Thảo luận:Hoàng Xuân Hãn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đánh giá[sửa mã nguồn]

Tôi xóa bỏ phần Đánh giá vì việc đánh giá là quyền của người đọc. Người viết chỉ nên viết về các phê phán, đánh giá... của các người khác. Mekong Bluesman 06:29, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi là người viết về phần đánh giá về ông Hoàng Xuân Hãn. Các đánh giá này không phải là ý kiến cá nhân mà chỉ lược lại những bài viết về ông mà tôi đã được đọc linhbach 07:03, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Nếy vậy thì linhbach nên viết theo kiểu theo X thì ông này là người tồi bại nhất thế giới, theo Y thì ông ta là thánh, theo W thì ông chưa trả tiền đã mượn.... Vì nếu không, người đọc sẽ nghĩ đó là ý kiến của người viết, hay ý kiến của toàn thể cộng đồng Wikipedia tiếng Việt. Mekong Bluesman 07:27, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Gần đây đánh giá xuất hiện trong hàng loạt bài viết :D. Muốn biết HXH có đóng góp gì, chỉ cần liệt kêt tác phẩm, công trình, sự nghiệp thì người đọc biết ngay. HXH không trở nên vĩ đại vì có người bảo ông vĩ đại. --Á Lý Sa| 07:32, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn vì đã nhắc nhở, tôi sẽ lưu ý vấn đề này linhbach 07:36, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Giòng họ Hoàng Xuân[sửa mã nguồn]

  • Tôi không nhớ rõ, nhưng 1 người thầy cũ có cho biết nữ tiến sĩ toán đầu tiên của Việt nam là Hoàng Xuân Sính chính là con cháu ruột thịt của cố GS Hoàng Xuân Hãn

Hoàng Xuân Bách: Đây chỉ là mối giao tiếp thân tình giữa hai người chứ không phải là quan hệ họ hàng.

  • Còn nữa, điều này thì hơi khó tin và không biết có thể verify hay không: Hoàng Xuân Hãn vốn có "liên hệ" (bạn trai bạn bè ?) với Hoàng Hậu Nam Phương (người kể dùng từ hơi nặng hơn là ông bị "Hoàng tử Bảo ... cuỡm người yêu") -- Hy vọng nó không chính xác

LĐ Dòng họ Hoàng Xuân ở Yên Hồ còn có Giáo sư Hoàng Xuân Nhị cũng rất nổi tiếng. Các bạn vào đây thì biết [100years.vnu.edu.vn:8080/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7728/]

Nếu HXH có liên hệ với NP HH thì phải viết là bị "Vĩnh Thụy cuỗm người yêu" chứ? Avia (thảo luận) 01:08, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo đây thì "cuỗm" là to steal; to rob. Ông Vĩnh Thụy là hoàng tử, hay đúng hơn là thái tử sắp lên ngôi hoàng đế, đâu cần "cuỗm" của ai. Ông đó muốn thì chắc trong 95% trường hợp sẽ như mong muốn, ai không nghe lời mang ... chém đầu! Mekong Bluesman 06:55, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Chữ cuỗm ở đây theo nghĩa 'long' thì nên hiểu là "giật người yêu công khai mà không sợ bị trả đòn" đó ông ơi.

Ý tôi là nói tới Nam Phương hoàng hậu thì phải liên quan tới Vĩnh Thụy chứ không phải "Bảo...", vì "Bảo..." là hàng con của Vĩnh rồi. Avia (thảo luận) 07:20, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Chữ "Bảo" có thể là tôi nhớ sai vì nội dung người kể đã hơn 15 năm ... nhưng việc GS HXH đến Pháp học đã gặp mặt Hoàng Hậu và kết bạn là việc rất có thể xãy ra, vì số người Việt tại Pháp lúc đó nhất là nữ sinh thì chắc chắn là ít (lúc đó Hoàng hậu còn là con gái du học sinh khoảng 16-17 tuổi hơi trẻ nhưng HXH thì đã 22-23 tuổi). Vì vậy, thông tin này có lí 1 phần. Việc 1 ông Hoàng Thái Tử cầu hôn 1 cô gái thì rõ ràng 99.9% là OK lập tức, còn HXH lúc đó là cái "đinh" gì nhỉ? Chính vì không thể nào verify đươc tôi mới chỉ nêu ra ở đây xem đến lúc nào đó có người khẳng định tính đúng sai của hai thông tin trên. Nếu chuyện có thật thì cũng đau đấy. 1 nhà khoa học tính ra không nặng bằng 1% nhà ... chính trị.
Làng Đậu viết "1 nhà khoa học tính ra không nặng bằng 1% nhà ... chính trị". Ông đó đâu tự hạ mình xuống thành nhà chính trị! Ông ta là "thiên tử" mà. Mekong Bluesman 09:32, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Chính phủ độc lập[sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Ðại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.'

Có phải chính phủ này là "chính phủ bù nhìn" mà Nhật dựng lên không? Nguyễn Hữu Dng 19:41, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Chính thế! Tuy nhiên, đây cũng là chính phủ chính thức về mặt danh nghĩa là do người Việt lập nên ở thế kỷ XX. Thái Nhi 01:04, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Gái nghe nói cụ Hãn có một người anh zai bị chính quyền ta xử tử,một phần cũng bởi lẽ đó mà cụ giã quốc ra đi.Có bác nào xác nhận giùm tin này được không?
Vừa đọc thư của cụ Hãn gửi cụ Đồng mà thấy lòng ngậm ngùi wá,hai cụ cùng là chí sĩ với nhau cả,duy rằng đời cụ Hãn thì truân truyên hơn.Sách của cụ thì gái mới đọc duy nhất 1 cuốn Lý THường Kiệt,viết ngay từ hồi 1949 mà đã "dám" lên án Lý đa sát và có lúc có chỗ tàn tạ bức Phật giáo.Qua đó thôi cũng thấy được cái tâm sử gia của cụ quả tuyệt lắm.
--redflowers 07:43, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Chính phủ của Cụ Trần Trọng Kim có thực sự là bù nhìn hay không thì chúng ta không nên phán xét. Lịch sử thực sự sẽ trả lời. Lớp hậu sinh mà gọi là "bù nhìn" thì tương đối là vô lễ. thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.52 (thảo luận • đóng góp).

Gửi các bạn, Anh trai ông Hoàng Xuân Hãn tên là Hoàng Xuân Vân (là ông nội của người viết những dòng này), mất sau năm 1954. Trong khi đó ông Hãn rời Việt Nam năm 1951. Do đó thông tin ông Hãn rời quốc gia ra đi vì anh trai bị nọ bị kia là không đúng. Bà Hoàng Xuân Sính không có liên hệ gì với họ Hoàng Xuân tại Đức Thọ Hà Tĩnh. Hoàng Xuân Niệm 01-09-2009

Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hãn[sửa mã nguồn]

Trong bài này có nói ông Hoàng Xuân Hãn có nghiên cứu về "Lịch và Lịch Việt Nam". Có ai đã đọc nghiên cứu đó chưa? Và ông Hoàng Xuân Hãn có giải thích các điểm dị biệt giữa các loại âm-dương lịch dựa vào nông lịch của Trung Hoa không? Mekong Bluesman 21:52, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hoàng Xuân Hãn là giáo sư Toán học?[sửa mã nguồn]

Có nguồn nào ghi ông là Giáo sư Toán học được phong ở Việt Nam hoặc Pháp hay không? Ông có những công trình gì về Toán? thảo luận quên ký tên này là của Minh.sweden (thảo luận • đóng góp).