Thảo luận:Dương Tam Kha

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

「楊三哥」的真實姓名[sửa mã nguồn]

我是使用漢字的台灣人,請問「楊三哥」(「楊主將」)的真實姓名是不是「楊紹洪」?因為「楊三哥」(「楊主將」)這個姓名非常奇怪。--61.228.143.160 14:12, ngày 7 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo người Đài Loan này thì Dương Tam Kha tên thật là Dương Thiệu Hồng (楊紹洪) (???) --Bring Vietnam to the world 18:32, 10 tháng 9 2006 (UTC)
我認為Dương Tam Kha(楊三哥)的本名應該是Dương Thiệu Hồng(楊紹洪),理由是依照中國史書《宋史》(Tống Sử)的記載。至於Dương Tam Kha或Dương Chủ Tướng(楊主將)的稱呼,並不是他正式的姓名。--影武者 08:29, 18 tháng 11 2006 (UTC)

Dương Tam Kha là anh hay em trai Dương hậu?[sửa mã nguồn]

Theo tôi, Tam Kha là anh của Dương hậu. Có 2 căn cứ:

1/ Sách Thiên Nam ngữ lục ghi rõ điều này (xem chi tiết bài Ngô Quyền)

2/ Xưa kia gọi họ hàng theo kiểu Trung Quốc: bên nội thì anh bố gọi là bác (bá), em trai bố gọi là chú (thúc), nhưng (người Hoa, rất lạ là) bên ngoại thì dù anh hay em trai của mẹ đều gọi bằng cậu (cữu) (thêm nữa, em gái hay chị gái mẹ cũng đều là "dì"). Do đó có thể Tam Kha được gọi là "cậu" của Xương Ngập và Xương Văn dù ông là anh hay em của Dương hậu, bởi thế các sách sử đã "lúng túng" không dám khẳng định ông là em hay anh của Dương hậu.

Kết hợp 2 dữ liệu trên thì Tam Kha là anh Dương hậu và vẫn được Xương Ngập, Xương Văn gọi bằng "cậu". Chỉ có người Việt hiện đại mới gọi rõ ràng: bất kể anh hay chị của bố hay mẹ đều gọi là "bác", còn em của bố và mẹ mới phân biệt: "chú", "cậu", "dì", "cô". Cũng như trường hợp con trâucon bò, người Hoa đều gọi duy nhất 1 từ "ngưu", trong khi cả tiếng Việt và tiếng Anh đều phân biệt rõ 2 con vật này!--Trungda 17:21, ngày 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Làm rõ chút: Cái "người Việt hiện đại gọi rõ ràng" như Trungda nói chỉ là người Việt ở miền bắc thôi, không rõ là từ bao giờ. Còn người Việt từ miền Trung trở vào (ít nhất là từ Quảng Trị, Thừa Thiên vào) vẫn giữ đúng lối gọi như thời xưa. Avia (thảo luận) 04:15, ngày 21 tháng 9 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Có nên tạo dẫn chiếu thành bài khác cho các tướng phương Bắc?[sửa mã nguồn]

Trong bài viết có tạo móc dẫn chiếu cho các viên tướng phương Bắc như Lý Tiến, Lý Khắc Chính, tôi cho rằng không cần thiết vì ngoài việc bị thua ở Việt Nam, các tướng này chẳng làm nên "trò trống" gì lớn ở phương Bắc nữa. Nên tôi bỏ dẫn chiếu bài khác của hai người này đi.

Với các tướng phương Bắc sang, chỉ những trường hợp đặc biệt, có nhiều hoạt động nổi bật, có mức ảnh hưởng ở Việt Nam, như Cao Biền, Sĩ Nhiếp chẳng hạn; hoặc nếu không thì cũng phải nổi danh ở phương Bắc, như Trần Bá Tiên sau lật đổ nhà Lương lên thay chẳng hạn; khi đó mới đáng tạo móc để dẫn chiếu thành bài riêng.

Tôi cho rằng các trường hợp của Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống, Liễu Thăng, Hầu Nhân Bảo, Trần Khâm Tộ, Quách Quỳ, Triệu Tiết... cũng đều không đủ "độ lớn" để thành bài ngoài những chiến bại ở chiến trường Việt Nam. Trường hợp, có ai biết thêm về hành trạng gì đáng kể của họ ở "quê nhà", đại quốc phương Bắc mà đáng để thành bài thì hãy tạo dẫn chiếu và viết bài luôn cho mọi người cùng biết.--Trungda 18:44, ngày 28 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần nhận định nghiêm khắc hơn về Dương Tam Kha[sửa mã nguồn]

Theo tôi, phần nhận định có ý bênh vực họ Dương. Xét theo cả tình lẫn lý thời phong kiến, việc làm tôi mà cướp ngôi của vua, làm chú mà cướp ngôi của cháu, rõ ràng là không thể chấp nhận. Còn chuyện họ Dương nhận Xương Văn làm con nuôi không phải là có ý trả ngôi lại cho họ Ngô (xin lỗi, chẳng có ông vua nào tự nguyện “trả ngai vàng” cho người khác bao giờ), đó chẳng qua là màn kịch để lừa mị thiên hạ hòng xóa bớt cái tiếng thoán nghịch mà thôi. Tội của họ Dương không chỉ là tội phản nghịch mà còn gây đại họa cho quốc gia, vì chính y đã tạo ra thời cơ cho các sứ quân nổi dậy tàn phá đất nước. Tóm lại vai trò của y giống hệt Đổng Trác thời Tam Quốc bên Tàu (dĩ nhiên là y không đến nỗi giết người như ngóe như họ Đổng). Tôi hoàn toàn đồng ý với sử gia Lê Văn Hưu, quyết định tha chết cho họ Dương của vua Ngô là một sai lầm lớn, ít nhất là đối với họ Ngô, vì chính họ Dương sau này đã gả con gái và hậu thuẫn cho Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, chấm dứt sự cai trị của họ Ngô. 203.162.3.148 (thảo luận) 01:24, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)HSA[trả lời]

Có vẻ như bạn 203.162.3.148 chưa tìm hiểu hết về cuộc đời Dương Tam Kha cũng như toàn bộ tình tiết mà bài viết đã đề cập và những tình tiết khác, đề cập trong các bài viết liên quan, như Dương Vân Nga, Ngô Quyền, Ngô Xương NgậpDương hậu. Bởi sử viết sơ sài nên phải tham chiếu từ nhiều nhân vật và sự kiện chỉ gián tiếp liên quan mới nhìn ra chân dung toàn diện của một người. Dương Tam Kha vốn là người hiếm muộn hoặc không con. Bà Dương Vân Nga, đã có giả thuyết nói rằng cũng chỉ là con người anh Dương Nhị Kha của ông mà ông nhận làm con gái nuôi. Không con nên mới phải nhận cháu làm con. Còn truyền cho ai được nữa mà chẳng làm động tác "sẽ trả ngôi"? Việc đó để vừa được yên thân khi nằm xuống, vừa để lại tiếng "nhân đức", "không tham". Dĩ nhiên là có màu sắc chính trị trong đó. Không con thì truyền cho cháu, nhưng cháu nào? Xương Văn là cháu ruột (con của em/chị ruột), chẳng hơn Xương Ngập con người ta ư? Xương Văn khiêm nhường, nhân hậu, chẳng hơn Xương Ngập nhỏ nhen, hống hách ư? Nhận định đã đề cập cả những chuyện đó. Sống với nhau nhiều năm, hẳn Tam Kha quá hiểu bụng dạ 2 người cháu mình. Thực tế đã chứng minh ông đúng. Có Xương Văn làm lá chắn sau này, nên lúc bị lật đổ, ông vẫn được trọn vẹn làm Chương Dương công tới cuối đời.
Tôi có cảm giác rằng bạn nhìn Tam Kha theo quan điểm khe khắt của các sử gia phong kiến. Bạn so ông với họ Đổng nhưng cũng đã nhận ra việc ông không hay tàn sát như họ Đổng, vậy thì ông cũng đã nhân đức hơn họ Đổng đấy chứ. Hiển nhiên, ông là quyền thần rồi, nhưng rõ ràng có những điểm không giống Đổng Trác. Kể cả khi làm Chương Dương Công, ông cũng yên phận cho tới già, chứ không chạy sang cầu viện Nam Hán như Kiều Công Tiễn. Có so trước, nhìn sau mới càng hiểu điều như người Trung Hoa từng nói: Phê cổ nhân dễ, làm được như cổ nhân mới khó.--Trungda (thảo luận) 02:05, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hừ, “làm được như cổ nhân mới khó”! Tất nhiên, chuyện cướp ngôi của cháu, đem quân mấy lần đuổi theo truy sát cháu, dễ gì có ai làm được! “Trả ngôi”, nói nghe dễ quá. Vậy nếu DTK có con trai, y có chịu “trả ngôi” cho họ Ngô không? Còn khuya! Tại sao sau khi cướp ngôi y không dám giết sạch họ Ngô? Vì sợ các tướng nổi loạn. Tại sao sau khi mất ngôi y chịu nằm im, chết già? Vì bao nhiêu vây cánh đã bị chặt hết rồi, còn làm gì được nữa. Đơn giản thế thôi. Tóm lại một kẻ ăn cướp bất kỳ cái gì của cháu ruột của mình thì chắc chắn không thể là người khá được, huống hồ là cướp ngôi. 203.162.3.148 HSA.


Các bạn viết không có nguồn gì cả, viết như thế ai đối chiếu được lời các bạn viết ?

Thật lòng, tôi không hiểu, chắc cũng hơn 30, 40 cả rồi, sao làm việc không đến nơi đến chốn thế ? Làm gì cũng phải đúng với quy trình, với luật, cứ làm tàm tổ tàm tiên, nói nhiều mà không có tự trọng gì cả. Bó tay.Nguoiachau (thảo luận) 01:49, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]