Thảo luận:Dương Đình Nghệ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 tháng trước bởi Dangquynhle trong đề tài Bài viết

Thái hậu Dương Vân Nga[sửa mã nguồn]

203.160.1.36 viết: "con của Dương Tam KHa là dương thị , là hoàng hậu họ Dương nổi tiếng - người đã mời Lê Hoàn lên ngôi ". Tôi không tìm thấy lai lịch của bà Dương Vân Nga, bạn 203.160.1.36 hoặc ai biết xin trích dẫn nguồn. (Tôi chỉ biết em gái (có sách chép là chị) của Dương Tam Kha là hoàng hậu của Ngô Quyền). Avia (thảo luận) 01:32, ngày 21 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có trang này nói về chuyện đó. Tôi sẽ sửa lại--Docteur Rieux 16:00, ngày 22 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đinh Bộ Lĩnh?[sửa mã nguồn]

"Dương Đình Nghệ, tập hợp hơn 3.000 người làm vây cánh ở làng Giàng, Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), trong đó có Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Phạm Cự Lạng..." Tôi nghĩ rằng vào thời điểm Dương Đình Nghệ khởi nghĩa thì Đinh Bộ Lĩnh đang còn nhỏ tuổi (sinh năm 924) nên không thể tham gia vào nghĩa quân của Dương Đình Nghệ được. Ở đây, theo tôi nghĩ là bố của Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Công Trứ, có một thời theo làm nha tướng của Dương Đình Nghệ. dple 14:31, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi thấy dple nói có lý. Đề nghị thành viên nào đưa ra thông tin kia xem xét lại. Tmct 14:42, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lê Hoàn, Phạm Cự Lạng còn ít tuổi hơn nhiều--Docteur Rieux 15:00, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thông tin[sửa mã nguồn]

Sử liệu về Dương Đình Nghệ không có nhiều, những gì bài viết này nêu, tôi cho rằng khá đầy đủ, không còn là bài sơ khai nữa.--Trungda 03:34, 8 tháng 11 2006 (UTC)

Thảo luận chỗ nào?[sửa mã nguồn]

Bạn 58.187.85.137! Hình như bạn mới tiếp cận website này. Thảo luận có chỗ riêng, không nên ghi vào bài viết.--Trungda 11:11, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bình luận[sửa mã nguồn]

Việc đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là trận đọ sức đầu tiên bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Hoa, dù chỉ là một nước cát cứ, kể từ khi tách ra khỏi tay người phương Bắc dưới thời họ Khúc. Quan trọng hơn, đó là việc giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải "phòng thủ, kháng chiến" trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang.

Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu.

Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng việc ông nhận quá nhiều con nuôi là bắt chước theo lối của người phương Bắc thời Ngũ Quý lúc bấy giờ, để gây thành họa phản bội của Kiều Công Tiễn. Tuy nhiên nhận xét như vậy có phần phiến diện.

Việt Nam, với tên gọi "Tĩnh Hải quân" lúc đó, dù đã thoát khỏi tay người Bắc, nhưng dưới thời họ Khúc trước đây và cả nhà Ngô sau này, vẫn có nhiều biểu hiện của sự chia rẽ giữa các địa phương, chưa thần phục chính quyền trung ương (điển hình là các cuộc làm loạn của Chu Thái, ở thôn Đường, Nguyễn thời Ngô). Việc làm của Dương Đình Nghệ để cố kết lòng người, tập hợp những hào kiệt giỏi nhất lúc đó từ các địa phương (Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn...) là cần thiết. Ông đã lấy tình cha con để ràng buộc họ. Việc làm của ông không thể coi là "thái quá" và sai lầm, bởi trong 3.000 người ông nhận làm con nuôi, cũng chỉ có một mình Kiều Công Tiễn phản bội ông, và theo một số nguồn tài liệu, ngay cả trong Kiều tộc cũng nhiều người phản đối hành động đó của Công Tiễn (xem chi tiết bài Kiều Công Tiễn). Các nhân tài mà ông đào tạo, trọng dụng như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ về sau đều trở thành những trụ cột trong chính trường Việt Nam thế kỷ 10.

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập.


Tôi chép phần Bình luận của bạn nào đó vào đây, tôi nghĩ bạn rất nhọc công viết bài Bình luận trên, nhưng nếu không có nguồn gốc thì tôi e là không thể giữ được trong bài.

Nguoiachau (thảo luận) 23:29, ngày 26 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Dương Đình Nghệ (874 - 937) quê Bắc Ninh[sửa mã nguồn]

Dương Đình Nghệ (874 - 937) Dương Đình Nghệ sinh ngày 10 tháng 10 năm Giáp Ngọ (874) là con thứ 2 của Dương Đình Thiện ở Long Vỹ, châu Cổ Pháp, Từ Sơn, Bắc Ninh.năm 894 di cư về làng Dương Xá Châu Ái,nay thuộc xã Thiệu Dương, Thiệu Hóa,Thanh Hóa.như ta thấy ở trên rõ ràng Dương Đình Nghệ sinh năm 874(giáp ngọ) ở Bắc Ninh sau rời ra Thanh Hóa .mà chốt lại lên cho Dương Đình Nghệ là người Bắc Ninh Bạn Tuấn Minh đâu rồi Dương Đình Nghệ sinh năm 874 sao không cho vào nhỉ8.37.225.83 (thảo luận) 03:00, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vớ va vớ vẩn. 2001:EE0:520A:C420:103E:E955:3FCF:443E (thảo luận) 02:37, ngày 5 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bài viết[sửa mã nguồn]

Sử liệu ít nhưng đây là nhân vật quan trọng với lịch sử nước Việt chúng tôi, nên cần biên tập thật kĩ. Mong các bạn hiểu, không làm khó khăn gì. Lịch sử Việt Nam chúng tôi rất hay, phỏng ạ? Dangquynhle (thảo luận) 02:03, ngày 9 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời