5 Lưu 10

Một vài câu hỏi nhỏ

Xin được phép có một vài câu hỏi nhỏ đối với những bạn đang tranh luận

1. Cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến, nghĩa là người trong nhà đánh lẫn nhau, có sự trợ giúp từ bên ngoài. Vậy một khi kết thúc chiến tranh, theo thông lệ quốc tế hay hiến pháp nước Việt Nam, những người thắng trận Cộng sản có quyền bắt tất cả những sĩ quan, cán bộ, những người làm việc và và hàng loạt những người bị nghi ngờ có cộng tác cho VNCH đi học tập cải tạo (thực chất là giam giữ, đàn áp về mặt thể xác và tinh thần) hay không? Có qui định nào của quốc tế hoặc của Hiến pháp Việt Nam cho phép giam giữ những người thuộc bên thua trận trong một thời gian rất dài mà không cần thông qua xét xử, định tội hay không?

2. Bên thắng trận có được quyền quốc hữu hóa toàn bộ tài sản (thực chất là tịch thu nhà cửa, tài sản, ruộng đất) của những người thuộc bên thua trận hay không? Có quyền đẩy những người chiến bại ra khỏi nhà hay không? Nếu các bạn cho rằng bởi vì CS chiến thắng nên có quyền đó thì xin được hỏi quyền đó ở đâu ra và do ai qui định?

Trên đây là một vài câu hỏi nhỏ mong được các thành viên wiki trả lời để làm sáng tỏ lịch sử. X-cafe.dk 01:50, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Ở bài này có chỉ nói về chiến tranh VN thôi chứ có ai bào chữa cho CS những vấn đề hậu chiến của CS như bạn nêu ra đâu. Có dòng nào ca ngợi những việc cầm tù, quốc hữu hóa tịch thu đâu. Những vấn đề đó không nằm trong phạm vi bài này.--Tô Linh Giang 05:20, 8 tháng 8 2006 (UTC)

2 vấn đề bạn nêu ra có thể tranh luận 50 năm nữa cũng không đi tới đâu. Vả lại Wikipedia có mục đích cung cấp thông tin chứ không phải là diễn đàn chính trị. Nói riêng, bài "Chiến tranh Việt Nam" nhằm trình bày cuộc chiến như nó đã diễn ra, chứ không nhằm bình luận đúng sai, định công luận tội v.v... Chỉ có thể đưa bình luận của những người trong cuộc, hoặc các sử gia; các thành viên không được đưa nhận xét cá nhân của mình vào bài. Avia (thảo luận) 01:59, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Đồng ý với Avia chỉ được đưa các sự kiện, và không nên có lời bình luận cá nhân vì sẽ mất đi sự trung lập do thiên về bên nào đó.--Bui Duong (thảo luận) 02:23, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi xin có ý kiến, đã bảo đây không phải là diễn đàn "chống Cộng" hay "bênh Cộng" vì vậy những từ ngữ được dùng nên khách quan và trung lập hơn. Chúng ta không nên bảo là Việt Cộng hay Cộng Sản mà nên đổi thành "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (CHXHCN VN) và "Việt Nam Cộng hòa" (VNCH)

Tinh thần trung lập của Wiki

Việt Nam, bước ra sau chiến tranh, được xác lập là một nhà nước thống nhất đã chiến thắng "siêu cường số một" của thế giới. Điều đó, tất nhiên, sẽ là tiền đề để phát triển Việt Nam sau này. Mặt khác, sau chiến tranh, những điểm yếu to lớn về kinh tế, xã hội theo mô hình xã hội chủ nghĩa và cộng sản đã nhanh chóng phát tác trầm trọng (những điểm mà trong thời chiến dân chúng còn tạm chấp nhận). Cùng với những chia rẽ sâu sắc vốn có của chiến tranh, rất nhiều các sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ cũ bị bắt đi học tập cải tạo (có người cho là bị cầm tù) hơn 10 năm, đã làm cho nhân tâm sa sút. Thêm vào đó, chất lượng cuộc sống tụt dốc sau khi Việt Nam tham gia vào xung đột biên giới với Trung Quốc và ở lại Campuchia quá lâu (hơn 10 năm). Những sai lầm về đường lối kinh tế và lãnh đạo này đã tạo nên làn sóng khổng lồ những người bỏ nước ra đi (Xem Thuyền nhân). Sau 10 năm thống nhất đất nước nhu cầu đổi mới cho Việt Nam là tất yếu và sống còn.

Tôi xin được hỏi trong đoạn văn trên những chỗ in đậm đó là những đánh giá mang tính chất bình luận. Tôi cho rằng những đánh giá ấy không được trung lập. Ví dụ như làm sao để nói rằng việc chiến thắng siêu cường số một thế giới lại là một tìen đề để phát triển VN sau này? Ai đưa ra nhận định này? Hay là các thành viên Wiki tự đưa nhận định cá nhân của mình vào? X-cafe.dk 04:18, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Nhờ tìm nguồn dẫn chứng cho con số 5 triệu

đây nói rằng con số chính thức mà chính phủ Vn đưa ra năm 1995: Tổng số thương vong là 5 triệu người, 2 triệu dân thường ở miền Bắc, 2 triệu dân thường ở miền Nam, quân sự là 1,1 triệu.

"The Agence France Presse (French Press Agency) news release of 4 April 1995 concerning Vietnamese Government's release of official figures of dead and wounded during the Vietnam War.

HANOI (AP) -April 4. Cinq millions de morts: 20 ans après la fin de la guerre du Vietnam, le gouvernement de Hanoi a révélé, lundi, le bilan d'un conflit dent le nombre de victimes avait été minore a l'époque pour ne pas affecter le moral de la population.

Selon Hanoi, il y a eu pres de deux millions de morts dans la population civile du Nord et deux autres millions dans celle du Sud. Quant aux combats proprement dits, les chiffres sent d'un million cent mille militaires tués et de 600.000 blessés en 21 ans de guerre.

Ce dernier bilan comprend a la fois les victimes de la guerilla vietcong et les soldats nord-vietamiens qui les épaulaient. Les précédentes estimations de source occidentale faisaient état d'un bilan de 666.000 morts parmi Ies combattants vietnamiens. "

Nếu ai tìm được link tới bài gốc của AFP hay thông tin chính thức của chính phủ Việt Nam thì tốt quá. Tmct 12:37, 8 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi thấy số liệu 2 triệu dân thường ở miền Nam thì hoàn toàn rất có thể nhưng số liệu 2 triệu dân thường miền bắc thì rất đáng ngờ mức độ ném bom tại miền Bắc không thể so sánh được với miền Nam và nói chung người miền Bắc đi sơ tán về miền quê, ném bom chủ yếu nhằm vào các mạng giao thông và các địa phương thưa dân đã sơ tán hết như Quảng Bình, Hà Tĩnh...Có thể các số liệu thống kê của miền Bắc đã đưa số binh sỹ miền Bắc chết trận vào số dân thường.--Tô Linh Giang 01:20, 9 tháng 8 2006 (UTC)
Ôi giời ôi, nếu vậy thì cái số 1,1 triệu to đùng kia đáng ra còn nở thành 2-3 triệu à? Hay là thanh niên xung phong được xếp vào dân thường? Ngoài bộ đội và thanh niên xung phong, còn lực lượng nào từ ngoài Bắc vào Nam nữa nhỉ? Tmct 07:02, 9 tháng 8 2006 (UTC)

Bạn thấy 1,1-3 triệu binh sỹ chết là quá to ư: Có thể đến thế thật đấy. Có thể trong số 2 triệu dân đó người ta đưa cả thanh niên xung phong vào nhưng dù có đưa TNXP vào thì cũng không thay đổi nhiều lắm. Vừa rồi bộ Lao động và Thương binh Xã hội VN thống kê đã có tất cả 33 vạn thanh niên đã từng là TNXP, không biết có bao nhiêu bị chết nhưng có lẽ cũng chỉ ở mức một vài vạn thôi. Vào nam chủ yếu chỉ có bộ đội và Thanh Niên xung phong còn cán bộ dân-chính-đảng thì coi như không đáng kể. Mà theo tôi biết số thương vong lớn nhất không phải là do trực tiếp đánh trận mà là trên đường hành quân di chuyển: B-52 đánh ác liệt như thế mà, người ta gọi Trường sơn là cối xay thịt mà, và còn số chết rất rất nhiều vì bị sốt rét ác tính bị thương rồi chết (Xin bạn lưu ý là nghĩa trang liệt sỹ lớn nhất là nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn đấy). Bạn cứ tưởng tượng mà xem cả miền Bắc một năm có thể huy động được 60-70 vạn thanh niên đi bộ đội nhưng vào cuối năm 1972 chỉ duy trì được quân số tại miền nam cỡ khoảng 20-30 vạn. Thế mới biết số thương vong ở mức lớn như thế nào.--Tô Linh Giang 07:53, 9 tháng 8 2006 (UTC)

Giờ thì tôi cũng nhớ ra là nhiều người đã nói bộ đội thương vong chủ yếu do bom Mỹ dọc Trường Sơn. Nghĩa là trong số 5 triệu đó có đa số là do bom đạn Mỹ. Ai đó bảo rằng chiến tranh Việt Nam là nội chiến thì quả là thú vị thật, nội chiến gì mà lại có quân đội một nước thứ ba tham chiến và gây ra phần lớn thương vong cả quân sự lẫn dân sự. Tmct 13:11, 10 tháng 8 2006 (UTC)
Trong bài Tìm nguyên nhân sụp đổ của VNCH đăng trên BBC có câu Một ước tính nói rằng từ 1960 đến 1975, 275.000 quân nhân miền Nam đã tử trận, so với 46000 số tử vong khi lâm trận của quân Mỹ http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/02/060213_abandoning_vietnam.shtml
Trong 1,1 triệu thương vong quân sự đã kể đến 275.000 quân VNCH hay chưa?
Tcmt và Tô Linh Giang đã suy diễn và cho là bom đạn Mỹ đã giết quá nhiều dân thường cả hai miền (4 triệu người). Tùy hai bạn thôi. Thứ nhất là hai bạn đọc lại tư liệu chiến tranh thế giới thứ hai thì thấy Nhật thương vong hơn 3 triệu trong đó hơn 2 triệu người là quân lính và dân thường chỉ một triệu, nước Nhật cũng bị bỏ bom kể cả 2 quả bom nguyên tử đó. Thứ hai là hai bạn xem lại bài Hà nội 12 ngày đêm trong trang wiki này chiến dịch Linebacker II Theo số liệu của Mỹ [1], trong chiến dịch phía Mỹ đã huy động 200 máy bay B-52 (50% số lượng loại máy bay này của Mỹ) và khoảng 1.000 máy bay chiến thuật (trên 30% số máy bay chiến thuật của Mỹ). Trong chiến dịch có tổng cộng 741 lượt B-52 vào ném bom Bắc Việt Nam trong đó có 725 lượt thực sự ném bom, Hỗ trợ cho các máy bay ném bom là 3920 lượt máy bay chiến thuật của Không quân, Hải quân. Tổng cộng đã có 15.000 tấn bom đã được thả xuống những nơi được Mỹ coi là 18 mục tiêu công nghiệp và 14 mục tiêu quân sự Rất nhiều máy bay đánh phá các khu đô thị (còn đông dân dù đã sơ tán) cấp tập ngày đêm, cả ở khu phố Khâm Thiên, cả ở bệnh viện Bạch Mai thế mà kết quả thương vong dân thường là 1.318 dân thường. Vậy thì thả bom trên rừng gây ra thương vong bao nhiêu? Chẳng phải người ta cho rằng B52 là con ngáo ộp đó sao? Thả bom ầm ỷ mà ai cũng biết trước và núp vô hầm hết trơn, cứ tính trung bình hơn 10 tấn bom mới gây ra một thương vong cho dân thường thì hiệu suất do bom đạn không cao như ta tưởng đâu. Còn ở Vĩnh Linh cứ mỗi người sống lại cõng trên lưng cả tấn bom đấy các bạn ạ. Có lẽ do vậy mà sau này đâu thấy không quân Mỹ thả bom rải thảm nữa đâu, họ toàn là ném "bom thông minh" tức loại giống tên lửa điều khiển được.
Số liệu thương vong cả hai miền chắc còn lâu người ta mới công bố rõ ràng, đoán mò mò khó lắm.Xuxi 13:39, 21 tháng 9 2006 (UTC)

"...đã làm cho nhân tâm sa sút"

Tôi không đồng ý câu sau trong "Chiến tranh Việt Nam":Cùng với những chia rẽ sâu sắc vốn có của chiến tranh, rất nhiều các sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ cũ bị bắt đi "học tập cải tạo" giam giữ không án hơn 10 năm, đã làm cho nhân tâm sa sút.Câu này không khách quan. Có bằng chứng nào cho rằng việc học tập cải tạo làm cho họ bị sa sút nhân tâm, sa sút nhân tâm theo nghĩa nào. Hầu như chế độ nào lên cầm quyền cũng tiêu diệt đối phương hoặc tuyên truyền về chế độ mình cho đối phương. Nhưng chưa ai nói sau khi bị tuyên truyền như thế họ bị "sa sút nhân tâm". Tôi đề nghị bỏ "đã làm cho nhân tâm sa sút". thảo luận quên ký tên này là của Neweco (thảo luận • đóng góp).

Sao lại không sa sút. Thử hỏi một người bị bắt đi học tập cải tạo thì có bao nhiêu người là thân nhân họ hàng của họ bị ảnh hưởng. Họ sẽ không cảm thấy đau khổ không oán hận CS cầm quyền vì nhận thức được "sự cần thiết chính đáng" và "tất yếu" của những biện pháp như vậy sao? Hay nhân tâm của họ không phải là của người Việt Nam cần phải tính đến?. Không sa sút mà có cả hàng triệu thuyền nhân vượt biển sao. Tất nhiên thuyền nhân thì có nhiều lý do không phải tất cả là do biện pháp học tập cải tạo nhưng nguyên nhân phân biệt đối xử sau chiến tranh cũng là một nguyên nhân lớn chứ. Ngay một số lượng lớn người vượt biển lớn như thế đã nói lên "nhân tâm sa sút" rồi còn gì nữa. Đó là một thực tế cần phản ánh chứ.--Tô Linh Giang 02:17, 13 tháng 8 2006 (UTC)
Chú ý rằng nhiều người miền Bắc cũng vượt biên chứ không chỉ người miền Nam. Lý do: đói! Cho nên đừng đánh đồng việc vượt biên với việc học tập cải tạo. Còn câu đã làm cho nhân tâm sa sút dễ làm người đọc hiểu theo ý chủ quan của một số người. Chưa có ai kiểm chứng điều này, không thể chỉ vì 1 vài người không thích chính quyền CS mà nói như vậy.Miền Nam Việt Nam 02:29, 13 tháng 8 2006 (UTC)

"...đã làm nhân tâm sa sút" Nói như vậy không phải là chủ quan để vì một số người không thích chính quyền CS. Không công nhận thực tế như vậy mới là chủ quan. Và ai thích CS hay không thích CS thì giá trị ý kiến là như nhau miễn là ý kiến có cơ sở. Wiki có phải là diễn đàn chỉ của những người thích CS đâu. Còn ý kiến này có cơ sở hay không thì xin gửi đoạn trích bài viết của Mr Võ Văn Kiệt về vấn đề đoàn kết dân tộc trên website của Bộ ngoại giao VN. Đọc đoạn trên cũng có thể thấy được cái đau của người thấy sự đoàn kết dân tộc đang bị đánh mất, nhân tâm đang sa sút.

"Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, rất nhiều vận hội đã mở ra cho cả nước:

- Ðất nước đã được hòa bình, thống nhất. Giang sơn đã thu về một mối. Lòng người cũng quy về một mối.

- Toàn dân, vui mừng được yên ổn làm ăn, kiến tạo lại đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của cả dân tộc.

- Một đội ngũ đông đảo công thương gia và trí thức miền nam, có những khả năng và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, là một vốn quý, có thể đóng góp vào việc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh.

- Hầu hết quân đội, sĩ quan và những viên chức trong chính quyền cũ cũng đều mong mỏi được sống trong hòa bình, hòa hợp, có cơ hội làm lại một cuộc sống yên ổn.

- Trên bình diện quốc tế, cả những nước đã từng đem quân tham gia vào cuộc chiến ở Việt Nam cũng thấy cần xóa đi những ám ảnh của quá khứ và bày tỏ thiện chí với Việt Nam. Kể cả trong chính quyền Mỹ cũng thấy có những dấu hiệu muốn sớm đi tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, như một cách để làm dịu vết thương nhức nhối của cuộc chiến...

Rất tiếc là ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao nhãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng - thua, bởi những kỳ thị ta - ngụy...

Tiếp đó, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư nhân ở miền nam và việc hợp tác hóa nông nghiệp một cách rập khuôn, mà sau này Ðại hội Ðảng lần thứ VI đã rút kinh nghiệm, là vừa đụng chạm tới cả những người đã từng có công đóng góp cho cách mạng, vừa triệt tiêu đi một nguồn lực kinh tế rất quan trọng.

Kinh tế khó khăn, đời sống bế tắc, cộng với những phương thức quản lý xã hội quá cứng nhắc và tình trạng kỳ thị thành phần... đã làm cho cả một số người yêu nước, muốn đóng góp cho đất nước cũng đành dứt áo ra đi.

Những tổn thất kể trên ít nhiều đã trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ của tôi, một người lãnh đạo thành phố mang tên Bác. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà trí thức, nhà công thương trước khi rời quê hương vẫn trăn trở cân nhắc, rồi cũng phải "liều mình nhắm mắt đưa chân". Mặc dầu trong phạm vi khả năng và quyền hạn của mình, Thành ủy chúng tôi cũng đã chân tình giúp đỡ và động viên nhiều anh chị em, nhưng tôi vẫn thấy lúc bấy giờ Thành ủy vẫn có nhiều bất lực và có phần trách nhiệm về tình hình đó.

Trên bình diện quốc tế, một số chủ trương cứng rắn quá mức cần thiết đã làm cho Việt Nam lâm vào tình cảnh thêm thù bớt bạn, mà thực ra không phải là hoàn toàn không tránh được.

Kết quả là Việt Nam bỏ lỡ rất nhiều vận hội. Tiếp đó là những năm tháng đầy khó khăn, với những khủng hoảng kéo dài. Ðó chính là một bài học lớn của lịch sử..."

để đọc bài viết xin đọc tại đây --Tô Linh Giang 03:59, 13 tháng 8 2006 (UTC)

Dao Cong Khai 1) Tôi thấy ở đây, Tô Linh Giang cứ đồng hóa những người chống cộng với những kẻ theo phe VNCH hoặc theo ý thức hệ tư bản hay "tự do" thuộc phe Mỹ... Rất nhiều người xuất thân trong xã hội VC ở miền bắc cũng có ý nghĩ như vậy, cứ Chống Cộng nghĩa tức là thuộc phe VNCH cũ. Quý vị cứ lý luận luẩn quẩn nhằm tránh né và bao che cho VC. Khi nói tới dân miền Nam thì quý vị nói rằng trước 75 nhiều người ủng hộ VC, nhưng bây giờ cứ nói tới ai chống cộng thì quý vị cứ đồng hóa người ta với phe VNCH. Chẳng lẽ những kẻ không dính líu với phe VNCH đó không biết chống cộng hay sao? Tại sao quý vị vẫn cứ bài bản cũ kiểu VC, tất cả những kẻ bất đồng chính kiến hoặc không theo ý thức hệ CS đều là "phản động" là "ngụy" cả!!!  ???

2) Giá trị Thống Nhất đất nước, đối với ông Tô Linh Giang có thể nó là một "giá trị", một giá trị tuyệt đối, một giá trị tiên quyết. Nhưng đối với tôi, hoặc đối với những người VN không thích chiến tranh thì điều đó còn tùy thuộc. Điều quan trọng nhất là tự do, hạnh phúc và tương lai của người dân chứ không phải là chuyện độc lập hay thống nhất đất nước. Tư tưởng đó ấu trĩ quá rồi. Nếu người dân họ quan trọng thống nhất đất nước hơn hạnh phúc của họ thì tại sao sau 75, VN được thống nhất họ lại bỏ nước ra đi? Còn bao nhiêu người khác vẫn còn ở VN đâu có nghĩa là họ muốn sống với một đất nước thống nhất, mà chỉ vì họ không có cơ hội để bỏ trốn khỏi tổ quốc mà thôi. Do đó, tôi thấy Thống Nhất Đất Nước có lẽ chỉ là một giá trị đúng của riêng ông Tô Linh Giang mà thôi.

Tô Linh Giang đã dẫn chứng chỉ còn phương cách chiến tranh để thống nhất đất nước, có nghĩa là ông ta đồng ý VC đã cố tình gây chiến, và chiến tranh là hợp lý. Lý luận kiểu đó thì có lẽ ông ta cũng đồng ý việc Bắc Hàn nhờ quân Tàu sang xâm lấn Nam Hàn để chiến tranh thống nhất đất nước hồi năm 1950-1953 là đúng (nhưng ý đồ thống nhất đó bị thất bại). Cũng may cho dân Nam Hàn là HỌ KHÔNG BỊ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC NHƯ DÂN MIỀN NAM CHÚNG TÔI.

Trở lại sự kiện (1). Đa số những người dân không muốn theo CS ở miền Nam, đâu có nghĩa là họ muốn theo Mỹ hay theo "Ngụy" hoặc theo ý thức hệ nào như VC thương chụp mũ gọi họ là tay sai hoặc "phản động" hoặc như ông Tô Linh Giang nghĩ (cứ chống cộng nghĩa là theo phe VNCH). Phần lớn người dân họ phải theo VNCH, hoặc ngay cả theo Thực Dân Pháp, hoặc "Đế Quốc Mỹ" là vì họ không còn con đường nào lựa chọn khác hơn. Tôi bỏ VN để đến đây theo Đế Quốc Mỹ là vì tôi THÀ LÀM QUỶ NƯỚC MỸ CÒN HƠN LÀ VUA Ở VN. Nghĩa là ở VN không có vị trí nào bảo đảm cho hạnh phúc và tương lai của tôi, do đó tôi cần phải chọn lựa con đường "phản quốc". Xã hội ở đó đã đặt người dân vào con đường phải chọn lựa đi theo Thực Dân Pháp, theo VNCH, và theo Đế Quốc Mỹ.

Dân Bắc 54, họ chạy vào miền Nam đâu phải là vì họ muốn theo Thực Dân Pháp; nhưng họ sẵn sàng rời bỏ ruộng vườn, mồ mả tổ tiên để chạy theo Pháp là vì họ không còn lựa chọn nào khác hơn để đổi lấy tự do, và hạnh phúc của họ. Lúc đó Việt Minh gọi họ là chạy theo giặc, nhưng họ chấp nhận bị kết án một cách ấu trĩ đó để tìm tự do.

Cứ kiểm chứng lại lịch sử VN từ khi nó có độc lập năm 1945 đến nay thì thấy. Trước năm 1945, người dân sống dưới sự đô hộ của Pháp, họ ước mơ độc lập. Nhưng đến năm 1946, Pháp tuyên bố trả độc lập cho VN, mặc dù họ chưa thực sự trả độc lập, nhưng người VN đã bắt đầu chém giết, thủ tiêu và thanh trừng lẫn nhau để tranh giành chính quyền. Đọc lịch sử VC cũng sẽ thấy nó phô bày điều đó; Hồ Chí Minh nó biết rõ giai đoạn 1945, quân Pháp yếu thế, chính là lúc nó cần phải tranh thủ nắm chính quyền..."Thời cơ đã đến"; và để nắm vững thời cơ đó nó đã ra tay tàn sát tất cả các nhóm ái quốc cách mạng khác để mình nhóm Việt Minh giành được chính quyền.

Tô Linh Giang nói rằng nếu Việt Cộng không gây chiến thì VNCH cũng gây chiến "để thống nhất đất nước". Đó chỉ là chữ "nếu". You nên phân biệt rõ ràng hai sự kiện, giả thiết và hành động. Nếu VNCH gây chiến để cho dân chúng điêu linh và thống nhất đất nước để người dân mất tự do hạnh phúc như thế thì tôi cũng chửi phe VNCH như vậy. Là người dân, chúng tôi có quyền ủng hộ hoặc chống lại một chế độ chính trị. VNCH nó chưa đem quân ra Bắc chém giết người dân để thống nhất đất nước, you đừng vội đồng hóa nó cũng gian ác giống như VC.

Tôi chỉ theo phe VNCH từ sau khi phe đó nó bị thua (nghĩa là từ khi nó không còn nắm chính quyền nữa). Trước 75, nhiều người dân như tôi sống dưới chế độ VNCH nhưng vẫn không hài lòng với chế độ đó. Chúng tôi đã từng đấu tranh, chống chính quyền để xây dựng một xã hội lành mạnh và công bằng hơn. Đâu phải cứ sống và sinh hoạt dưới chế độ VNCH nghĩa là theo phe VNCH. Người dân miền Nam trước 75, họ cần xây dựng xã hội không CS, nhưng không có nghĩa là họ theo ý thức hệ hay chủ nghĩa nào. Chỉ có VC mới nặng giáo điều, và chủ nghĩa như vậy. Chúng tôi chỉ muốn sống yên bình, ước mơ tổ quốc độc lập thống nhất và giầu mạnh. Thế nhưng bây giờ "tổ quốc" đã thống nhất rồi, nhưng rất tiếc đó không phải là tổ quốc của tôi. Chính nó, "tổ quốc" đã phủ nhận con người, quyền lợi, tự do và hạnh phúc của tôi và của vô số người VN khác.

Sở dĩ sau 75 tôi ủng hộ phe VNCH là vì nó không còn cai trị tôi nữa, nhưng nó lại là một tinh thần chống cộng minh bạch và bất khuất nhất trong lịch sử cận đại. Không phải riêng tôi, vô số người VN họ nuối tiếc và bây giờ đang ủng hộ VNCH là vì nó chính là linh hồn của Ý Thức Chống Cộng (Ý Thức chứ không phải Ý Thức Hệ). Điều đó hoàn toàn khác với giai cấp cai trị của VNCH cũ như Đỗ Mậu hay Nguyễn Cao Kỳ... Chúng tôi không bao giờ theo những thằng như thế!

Dao Cong Khai72.130.79.56 08:19, 25 tháng 8 2006 (UTC)

      • Dao Cong Khai

Một điểm nữa, đây mệnh danh là tự điển bách khoa, thế nhưng trong bài viết lại định nghĩa cuộc "chiến tranh VN" rằng: đối với nhân dân VN thì đây là "cuộc chiến tranh để tiếp tục giành độc lập và thống nhất cho VN".

Đừng chụp mũ người dân chúng tôi như thế. Đa số dân VN, ngay cả dân miền Bắc họ cũng chẳng muốn chiến tranh chết chóc như vậy. Đừng chính trị hóa người dân VN nói chung như thế. Nếu người dân nào nghĩ vậy chẳng qua là vì họ bị VC nhồi sọ, nói chung họ là nông dân ngu ngốc không biết gì về chính trị nên họ mới tin những lời tuyên truyền như thế của VC. CHIẾN ĐẤU ĐỂ GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ THỐNG NHẤT đó chỉ là KHẨU HIỆU CỦA CHÍNH QUYỀN CS BẮC VIỆT, ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGƯỜI DÂN VN NÓI CHUNG.

Lý luận như thế có nghĩa là cuốn tự điển bách khoa này không coi những người dân không theo CS ở VN là dân VN; Vì họ phải theo phe Mỹ để lánh nạn CS (Bắc Việt). Nói thế là cuốn tự điển bách khoa này định nghĩa tất cả dân VN phải là những người theo CS Hồ Chí Minh.

Đây không phải là Cuộc Chiến Chống Mỹ như VC đã tuyên truyền nhồi sọ người dân ở cả hai miền; bởi vì VC gây ra cuộc chiến đó trước khi Mỹ đem quân sang VN (việc Mỹ đem quân vào miền Nam chỉ là hệ quả xẩy ra sau nhiều năm VC gây chiến tranh và quyết xâm lăng Miền Nam Tự Do); và VC đã không ngưng chiến sau khi Mỹ rút quân như họ đã ký hiệp định hòa bình Paris với Mỹ, mà trái lại họ càng đổ thêm nhiều vũ khí và quân đội vào miền Nam để quyết xâm lăng được miền Nam.

Những gì xẩy ra sau hiệp định Paris và kéo dài cho đến ngày nay đã chứng tỏ VC không hề chống Mỹ (mà chỉ đánh Mỹ khi nó tiếp tay cho những người dân chống cộng ở miền Nam mà thôi). Cuối cùng đã rõ ràng, VC gây chiến để xâm lăng miền Nam chứ không phải để đuổi Mỹ. Tại sao ngay sau khi ký hiệp định Geneve, VC lại không rút hết quân về Bắc mà cứ để quân Nằm Vùng ở miền Nam để phá rối an ninh và tổ chức các cuộc chiến tranh? Và tại sao sau khi ký hiệp định hòa bình Paris với Mỹ, VC càng đem nhiều vũ khí vào và tổ chức chiến tranh khốc liệt hơn trước? Điều đó chứng tỏ VC chỉ có thể hòa bình với Mỹ, nhưng chúng luôn coi người dân VN (những người không thích chủ nghĩa CS là kẻ thù). Điều đó chứng tỏ kẻ thù của chính quyền VC không phải là Mỹ mà chính là những người VN không thích chủ nghĩa CS.

Người dân VN là vô tội. Đừng chính trị hóa họ, và cũng xin đừng KẾT ÁN họ rằng: đối với họ thì chiến tranh VN là sự tiếp tục chiến đấu để giành độc lập và thống nhất cho VN. Nếu họ khoái độc lập và thống nhất như vậy thì tại sao sau khi VN được thống nhất họ lại tìm đường đi vượt biên theo Đế Quốc Mỹ?

Trước 75, những nếu người dân VN nào họ nghĩ rằng họ chiến đấu để giành độc lập và thống nhất cho VN thì họ đã bị VC tuyên truyền nhồi sọ, họ bị VC lường gạt. Cứ đọc tiểu sử của một số thành viên cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì biết, sau 75 họ mới biết rằng họ bị CS Bắc Việt lường gạt. Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng... sau 75 họ đã ý thức rằng họ bị lường gạt. Ngay cả những cán bộ trong hàng ngũ CS Bắc Việt sau 75 họ dần dần ý thức được điều đó. Nhà văn Dương Thu Hương cũng là bộ đội gái của CS Bắc Việt, ngay sau lần đầu tiên vào SG sau 75 đương sự đã thốt lên rằng: "chúng tôi đã chiến thắng những kẻ văn minh hơn chúng tôi".

Câu nói đó của nhà văn Dương Thu Hương cũng là một cách định nghĩa cho chiến tranh VN (đối với nhân dân VN). Đó là cuộc chiến tranh man rợ, mà dân man di đến xâm chiếm những kẻ văn minh hơn mình. Giống y chang như thời những bộ lạc Babarian tổ tiên của dân Anh, Pháp, Đức... ngày nay xâm chiếm và tiêu diệt Đế Quốc La Mã xưa. Nhưng khác nhau là dân babarian (man di) đó nó chiếm những lãnh thổ Âu Châu để chia cắt Đế Quốc La Mã và chúng tiếp nối và phát triển nền văn minh La Hy đó. Còn trái lại bọn man di CS Bắc Việt đã xâm chiếm miền Nam và tự nhận chúng là "đỉnh cao trí tuệ" của nhân loại.

Tôi thấy cuốn tự điển này viết một cách chủ quan theo quan điểm của CS Bắc Việt. Người dân VN không ai muốn chiến tranh cả. Tư tưởng chiến tranh giành độc lập chỉ là tuyên truyền nhồi sọ của bọn CS Hà Nội lên người dân VN mà thôi. Giờ đây, người dân ở VN có cơ hội giao lưu với văn hóa Tây Phương (NHẤT LÀ SAU KHI THẤY THÀNH TRÌ XHCH LIÊN SÔ CỦA NÓ ĐÃ BỊ XỤP ĐỔ), họ đã ý thức đúng hơn về cuộc chiến đó thì VC đang có khuynh hướng tuyên truyền cuộc chiến đó là do các nước ngoại bang mang vào tranh chấp ý thức hệ ở VN. Giải thích như thế là bắt chước y chang MỘT TRONG NHỮNG QUAN ĐIỂM của thời VNCH chúng tôi; nhưng một số VC hiện nay chấp nhận quan điểm này là vì họ muốn tránh né trách nhiệm chiến tranh cho phe VC. Những người miền Nam theo phe Mỹ để chiến đấu chống cộng, không phải vì người ta muốn như vậy, nhưng chỉ vì CS Bắc Việt đã dồn người ta vào con đường cùng, không còn lựa chọn nào khác hơn. Tết Mậu Thân VC đã lừa người ta giả vờ tuyên bố ngưng chiến (như vài năm trước) để bất thần tấn công toàn diện; bản chất thực của VC đã bị phô bày khi chúng chiếm cố đô Huế. Sau 75, người ta phải vượt biên theo Đế Quốc Mỹ cũng chỉ vì không còn lựa chọn nào khác hơn như thế (để xây dựng lại tương lai cho họ).

Tôi không tranh luận ý thức hệ với ai trong đây cả. Tôi chỉ muốn quý vị hãy tôn trọng người dân VN, đừng KẾT ÁN họ rằng họ "MUỐN CHIẾN TRANH" để "GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ THỐNG NHẤT". Những người dân có suy nghĩ như thế nghĩa là họ đã bị chính trị hóa rồi, nói đúng hơn là họ đã bị CS nhồi sọ. Không thể nói rằng đa số dân VN ủng hộ cái gọi là "CUỘC CHIẾN ĐẤU GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ THỐNG NHẤT" cho VN của bọn cai trị CS Bắc Việt đó được. Xin đừng mang nhân dân VN ra để làm bia đỡ đạn (chính trị) cho những tham vọng phi nhân đó của chính quyền CS Hà Nội trong cuộc chiến tranh đó. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền của VC, những người dân họ làm và "nghĩ" như thế chỉ vì họ bị ép buộc bởi chính quyền VC. Chính cá nhân tôi, sau 75 đến trường học đã phải học tập chính trị; và VC đã không ngần ngại tuyên bố rằng, thế hệ thanh niên chúng tôi bắt buộc phải ủng hộ và hy sinh cho chế độ CS "nếu không muốn bị bánh xe lịch sử nghiền nát".

ĐÀO CÔNG KHAI 72.130.79.56 17:37, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Ngày nay người ta không thể nói rằng đa số dân VN thích chủ nghĩa CS hay chế độ XHCN nữa. Không phải đến bây giờ người dân VN mới như vậy; nhưng đến bây giờ nhiều người mới chịu thừa nhận như vậy. Chính tôi ngày xưa cũng tưởng dân miền Bắc thích VC, thích Bác Hồ...thích bác Mao, bác Sít...

Như vậy thì cũng không thể nói rằng DÂN VN MUỐN CHIẾN TRANH ĐỂ GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ THỐNG NHẤT để họ bị bọn CS Hà Nội cai trị họ như thế được. Tất cả đều là những lường gạt, ngụy tín, cuồng tín và ảo tưởng.

Dân chống cộng chúng tôi cũng hiểu rằng có thể chúng tôi cũng có ảo tưởng Thế Giới Tự Do... Nhưng dù không muốn theo Mỹ thì chúng tôi cũng phải theo Mỹ vì VC đã dồn những người VN không thích ý thức hệ nào vào đường cùng. Chúng tôi còn biết ngay cả nhiều kẻ cai trị VNCH đã lợi dụng chúng tôi, nhưng những chiến sĩ chống cộng họ đã thà chấp nhận bị Mỹ hoặc VNCH lợi dụng còn hơn là phải sống chung với những kẻ man rợ như CS Bắc Việt.

Trong chiến tranh tôi chỉ mơ có hòa bình, nhưng sau khi VN có hòa bình và thống nhất tôi lại thèm nhớ chiến tranh vì thời đó dù sao tôi cũng "bị Mỹ Ngụy kìm kẹp" thấy sung sướng và hạnh phúc hơn là sống trong một nước độc lập và thống nhất.

ĐÀO CÔNG KHAI72.130.79.56 18:01, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Để tham khảo, xin mời mọi người xem kết quả search nick Dao Cong Khai.
Thoạt đầu tôi định trả lời bạn IP này, nhưng sau khi xem qua danh sách các hit thì thấy việc trả lời không còn cần thiết nữa. Wikipedia không cần phải trở thành forum chính trị thứ n+1 của bạn Dao Cong Khai. Tmct 23:56, 25 tháng 8 2006 (UTC)


  • DCK

Đâu có gì mập mờ. Nội dung tư tưởng của tôi trong các trang web đó là: tất cả cộng sản, tư bản, và tổ quốc đều là những nguồn điêu linh của người VN. Cái gì thái quá đều không tốt và gây ra những bất hạnh. Do đó tôi không thích ý thức hệ nào cả; và tôi nghĩ bản chất người dân nói chung và dân VN nói riêng họ cũng không muốn theo tư bản, CS hay những giáo điều tổ quốc nào cả, nhưng hoàn cảnh chính trị đã xô đẩy họ vào những thảm kịch chiến tranh và giáo điều như thế. Những kẻ gây ra hoàn cảnh chính trị đó chính là những người VN đã và đang cai trị ở đó, ngoại bang chỉ là yếu tố phụ. Chủ yếu là những kẻ cai trị, những chính trị gia và những đảng phái VN, thế thôi. Dân VN có đổ lỗi cho ngoại bang thì họ cũng chẳng làm gì nổi ngoại bang khi những kẻ cùng chủng tộc cai trị của họ bề ngoài thì hô hào khẩu hiệu độc lập và thống nhất nhưng phía sau thì chúng lại đi thông đồng với ngoại bang để bóc lột họ.

Người dân họ muốn lập quốc để họ có thể được hòa bình và tự do, chứ họ không thể vì thống nhất tổ quốc mà đi bắn giết chính đồng bào mình. Chủ trương chiến tranh để thống nhất đất nước dưới sự cai trị của VC đó chỉ là mục tiêu của bọn cai trị VC. Xin đừng gán ghép tham vọng man rợ đó cho người dân VN. Cần phải phân biệt ước mơ đích thực của người dân là hòa bình, tự do và hạnh phúc; còn vì ước mơ thống nhất tổ quốc để người VN phải chém giết lẫn nhau và để sau khi thống nhất tổ quốc họ phải bỏ trốn tổ quốc để đi tìm tự do thì đó không phải là ước muốn của dân VN đâu. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền của chính quyền VC. Dứt khoát là như vậy, sử VC gọi cuộc chiến tranh đó là nối tiếp việc GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

Dao cong Khai 72.130.79.56 07:20, 28 tháng 8 2006 (UTC)


  • DCK

Tôi lợi dụng tuyên truyền chính trị ở chỗ nào. Nếu đây là một trang web chỉ hạn chế nói chuyện một chiều thì đó là quyền của quý vị. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng dân VN họ không coi chiến tranh là hành động bắt buộc phải làm để thống nhất đất dưới sự cai trị của đảng CSVN, mà chiến tranh chỉ là con đường do đảng CSVN chủ trương. Tôi không đồng ý với tự điển này ở điểm đó. Tôi là dân nên tôi biết dân VN không bao giờ muốn chiến tranh, cho dù đó là cuộc chiến để thống nhất đất nước. Chúng ta phải phân biệt rõ giới chính trị gia VN và người dân VN. Chính trị gia thì thường mang những khẩu hiệu độc lập và thống nhất đất nước ra để che đậy cho những tham vọng bỉ ổi phía sau của mình.

Anh theo bên nào hay không theo bên nào thì tôi cũng không có ý kiến về điều đó. Ý kiến của tôi là muốn nói lên số phận của người dân. Dân người ta không muốn theo bên nào cả, nhưng họ lại là nạn nhân chính của chiến tranh và hận thù. Bản chất dân VN là yêu nước nhưng họ lại bị các phe lợi dụng vào cuộc chiến tranh tương tàn và phân hóa đó. Cần phải bàn tới cái nguyên nhân chứ không thể chỉ bàn tới những sự thể hiện. Khi đã chiến tranh rồi thì người ta bắt buộc phải bắn, nếu tôi không bắn anh thì chắc chắn tôi sẽ bị anh bắn.

Quý vị nói rằng nếu tổng tuyển cử thì chắc chắn CS sẽ thắng. Vậy tôi xin hỏi quý vị, có thực sự dân ở cả hai miền thích và ủng hộ chế độ CSVN không? Đến bây giờ thì chắc chắn những cán bộ VC cũng phải chấp nhận là KHÔNG. Như vậy nghĩa là VC sẽ thắng cuộc tổng tuyển cử đó bằng lường gạt và khủng bố, hăm dọa người dân để 99% họ bỏ phiếu cho CS... Quý vị biết như vậy thì quý vị còn đặt vấn đề tổ chức tổng tuyển cử để làm gì? Phải chăng để tuyên truyền cho VC? Ngay chính những cán bộ đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như Trương Như Tảng, Dương Quỳnh Hoa... hay chính những cán bộ cao cấp CS Hà Nội như Bùi Tín, Hoàng Minh Chính... bây giờ mới ý thức được mình bị lường gạt thì huống chi những người nông dân sao họ tránh khỏi bị lường gạt để rồi họ phấn khởi bỏ phiếu cho VC. Không hiểu những kẻ cứ nhắc tới việc tổng tuyển cử đó, họ muốn đặt giá trị thống nhất đất nước VN trên hạnh phúc và tự do của người dân hay họ đặt giá trị đó trên sự lường gạt và khủng bố? (tôi dùng danh từ "khủng bố" rất là đích xác với cái thời chuẩn bị tổng tuyển cử đó của VC)

Người dân VN họ phải sống giữa hai lằn đạn đối diện nhau, và họ là nạn nhân nhiều nhất. Trong số họ, ai cũng ước mơ thống nhất tổ quốc cả; nhưng quý vị nói rằng không còn con đường nào khác để thống nhất đất nước ngoại trừ chiến tranh thì điều đó tôi không nghĩ đó là ý nguyện của người VN đâu. Chỉ có những kẻ tham vọng chính trị mới hành động man rợ như thế!

Khi người ta biết rằng VC chỉ chuyên thủ tiêu và khủng bố thì người ta phải tìm cho chính họ một con đường nào an toàn hơn cho tương lai họ, cho dù họ phải theo Thực Dân Pháp, theo Mỹ Ngụy; cho dù hành động đó bị xã hội coi là phản quốc, phản động, tai sai...Đó là con đường bắt buộc của người dân, đừng dựa vào đó để gán ghép họ là những người theo Ý Thức Hệ nào cả. Họ không thích VNCH nhưng họ vẫn theo VNCH vì VNCH nó chống cộng và diệt cộng! Muốn trị chất sút thì phải có acid chứ nước lã thì làm sao diệt được.

Cựu thủ tướng VNCH Trần Văn Hương là một dẫn chứng. Ông ta là một người ái quốc, đã từng theo Việt Minh vào chiến khu kháng chiến, nhưng sau khi thấy được bộ mặt lường gạt của Việt Minh thì ông trốn về phục vụ cho phe Quốc Gia. Mặc dù ông cũng chẳng ưa gì phe Quốc Gia, nhưng để chống cộng ông đã buộc phải chọn con đường đó và ông đã sống chết với tổ quốc, không bỏ nước ra đi. Đến khi VC "trả quyền công dân" cho ông ta, thì ông ta nói "tôi không dám nhận cái đó, vì còn nhiều chiến sĩ dưới quyền tôi còn bị tù trong trại cải tạo và chưa được cái đó thì làm sao tôi dám nhận cái đó"

Dao cong Khai 72.130.79.56 08:28, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Wikipedia không phải là nơi để tuyên truyền cho các tư tưởng chính trị, không phải chỗ cho các quan điểm cá nhân. Nội dung thảo luận của Dao Cong Khai ngày càng lộ rõ sự lợi dụng Wikipedia cho các mục đích chính trị. Xin xem Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. Tmct 07:42, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Bây giờ tôi xin bàn về phía Mỹ.

Danh từ Mỹ, có rất nhiều khác biệt khi bàn về chiến tranh VN. Người Mỹ khác với nước Mỹ, và chính phủ Mỹ khác với lính Mỹ, xã hội Mỹ khác với các chính trị gia ở Mỹ. Giới trẻ Mỹ cũng khác hẳn với bọn tài phiệt và bọn Mafia làm giầu bằng cách gây chiến tranh của Mỹ. Chính số phận của đất nước VN trong thời chiến tranh đã bị quyết định bởi bọn này. Đó là bọn tỷ phú Do Thái đã và đang điều khiển chính trị ở Mỹ từ chiến tranh VN cho tới ngày nay. Mỹ muốn thua VC ở VN để nó có đủ vị thế nuôi bọn Do Thái gây những sóng gió ở Trung Đông. Lý do đơn giản là vì mỏ dầu của VN không bằng số lẻ ở Trung Đông.

Về phía chính phủ Mỹ, rõ ràng nó bị chi phối bởi nhiều phía. Nó bị chi phối bởi dư luận quốc tế, bởi dư luận Mỹ, bọn phản chiến ở Mỹ, bởi các phe phái chính trị kình chống nhau trên đất Mỹ, bởi các phong trào đấu tranh trong xã hội Mỹ thời thập niên 60's đó, bởi cường độ cuộc chiến ở VN và bởi cường độ chạy đua chiến tranh của bọn Nga, Tàu nữa. Mỹ nó khôn hơn VNCH nhờ máy móc tối tân, còn về chiến tranh tâm lý và chiến lược thì nó ngu hơn cả VC lẫn VNCH; nó càng ngu hơn cả Nga lẫn Tàu (trong chiến tranh VN) cho nên nó đã ký hiệp định Geneve về Lào năm 1962 chỉ vì sợ không dám đối đầu với Nga Tàu về quân sự ở Đông Dương.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ nó muốn hòa bình. Bọn tài phiệt ở Mỹ thời Đệ Nhị Thế Chiến nó sống bằng chiến tranh, dân ở nơi khác trên thế giới càng đau khổ bao nhiêu thì bọn nó càng giầu bấy nhiêu. Những hàng nó sản xuất được chính phủ Mỹ mua hết để chở đi "viện trợ", vũ khí nó sản xuất không kịp đáp ứng cho phiếu đặt hàng của chính phủ Mỹ. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, bọn nó cần ép chính phủ Mỹ dính líu vào các cuộc chiến tranh khác để giải quyết những vũ khí tồn đọng sau Đệ Nhị Thế Chiến. Hơn nữa Mỹ cần môi trường để thử những vũ khí mới, chiến trường VN là vị trí quá lý tưởng để Mỹ làm điều đó. Máy bay F111 đã được Mỹ đưa sang VN thử nghiệm rồi mang về nước. Mỹ còn cần dùng các vị trí chiến lược ở khắp thế giới để lập căn cứ quân sự để kiểm soát an ninh cho nước Mỹ. Do đó dù chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam không chấp nhận cho Mỹ đưa quân đội sang chiến đấu chống VC và lập căn cứ quân sự của Mỹ ở Miền Nam thì Mỹ cũng cố gắng gây ra vụ Phật Giáo để giết chết TT Diệm, người đã quyết tâm không cho Mỹ đem quân và lập căn cứ quân sự ở miền Nam.

Đối với lính Mỹ chiến đấu ở miền Nam thì cuộc chiến đấu chống VC ở VN của họ la CUỘC CHIẾN ĐẤU LÝ TƯỞNG. Là vì họ hy sinh vô vị lợi, họ lìa bỏ cuộc sống sung sướng, đầy đủ và hạnh phúc ở Mỹ để sang chiến đấu cho tự do của người dân miền Nam VN. Họ biết nước Mỹ chẳng lợi lộc gì trong chiến tranh VN, nhưng họ hiểu họ hy sinh là vì quyền lợi của người dân miền Nam được tự do hạnh phúc, thoát nạn độc tài CS. Nhưng chính phủ và dư luận chính trị Mỹ vì quyền lợi riêng tư nên cuối cùng đã phản bội lại lý tưởng đó của họ, nên họ bị shock. Người dân miền Nam chúng tôi rất tri ơn sự hy sinh của lính Mỹ.

Đối với bọn phản chiến Mỹ, thì họ là những kẻ đầu cơ chính trị. Một số những kẻ chỉ là sinh viên và thường dân ngày xưa theo họ thì nay người ta đã hỗi hận vì bị họ lường gạt. Vụ tấm ảnh thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan là một điển hình. Đa số dân Mỹ ủng hộ bọn phản chiến là vì tâm lý họ sợ chiến tranh và thân nhân của họ được gửi sang chiến đấu ở VN sợ bị chết; cho nên họ dễ nghe lời lường gạt của bọn phản chiến để chống chiến tranh VN. Nếu chiến tranh VN xẩy ra sau vụ 911 vừa qua ở Mỹ thì chắc chắn họ se không dễ dàng bị lường gạt như thế. Đến khi dân Mỹ nhìn thấy những người Di Tản và Tị Nạn VN chạy sang Mỹ thì họ có đổi cách suy nghĩ thì cũng quá muộn rồi.

Đối với giới chính trị gia và bọn tài phiệt ở Mỹ thì chiến tranh VN là một cơ hội để bọn chúng giành giật thế lực và bôi nhọ lẫn nhau. Do đó chính quyền cai trị ở Mỹ đã bị động và phải bỏ cuộc, không dám theo đuổi chiến tranh.

Đối với giới chức quân sự và chiến lược của Mỹ, họ chủ quan tưởng rằng dễ dàng chiến thắng VC nên họ đem quân sang VN với mục tiêu ngắn hạn là trong vòng 2 năm sẽ đuổi sạch du kích quân VC ra khỏi miền Nam. Họ tự ái không rút những kinh nghiệm xưa của thực dân Pháp và những kinh nghiệm của lính VNCH. Họ tự tin vào sức mạnh khoa học kỹ thuật của họ mà bỏ rơi yếu tố quần chúng. Chính sự đóng quân của họ ở VN đã làm cho họ bị cô lập về chính trị ngay trên đất Mỹ của họ.

Về chiến lược. Mỹ chủ trương phòng thủ miền Nam VN chứ không chủ trương tiêu diệt VC và CS Bắc Việt. Bởi không chủ trương tiêu diệt VC mà chỉ lo bẻ gẫy những cuộc xâm lăng của chúng, thì biết đến bao giờ Mỹ mới đạt mục tiêu trong khi CS Bắc Việt là bọn hiếu chiến và quyết tâm xâm chiếm miền Nam. VC nó nẵm được chiến lược đó của Mỹ nên nó cứ cầm cự và quấy nhiễu cho đến khi Mỹ bỏ cuộc. Cuộc hòa đàm Paris kéo dài 4 năm là vì lý do đó.

Chiến tranh của Mỹ ở VN là cuộc chiến tranh quy ước. Quân đội Mỹ chỉ được hạn chế xử dụng những vũ khí được bộ quốc phòng cho phép, không quân Mỹ chỉ hạn chế oanh tạc những căn cứ quân sự được Ngũ Giác Đài chấp thuận. Sở dĩ máy bay Mỹ bị bắn rơi nhiều ở Bắc Việt là vì sự nhút nhát của bộ quốc phòng Mỹ. Mỹ biết tất cả mọi căn cứ hỏa tiễn SAM của Nga khi nó đang được thiết lập ở Bắc Việt, nhưng không dám cho không quân tiêu diệt những căn cứ đó vì sợ chết các chuyên viên Nga Sô trong đó. Chờ đến khi các chuyên viên Nga về nước thì hỏa tiễn đó đã xử dụng được và nó bắn hạ nhiều máy bay Mỹ. Mỹ vừa hiếu chiến (mở rộng chiến tranh ra miền Bắc) vừa nhút nhát nên làm sao thắng nổi VC?

Thực tế là Cộng Sản Bắc Việt chỉ căm thù những người Mỹ yêu chuộng tự do dân chủ chứ không căm thù tất cả chính quyền Mỹ. Họ coi bọn Harriman (trưởng phái đoàn Mỹ trong hội nghị Paris và là người đề nghị hiệp định Geneve về Lào 1962), và Kissinger (một tên tài phiệt Do Thái)... là những ân nhân của họ. Chính Kissinger đã từng cay cú tuyên bố với TT Thiệu rằng "Tôi thuyết phục phe CS Hà Nội dù sao cũng còn dễ dàng hơn thuyết phục ông".

Người tị nạn được sang định cư ở Mỹ là nhờ lòng nhân đạo của NHÂN DÂN MỸ, XÃ HỘI MỸ, VÀ CÁC HỘI TỪ THIỆN Ở MỸ. Chính phủ Mỹ sau chiến tranh họ giúp đỡ người tị nạn VN là nhờ áp lực của các tổ chức nhân đạo quốc tế, những nghị sĩ dân biểu nhân đạo trong quốc hội Mỹ đã ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Mỹ. Nhưng bản chất của chính phủ Mỹ thì vẫn là bản chất cũ. Nó và VC đều là những kẻ thù của người VN, cho nên những bọn "mạt cưa, mướp đắng" đó dễ dàng quan hệ nhiều với nhau. Tất cả là vì tiền.

Lúc đầu Mỹ (chính phủ Mỹ) định dùng quân sự để chiến thắng ở VN; chiến thắng nghĩa là phòng thủ hoàn hảo vùng đất VNCH. Nhưng từ khi ngồi vào bàn hội nghị Paris nghĩa là ước mơ đó của Mỹ đã tan thành mây khói rồi. Lúc đó mục tiêu của Mỹ là dùng chính trị để quan hệ với Tàu, bán rẻ VNCH cho VC để Tàu có thể gây ảnh hưởng sang. Và lịch sử đã diễn tiến như vậy. Đến nay sau khi CS Nga xụp đổ, Mỹ có ưu thế ở Âu Châu thì nó bắt đầu có ý định quay trở lại VN để giành mồi với thằng Tàu. Số phận của VNCH đã bị Mỹ bán đứng nơi hiệp định Paris (1973).

Trong cùng một phe, nhưng chính phủ Mỹ chiến đấu chống VC với mục đích riêng của nó (để phô trương thanh thế của Mỹ bảo vệ "thế giới tự do", và để bành trướng, lập căn cứ quân sự ở vùng Đông Dương, và để tìm môi trường thử võ khí); còn VNCH chiến đấu là để bảo vệ tự do hạnh phúc cho nhân dân miền Nam. Do khác biệt mục đích đó nên mới có cuộc đảo chính TT Diệm năm 1963. Người dân miền Nam thì không còn đường nào chọn lựa, phải theo Mỹ Ngụy, bởi vì chúng tôi thà làm tôi mọi cho Mỹ còn hơn "làm chủ" dưới chế độ CS Bắc Việt.

Đào Công Khai 72.130.79.56 18:33, 15 tháng 9 2006 (UTC)

Thưa ông Đào Công Khai ông nói rằng "Mỹ muốn thua VC ở VN..." vậy các ông chỉ là con rối của rạp hát mà Mỹ đã dựng lên thôi sao, không có quyền gì cả à? Thắng thua là chuyện của Mỹ sao? Vậy mà các ông hô hào người dân tin dưới chế độ của các ông sẽ tự do hạnh phúc trong khi các ông còn không thể định đoạt được số phận của mình. Ông cho rằng Mỹ lo cho mỏ dầu Trung Đông sao? vậy tại sao lại nhúng tay vào cuộc chiến lâu đến vậy, đến gần 30 năm, phải chăng các chính trị gia Mỹ quá ngốc để nhận diện một vấn đề mà phải mất đến chừng ấy thời gian, hay là ông đã không thấy được hết vấn đề ở Việt Nam. Bán đảo Đông Dương có một vị trí chính trị, kinh tế vô cùng thận lợi mà Việt Nam là nước nổi bật nhất. Từ Việt Nam có thể ngó lên Trung Quốc (Mỹ lại vô cùng muốn có đồng minh để răng đe TQ (cũng đang sở hữu vũ khí hạt nhân)), từ Việt Nam mở ra cánh cửa vào Đông Nam Á và TQ, quá thuận lợi cho nền kinh tế Mỹ vốn bị Nhật và Tây Âu dần dần lấn lướt, có vịnh Cam Ranh được xem là kín đáo nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương 1 địa điểm đáng mơ ước cho Hải quân Hoa Kỳ... còn nhiều nguyên nhân khác nữa thưa ông không chỉ là vì dầu mỏ, chỉ vì mấy thùng dầu mà Mỹ (con cáo già của Thế giới) phải chịu thiệt đổi bằng máu của mình sao?