Thảo luận:Tập đoàn FPT

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:FPT)

Trong bài viết có đoạn nói "FPT là công ty công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam". Không biết thông tin trên được lấy từ nguồn nào? Nếu không có tôi sẽ bỏ phần đó đi. -- Trần Đăng Khoa (Thảo luận) 06:03, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

  • FPT, hãng IT lớn nhất Việt Nam... [1] (Vietnamnet, của VASC)
  • Sau 15 năm, FPT đã trở thành công ty tin học số 1 của Việt Nam. [2] (báo Kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại)

...Giới thiệu trung tâm phần mềm của công ty FPT, công ty CNTT lớn nhất Việt Nam. [3] (Mạng Quảng bá Danh bạ Doanh nghiệp) Avia (thảo luận) 06:50, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn các nguồn thông tin của bạn. -- Trần Đăng Khoa (Thảo luận) 09:20, ngày 21 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Hai link died, 1 link nặng quảng cáo, không có số liệu khách quan!

Lịch sử[sửa mã nguồn]

Công ty Cổ phần FPT (FPT Corporation), thành lập ngày 13/09/1988, đã liên tục phát triển và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam.


Về kinh doanh: Kết thúc năm tài chính 2009, với những nỗ lực trong kinh doanh, quản trị, doanh số toàn tập đoàn đạt mức 18.751 tỷ đồng (tương đương trên 1 tỷ USD), đạt 109,8% kế hoạch đề ra, tăng 11,6% so với năm 2008.

Lãi trước thuế đạt trên 1.702,2 tỷ VND, vượt 12,3% so với kế hoạch năm và tăng 37,3 % so với cùng kỳ năm 2008. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 1.061,8 tỷ VND, so với năm 2008 đã tăng 17,3%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân là 7.486,5 đồng trên một cổ phiếu, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2008.


Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của FPT như: Tích hợp hệ thống; Xuất khẩu phần mềm; Viễn thông; Đào tạo và Phân phối sản phẩm công nghệ viễn thông vẫn đạt được kết quả tích cực.

Các lĩnh vực này đã hoàn thành kế hoạch đề ra về lợi nhuận trong năm 2009 lần lượt là 108%; 87,5%; 101,9%; 102,8% và 105,1%.

Về nhân sự: Tính tới 31/12/2009, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại FPT đã đạt tới con số 10.163

Về cơ cấu tổ chức: FPT hiện có:

- 11 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group); Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Đại học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land); Công ty Cổ phần FPT Visky.

-3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities), Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital ), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong,

- Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng

Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:

- Xuất khẩu phần mềm

- Tích hợp hệ thống

- Giải pháp phần mềm

- Dịch vụ nội dung số

- Dịch vụ dữ liệu trực tuyến

- Dịch vụ Internet băng thông rộng

- Dịch vụ kênh thuê riêng

- Điện thoại cố định

- Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông

- Sản xuất và lắp ráp máy tính

- Dịch vụ tin học

- Giải trí truyền hình

- Lĩnh vực giáo dục-đào tạo

- Đào tạo công nghệ

- Dịch vụ tài chính-ngân hàng

- Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản

- Nghiên cứu và phát triển

FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm.

Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.

Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng.


Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames…


Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003..

Tên tiếng Anh[sửa mã nguồn]

Bài này có câu "tên giao dịch: The Corporation for Financing and Promoting Technology", đây có phải là tên thật của công ty này không? Vì trong tiếng Anh nó có thể là tên của bất cứ công ty nào làm cái việc Financing and Promoting Technology. Mekong Bluesman 00:57, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đó đúng là tên giao dịch quốc tế của FPT. Thực ra nó không quan trọng, vì họ đặt tên cốt sao giữ lại 3 chữ tắt FPT. (Ban đầu FPT là The Food Processing Technology Company, tên tiếng Việt là Công ty Công nghệ Thực phẩm). Avia (thảo luận) 03:42, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tên tiếng Việt chính thức của FPT vẫn là Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ chứ có phải là Công ty cổ phần FPT như ở đầu bài nói đâu? Newone (thảo luận) 10:11, ngày 7 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đính chính lại số thanh viên và tên thành viên sáng lập FPT năm 1988[sửa mã nguồn]

Công ty FPT thành lập ngày 13/9/1988 và 14 thành viên ban đầu là::

1. Lê Vũ Kỳ - Cán bộ biệt phái của Viện năng lượng nguyên tử Quốc gia, năm 2008 rời khỏi chức vụ Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB.
2. Nguyễn Trung Hà - Cán bộ nghiên cứu Viện Cơ học - Viện Khoa học Việt nam
3. Đào Vinh - Cán bộ nghiên cứu Viện cơ học - Viện Khoa học Việt nam
4. Bùi Quang Ngọc - Giảng viên Đại học Bách khoa Hà nội
5. Nguyễn Thành Nam - Cán bộ Viện cơ học Việt Nam
6. Đỗ Cao Bảo - Đại úy, Cán bộ nghiên cứu Cục Tác chiến điện tử/ Bộ Tổng tham mưu- Bộ Quốc Phòng
7. Võ Mai - Đại úy, cán bộ nghiên cứu Viện Thiết kế Vũ khí/ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng- Bộ Quốc Phòng, hiện là Chủ tịch Công ty tin học HiPT
8. Phạm Hùng - Cán bộ nghiên cứu Viện Cơ học - Viện Khoa Học Việt nam
9. Lê Thế Hùng - Cán bộ nghiên cứu Viện Cơ học - Viện Khoa Học Việt nam
10. Nguyễn Chí Công - Cán bộ nghiên cứu viện Tính toán và Điều khiển- Viện Khoa học Việt Nam
11. Nguyễn Hồng Phan - Cán bộ nghiên cứu - Viện Cơ học Việt Nam
12. Nguyễn Văn Thăng - Cán bộ nghiên cứu Viện Cơ học Việt Nam
13. Lê Quang Tiến - Đại úy, Giảng viên Vật lý, Học viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ quốc phòng
14. Trần Đức Nhuận - Cán bộ Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy (LILAMA)- Bộ Xây dựng

Như vậy ban đầu là 14 người chứ không phải là 13. Sau đó anh Phan và anh Thăng nhanh chóng tách khỏi FPT nên có thể coi số thành viên chính thức đầu tiên của FPT chỉ là 12 người chứ không phải 13 như nhiều người vẫn nghĩ. Theo như danh sách công bố trước đây của wikipedia thì có đến 6 thành viên không phải là người sáng lập FPT bao gồm:

Hoàng Minh Châu,
Trương Thanh Thanh,
Hoàng Nam Tiến,
Nguyễn Điệp Tùng,
Trương Đình Anh,
Phan Ngô Tống Hưng,

Những người này vào FPT sớm nhất cũng phải từ năm 1990(Hoàng Minh Châu, Trương Thanh Thanh), còn lại thì muộn hơn nữa Hoàng Nam Tiến thì năm 1993 mới về đầu quân cho FPT cùng với Trần Quốc Hoài, Phạm Hồng Hải, Vũ Mai Hương.... - Trích sử ký 10 năm thành lập FPT 1988- 1998 - xuất bản tháng 9/1998 (Thiếu người quan trọng nhất Trương Gia Bình, các thông tin này không chính xác)

Không liên quan[sửa mã nguồn]

Có đoạn:... (con rể Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Đoạn này có cần thiết không? Lưu Ly 16:27, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tính chất quảng cáo[sửa mã nguồn]

Bài viết này toàn nói mặt tốt của FPT. Nó giống như làm một bài quảng cáo, nhưng chưa đến nổi phải đem ra xóa. Để bỏ tiêu bản cân được bổ sung:

  • Việc cổ phiếu Blue-chip của FPT bị rớt giá liên tục những tháng gần đây. Đến nỗi Bác Bình phải liên tục lên biện luận [4] [5]
  • Hội đồng quản trị ra luật có lợi cho cổ đông lớn.[6] [7]
  • Tập đoàn thành lập hàng loạt các công ty con bị báo chí liên tục đặt vấn đề[8]

Kick:MetoΜαγντφτερ 16:48, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần dưới đây vừa mang tính quảng cáo, không có dẫn chứng và không có tính bách khoa. Vietbio (thảo luận) 15:36, ngày 21 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Kinh doanh và lợi nhuận[sửa mã nguồn]

FPT được chào sàn chứng khoán với mức giá cao kỷ lục khi đó. Một trong những nguyên nhân chính là do FPT đã có được lợi nhuận rất cao (cổ tức 70 - 80%/ năm). Lợi nhuận của FPT cao là một điều hợp logic bởi:

  • Công ty được định hướng đúng. Chiến lược kinh doanh chuẩn mực.
  • Hệ thống quản trị tốt.
  • Mọi hoạt động của tập đoàn FPT luôn hướng tới lợi ích xã hội. FPT là công ty Việt Nam có đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động từ thiện

Mới nhìn thấy tên bài không thể ngờ đây là bài nói về FPT. Tôi nghĩ mọi người sẽ biết FPT là công ty gì nhiều hơn là tên chính thức khi đăng ký của nó. Nên đặt tính phổ biến lên hàng đầu để ai cũng có thể hiểu. Tân (trả lời) 06:38, ngày 10 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có lẽ bây giờ đổi tên bài được rồi, vì công ty đã thông báo xin ý kiến cổ đông để đổi tên chính thức là Công ty Cổ phần FPT. Việc xin ý kiến cổ đông hầu hết là được thông qua.Avia (thảo luận) 01:58, ngày 30 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]