Bước tới nội dung

Thảo luận:Huyền Không Sơn Thượng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Lưu Ly trong đề tài Huyền Không Sơn Thượng

Huyền Không Sơn Tự hay Huyền Không Sơn Thượng? Newone (thảo luận) 04:19, ngày 29 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Newone đúng đấy. Lê Thy (thảo luận) 04:22, ngày 29 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Huyền Không Sơn Thượng[sửa mã nguồn]

Huyền Không Sơn Thượng được Thượng tọa Giới Ðức khai sơn năm 1989, toạ lạc dưới chân núi Hòn Vượn ở vùng Chầm thuộc sơn phận xã Hương Hồ, giáp với xã Hương An, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Phong cảnh chùa giàu chất thiên nhiên, nhiều vẻ đẹp hoang sơ và sơn dã được chọn lọc nhờ bàn tay khéo léo của con người. Tại đây Thượng tọa đã cho ra đời rất nhiều thư pháp và những cuốn sách có giá trị về Phật học, văn chương, nghệ thuật. Khách đến viếng chùa phải vượt qua nhiều quãng đường lên đồi xuống dốc mà hai bên là cảnh núi rừng thiên nhiên, tiếng suối chảy rì rào, sim, mua, tràm, chổi... ẩn hiện theo mùa, qua rừng tùng ngút ngàn, những cụm cổ thạch rêu phong, những bài thơ trên đá... Ở đây Thượng tọa đã kiến tạo một chánh điện giản dị bằng gỗ, mái tranh trông rất hiền hòa và thanh thoát; sau cơn lũ chuồi năm 1999, cột đổ, vách xiêu, Thượng tọa đã cho sửa sang lại, mái ngói, tường gỗ vững bền hơn, mang bản sắc chùa Việt, trông khiêm tốn, hài hòa với thiên nhiên. Bên phải chánh điện có mấy cụm tre vàng thơ mộng là ngôi nhà có tên Am Mây Tía [tiền thân là Phong Trúc Am, được xây dựng từ năm 1992]. Bên trái chánh điện là Tĩnh Trai Ðường [nhà ăn] và Nghinh Lương Đình [nhà khách]. Phía trước chánh điện khoảng hơn 100m, bên phải có hai dãy Tăng xá và nhà học là Chúng Hòa ĐườngTuệ Học Ðường. Ở đây còn có một vườn ươm cây kiểng đủ loại kích cỡ 40m x 50m. Phía đối diện là vườn ươm lan rộng 20m x 30m, có khoảng trên dưới 1000 giò - hiện nay đã bỏ bớt hoặc đem trả về với tự nhiên, gắn trên thân thụ quanh vườn. Hướng Tây Nam có một mõm núi, có cây cổ thụ mọc cheo leo trên đá, tên là Ðộc Thụ Sơn, có bức tượng nghệ thuật: [hình ảnh một thiền sư trầm tư giữa gió núi mây ngàn] của cố Viện Sĩ Điềm Phùng Thị biếu tặng. Từ ngoài vào, trên đầu dốc, có một trụ biểu cao chừng 7 mét, hình lục giác, trên đầu có hoa sen búp cách điệu, mặt chính diện có hàng chữ Phạn cổ và những chữ thư pháp [Rừng Thiền Huyền Không sơn Thượng] đắp nổi. Bên phải là mấy triền núi kế nhau, Thượng tọa cho trồng 22 ha thông nhựa đã giao cành, chừng 5 - 6 vạn cây và đặt tên là Vạn Tùng Sơn. Chừng 30 ha rừng còn lại, một số là bảo vệ rừng cây tự nhiên, trồng thêm keo lá tràm, dó bầu, phượng vĩ đỏ, phượng vĩ vàng, anh đào, hoàng yến, bằng lăng, tre trúc, đồi mai... mùa nào lá hoa, hương sắc nấy. Trong các năm từ 2001-2010 Thượng tọa lại làm tiếp các công trình vườn cảnh có giá trị nghệ thuật trong một không gian lớn rộng có tên là Không Sơn Thiền Uyển. Ở đó có những chiếc hồ rộng thả sen súng, có tên là Thủy Nguyệt Đàm, Vọng Oa Đàm, Sơn Ảnh Đàm... cùng một số cầu kỳ, đình tạ duyên dáng, thi vị và ngoạn mục. Thủy Nguyệt Đàm có hai đảo nhỏ, một có mái tranh hình hai tai nấm, có tên là Văn Bút đảo, một có tên là La Hán đảo. Bên kia Sơn Ảnh Đàm, tựa núi, có Thư Pháp Đình chưng bày thơ và thư pháp quanh năm. Chếch núi phía Tây có cụm nhà trên đồi có tên là Am Trăng Ngủ dành cho ai ưa thích tĩnh cư hoặc tu tập thiền. Vừa mới đây, để đón chào Vesak năm 2011, Thượng tọa cùng chư sư đại chúng kiến tạo thêm bốn vườn cảnh có ý nghĩa tôn giáo và tâm linh: Đấy là cảnh Bồ Tát thành Đạo, vườn Đản Sanh Lunbinī, thạch động Bồ Tát khổ hạnh và vườn Chuyển Pháp Luân . Ngôn ngữ thiết kế vườn cảnh ở đây cũng toát ra sự thanh bình, yên ổn, trong lành và dị giản: Thiên nhiên và cỏ hoa cây đá vẫn là chủ đạo - giấu bớt bàn tay của con người chừng nào tốt chừng đó. Vậy là Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc trên một vùng rừng trên 50 ha xanh tươi, trong lành môi trường sinh thái. Đại chúng ở đây có khoảng trên dưới 25 người cùng tu tập, học hành và cùng nhau chăm sóc vườn cảnh với tâm phụng hiến cho đạo, cho đời. Hiện Thượng tọa đã được tỉnh chấp thuận ''dự án kiến tạo khu du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh Huyền Không Sơn Thượng'' với diện tích 5 ha xây dựng - nơi đây sẽ có thêm một số công trình mới về văn hóa, nghệ thuật; ngoài ra, một quy mô Rừng Thiền dự kiến có thiền đường, nhà tiếp lễ, cốc liêu hành giả, bảo tháp thờ xá-lợi, tượng đài đức Phật hòa bình... có tầm vóc khu vực, khả dĩ đáp ứng cho nhu cầu tâm linh ngày một thêm bức thiết trong xã hội công nghiệp hiện nay. Hy vọng tương lai, khi cơ duyên chín muồi, Huyền Không Sơn Thượng sẽ trở thành một danh lam thắng cảnh cho đất cố đô thần kinh văn vật.

Đoạn trên cắt từ bài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Xét không có nguồn dẫn nên cũng không đưa vào bài này được.S Lưu Ly (thảo luận) 09:44, ngày 11 tháng 2 năm 2012 (UTC)Trả lời