Hương Trà
Hương Trà |
|||
---|---|---|---|
Thị xã | |||
![]() Lăng Khải Định | |||
Hành chính | |||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thừa Thiên - Huế | ||
Trụ sở UBND | Phường Tứ Hạ | ||
Phân chia hành chính | 7 phường, 9 xã | ||
Thành lập | 15/11/2011 | ||
Loại đô thị | Loại IV | ||
Năm công nhận | 2010 | ||
Chính quyền | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Xuân Ty | ||
Chủ tịch HĐND | Trần Duy Tuyến | ||
Bí thư Thị ủy | Trần Duy Tuyến | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 16°31′01″B 107°27′00″Đ / 16,517°B 107,45°ĐTọa độ: 16°31′01″B 107°27′00″Đ / 16,517°B 107,45°Đ | |||
Diện tích | 518,53 km² | ||
| |||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 115.088 người | ||
Mật độ | 222 người/km² | ||
Khác | |||
Website | Thị xã Hương Trà | ||
Hương Trà là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
Mục lục
Giới thiệu[sửa | sửa mã nguồn]
Thị xã Hương Trà có vị trí rất quan trọng, nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²) và dân số 118.534 người. Thị xã nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng duyên hải.
Địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang
- Phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới
- Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Trị – Đà Nẵng đi qua đang được xây dựng.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Thị xã Hương Trà có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân, Tứ Hạ và 9 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hồng Tiến, Hương Bình, Hương Phong, Hương Thọ, Hương Toàn, Hương Vinh.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
- Hương Trà có tên cũ là Kim Trà (thời Lê), trước nữa gồm các huyện Bồ Đài, Bồ Lãng và Sạ Hợp (Lệnh) thời Trần. Năm 1570 Nguyễn Hoàng đổi tên là Hương Trà vì kỵ huý Nguyễn Kim, bấy giờ, gồm 9 tổng là An Ninh, Phú Xuân, Vĩnh Xương, Phù Trạch, An Hoà, Vỹ Dã, Kim Long, An Vân, Kế Thực (Mỹ).
- Năm Minh Mạng 16 (1835) trích một số tổng, xã vào các huyện Phú Lộc, Phú Vang và Phong Điền; còn lại các tổng Phú Xuân, An Ninh, Phú Ốc, Long Hồ, Hương Cần, Vĩnh Trị đều thuộc địa bàn huyện Hương Trà.
- Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công, huyện Hương Trà gồm các xã Hương Mai, Hương Thái, Hương Bình, Hương Thạnh, Hương Vân, Hương Văn, Hương Vĩnh, Hương Phong, Hương Hải, Hương Thọ. Năm 1956 đổi là quận Hương Trà gồm các xã Hương Hồ, Hương Long, Hương Chử, Hương Bằng, Hương Cần, Hương Phú, Hương Sơ, Hương Vinh, Hương Xuân.
- Năm 1975, cơ bản hành chính huyện vẫn như cũ, Hương Trà là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm các xã Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Long, Hương Chữ, Hương Sơ, Hương Phú, Hương Xuân, Hương Phong, Hương Hải, Hương Vân, Hương Toàn. Ngoài ra, trên đất Hương Trà còn lập thêm một số xã thuộc thành phố Huế như Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình. Năm 1977, các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà hợp nhất thành huyện Hương Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Do yêu cầu mở rộng thành phố, năm 1981, nhập xã Hương Thọ lập xã mới Hương An; chuyển các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Thọ vào thành phố Huế, đến năm 1989, thì giữ lại cho thành phố Huế 2 xã Hương Sơ và Hương Long.
- Tháng 9/1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương Điền thành ba huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Hương Trà trở về đơn vị hành chính cũ gồm 15 xã và 1 thị trấn, tồn tại cho đến ngày nay.
- Hương Trà là vùng đất có dấu vết văn hoá Sa Huỳnh, là địa bàn lập phủ Kim Long (1636-1687); Phú Xuân (1687-1712) và (1739-1802); kinh thành thời Tây Sơn (1786-1801); kinh đô thời Nguyễn (1802-1945); thị xã, thành phố Huế (từ 1898) nơi tập trung những đơn vị thuộc quần thể di tích Huế – Di sản văn hoá thế giới.
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. |
* Ngày 22-11-1995, sáp nhập xã Hương Phú vào thị trấn Tứ Hạ. Từ đó, huyện Hương Trà có 15 xã: Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Chữ, Hương An, Bình Thành, Bình Điền, Hồng Tiến, Hải Dương và 1 thị trấn Tứ Hạ.
- Năm 2010, thị trấn Tứ Hạ thuộc huyện Hương Trà được công nhận là đô thị loại IV.
- Ngày 15/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP nâng cấp huyện Hương Trà thành thị xã Hương Trà; đồng thời chuyển thị trấn Tứ Hạ và 6 xã: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân thành 7 phường có tên tương ứng[1].
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
- Thị xã Hương Trà có Khu công nghiệp Tứ Hạ có quy mô vừa, quy tụ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc và các sản phẩm phụ trợ.
- Ngoài ra có Khu công nghiệp Bình Điền.
- Đặc biệt có các doanh nghiệp lớn như: Nhà máy xi măng Kim Đỉnh, Công ty TNHH May Vinatex (thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam).
- Các ngân hàng phục phụ cho phát triển: Ngân hàng CSXH, Nông nghiệp và PTNT (Agribank), Công thương (Viettinbank), Đầu tư và Phát triển (BIDV), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)...
- Các HTX Nông nghiệp của 16 phường xã góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Y tế, Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
- Trung tâm Y tế thị xã
- Bệnh viện Đa khoa Bình Điền
- Hệ thống 16 Trạm Y tế phường, xã
- Trường THPT Đặng Huy Trứ
- Trường THPT Hương Vinh
- Trường THPT Hương Trà
- Trường THPT Bình Điền
- Trường THCS Hà Thế Hạnh
- Trường THCS Nguyễn Khoa Đăng
- Trường THCS Hồ Văn Tứ
- Trường THCS Huỳnh Đình Túc
- Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh
- Trường THCS Lê Quang Tiến
- Trường THCS Nguyễn Xuân Thưởng
- Trường THCS Đặng Vinh
- Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên
- Trường Tiểu học và THCS Hoàng Kim Hoán
- Trường THCS Tôn Thất Bách
- Trường THCS Lê Thuyết
- Trường Tiểu học và THCS Lê Quang Bính
- Trường THCS Trần Đăng Khoa.
- Hệ thống các Trường Mầm non, Tiểu học
- Trại Giam Bình Điền
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Thị xã có mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh gồm QL1A ngang qua trục chính dài 10 km (đường Lý Nhân Tông và CMT8); QL49 nối huyện A Lưới đến Hải Dương; Tỉnh Lô 4, 8A, 8B,16, 19...
- Các tuyến đường trung tâm thị xã đẹp và khang trang như: CMT8, Lý Nhân Tông, Sông Bồ, Lý Bôn, Kim Trà...
- Sông Bồ, sông Hương là tuyến giao thông vận tải thủy quan trọng của thị xã góp phần tăng luân chuyển hàng hóa và dịch vụ du lịch.
- Có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua song song với QL1A dài hơn 20Km.
- Hệ thống đường liên phường xã được đầu tư nâng cấp: Lý Thần Tông, Tôn Thất Bách...
Khu đô thị[sửa | sửa mã nguồn]
- Khu quy hoạch đô thị Hương An trở thành cửa ngõ phía Nam của thị xã kết nối với thành phố Huế, tạo động lực để phát triển cho thị xã.
- Hệ thống khu quy hoạch xen ghép trung tâm phường Hương Xuân, Hương Văn, dọc trục TL8B, 19 (Nguyễn Chí Thanh, xã Hương Toàn), đường Văn Thánh (phường Hương Hồ)...
Địa danh[sửa | sửa mã nguồn]
- Chùa Thiên Mụ
- Huyền Không Sơn Thượng
- Lăng Khải Định
- Hồ Thọ Sơn
- Hồ Khe Ngang
- Văn Thánh
- Núi Kim Phụng
- Rú Chá Hương Phong
Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
- Đặng Huy Trứ
- Nguyễn Khánh Toàn
- Ngụy Như Kom Tum
- Nguyễn Xuân Thưởng
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
|